Dinh dưỡng hôm nay

Tại sao ăn canh khổ qua ngày Tết?

Khổ qua (còn gọi mướp đắng) nhồi thịt là món ăn đặc trưng trong mâm cỗ Tết của người miền Nam, với mong muốn mọi khó khăn vất vả tan biến và giải nhiệt thanh độc cơ thể.

Bác sĩ huỳnh tấn vũ (trưởng đơn vị điều trị ban ngày, bệnh viện đại học y dược tp hcm cơ sở 3), chia sẻ thông tin trên, ngày 27/1. "không chỉ là món ăn được xem như mang lại may mắn, trái khổ qua hầm ăn mát và bổ. vị đắng trong trái khổ qua là bài thu*c thanh nhiệt, giải độc, trị rôm sảy mụn nhọt hiệu quả", bác sĩ vũ nói.

Ngày tết, ăn miếng canh khổ qua vị đắng nhẹ, hậu ngọt sẽ cảm thấy mát người, dễ chịu. phần vỏ mềm, vị đắng, phần nhân ngọt thơm vị thịt hoặc cá, giòn sật sật và thơm hương của nấm mèo. đây là món ăn khá cân đối giữa chất xơ và đạm, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, theo bác sĩ vũ.

Trái khổ qua có hàm lượng calo và carbs thấp song nhiều chất xơ, vitamin và chất khoáng. các vi chất dinh dưỡng trong khổ qua gồm: vitamin a, b, c, canxi, kali, phốt pho, kẽm, đồng, sắt và magie và chất chống oxy hóa hữu ích như lutein và zeaxanthin.

Ăn khổ qua còn có tác dụng giảm béo bụng, tăng cường miễn dịch, bồi bổ sức khỏe tim mạch, hỗ trợ thị lực, giảm loét dạ dày do vi khuẩn h.pylori, kháng khuẩn, kháng virus, giảm đau ở bệnh nhân thoái hóa khớp, chữa lành vết thương, vết loét da, giúp hạ đường huyết và và cải thiện dung nạp glucoza...

Đây cũng là loại quả được sử dụng nhiều trong y học dân gian. khổ qua vị đắng, lạnh, vào tỳ vị tâm can, tác dụng thanh giải thử nhiệt, minh mục giải độc. trái này dùng cho trường hợp nhiệt bệnh sốt nóng mất nước, hội chứng lỵ, viêm cấp tính đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu, mụn nhọt, viêm kết mạc mắt cấp tính (đau mắt đỏ). khổ qua nấu chín ăn có tác dụng dưỡng huyết, bổ thận.

Tuy nhiên ăn nhiều khổ qua có thể bị đầy bụng, ăn uống khó tiêu, tiêu lỏng. "người có biểu hiện hạ đường huyết thì không nên ăn vì khổ qua có đặc tính hạ đường huyết. phụ nữ có thai không nên ăn vì có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết dẫn tới hư thai hoặc sinh non", bác sĩ vũ lưu ý.

Canh khổ qua có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và chứa nhiều vitamin khoáng chất. ảnh: pinterest

Lê Cầm

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/tai-sao-an-canh-kho-qua-ngay-tet-4421791.html)

Tin cùng nội dung

  • Mướp đắng còn có tên gọi khác như: Khổ qua, cẩm lệ chi, lương qua, mướp mủ, chua hoa, Mường, vân vân.
  • Mướp đắng bị vàng, nâu hay nhớt là kết quả của việc nấu quá chín. Bởi vậy, để giữ được màu xanh cho mướp đắng chỉ cần nấu tái.
  • Vào mùa nắng nóng, nên dùng thêm nước ép trái cây có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, tiêu độc, phòng ngừa trúng nắng
  • Gần đây, rất nhiều người tập thói quen uống trà khổ qua (mướp đắng), nước nấu khổ qua
  • Tết là lễ hội ẩm thực tại gia. Mọi người gặp gỡ và sum vầy bên mâm cơm. Món nào cũng có, thức nào cũng sang, đĩa nào cũng đầy. Vậy làm sao để ăn Tết ngon mà không....ngán?
  • Theo Đông y, khổ qua có vị đắng, tính hàn, công dụng thanh nhiệt, giải độc. Trẻ em bị chứng rôm sảy hoặc nhọt lâu ngày không vỡ,...
  • Nhằm đảm bảo việc trao đổi chất trong cơ thể diễn ra bình thường trong ngày hè, SKĐS xin giới thiệu một số món ăn dễ chế biến đáp ứng được nhu cầu này.
  • Táo Quân cuối năm sắp đến, và một câu hỏi đang đặt ra cho tất cả chúng ta là: Táo Y tế sẽ nói gì trong một năm đầy biến động? Để cung cấp một cái nhìn khách quan, tôi xin góp vài dòng phân tích những nội dung nên và không nên châm biếm.
  • Khổ qualà một trong những loại rau quả có vị đắng nhất, nên nó còn có tên gọi là mướp đắng. Có một số cách chế biến món ăn bài Thu*c từ khổ qua.
  • Theo Đông y, khổ qua có vị đắng, tính hàn, công dụng thanh nhiệt, giải độc. Trẻ em bị chứng rôm sảy hoặc nhọt lâu ngày không vỡ, khi lấy khổ qua thái miếng mỏng xoa nhẹ và đều lên vùng da bị bệnh sẽ cho hiệu quả khá tốt.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY