Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Tại sao bệnh tay chân miệng tăng chóng mặt?

Bệnh TCM hiện chưa có Thu*c phòng ngừa và chữa trị đặc hiệu. Biện pháp chủ yếu lúc này là vệ sinh, khử khuẩn môi trường.
UBND TP.HCM vừa yêu cầu Sở Y tế làm rõ nguyên nhân tay chân miệng">bệnh tay chân miệng (TCM) tăng nhanh chóng mặt như và chỉ đạo ngành y tế, các quận, huyện của cấp bách dập dịch.

Theo đó, các quận, huyện phải tập trung thực hiện nghiêm túc công tác phòng chống dịch. Sở Y tế TP.HCM triển khai ngay việc cấp phát Thu*c khử khuẩn phòng bệnh TCM tới người dân.

Bên cạnh đó, UBND TP đã chấp thuận cho ngành y tế mua thêm máy thở để giải quyết tình trạng thiếu máy thở trong điều trị cho trẻ mắc bệnh TCM nặng như hiện nay.

Bệnh TCM đang tăng nhanh chóng mặt tại TP.HCM. Đặc biệt hơn, liên tiếp nhiều ca Tu vong và biến chứng nặng.

Chỉ từ đầu tháng 5 đến nay, TP.HCM có 6 ca Tu vong do bệnh TCM, tương đương với số ca Tu vong của 4 tháng đầu năm cộng lại.

Trong tháng 5, có tuần thành phố có hơn 300 trẻ mắc TCM (cao gấp 3, 4 lần so với cùng kỳ năm 2010). Bệnh đã bùng phát và lan rộng ra 24/24 quận, huyện của TP.

Theo Sở Y tế TP.HCM, bệnh đang diễn biến phức tạp và khó kiểm soát do đã xuất hiện chủng vi-rút mới với độc tính cao.

"Chúng tôi đã gửi mẫu xét nghiệm qua Đài Loan. Trong đó, 2/5 mẫu dương tính với chủng vi-rút mang tên EV71 mới thuộc tiểu nhóm B thay vì nhóm C như những trường hợp đã thấy ở Việt Nam trước đây. Trước một chủng mới xuất hiện, cộng đồng tiếp xúc phải có thời gian tạo ra được kháng thể trong cơ thể để đề kháng với vi-rút. Vì vậy, đối với các em nhỏ, sức đề kháng không cao, khi nhiễm vi-rút mới dễ chuyển thành bệnh và diễn tiến nhanh, biến chứng nặng, nguy cơ Tu vong cao", ông Lê Trường Giang, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết.

Nguyên nhân khác mà Sở Y tế khẳng định chính là biện pháp phòng ngừa và khử khuẩn đang có vấn đề.

Thống kê của Sở Y tế TP.HCM cho thấy, trẻ mắc bệnh TCM chủ yếu là trẻ ở nhà, không đi học. 70% số trẻ mắc bệnh TCM hiện không đi học, 30% số trẻ mắc bệnh có đến trường, nhưng khởi phát bệnh mắc từ nhà.

Ông Giang khuyến cáo người dân: các bậc cha mẹ có con em nhỏ không nên lơ là việc vệ sinh cho trẻ để tránh những trường hợp Tu vong đáng tiếc vì bệnh TCM.

Cụ thể, để phòng bệnh, biện pháp cơ bản nhất là rửa sạch bàn tay trẻ và người chăm sóc trẻ, để bàn tay không mang con vi-rút này đưa vào cơ thể.

Bên cạnh đó, trẻ chơi đồ chơi, đi đứng và bò lê trên sàn nhà cho nên có thể tiếp xúc với vi-rút gây bệnh. Vì thế, ngoài việc rửa tay thường xuyên cho trẻ, người dân phải vệ sinh hằng ngày, khử khuẩn hằng tuần đối với đồ chơi, vật dụng của trẻ cũng như môi trường trẻ sinh hoạt.

Từ năm 2007, TP.HCM chỉ đạo các trường học chiều thứ 6 hằng tuần phải tổng vệ sinh khử khuẩn đồ chơi, bàn ghế. Thế nhưng, trong tháng 4 vừa qua, đoàn thanh tra y tế tại các trường học phát hiện các trường không tiến hành khử khuẩn.

Trước tình hình trên, Sở Y tế và Sở GD-ĐT TP.HCM đã có văn bản chỉ đạo các trường thực hiện lịch khử khuẩn môi trường học đường.

Ngành y tế hiện đang tìm kiếm chất khử khuẩn mới không độc hại, dễ sử dụng để phổ biến cho người dân.

Nếu trẻ lở miệng, nổi hồng ban, bóng nước ở lòng bàn tay, chân, gối, mông, kèm theo sốt cao liên tục, giật mình, hốt hoảng, run tay chân, ói nhiều, thở nhanh… phụ huynh phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

Theo Nguyên Mi - Thanh Niên

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-tai-sao-benh-tay-chan-mieng-tang-chong-mat-9526.html)

Tin cùng nội dung

  • Chóng mặt là một bệnh thường gặp ở người cao tuổi, càng cao tuổi thì tỉ lệ mắc càng nhiều. Nguyên nhân đa phần là do rối loạn tiền đình và các bộ phận liên quan đến tiền đình như bệnh thần kinh trung ương, cơ quan thị giác. Thường người bệnh cảm giác ù tai, chóng mặt có thể dẫn đến buồn nôn.
  • Chóng mặt là một loại triệu chứng có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng ở người cao tuổi (NCT) chiếm tỷ lệ cao hơn và nguy hiểm hơn.
  • Những năm trước đây, bệnh tay-chân-miệng (TCM) chỉ gặp ở các tỉnh phía Nam nước ta, nhưng mấy năm gần đây, bệnh này có xu hướng tiến ra phía Bắc và hiện tại...
  • Tôi 62 tuổi, gần đây hay bị chóng mặt, có lúc người như quay cuồng, nôn nao khó chịu, nhất là sáng ngủ dậy.
  • Mấy hôm nay, tôi bị chóng mặt, hoa mắt, nhiều khi phải nằm nghỉ trên giường vì đi lại không nổi.
  • Chóng mặt, ù tai thuộc phạm vi chứng huyễn vựng của y học cổ truyền. Nguyên nhân là do can thận âm hư...
  • Hoa mắt chóng mặt là một trạng thái bệnh lý rất hay gặp ở người thiếu máu, trúng độc, cảm cúm... Hoa mắt chóng mặt thuộc chứng huyễn vựng trong Đông y. Nguyên nhân do can thận âm hư (hư chứng) hoặc do can dương nổi lên, hỏa vượng thịnh, đàm thấp gây ra (thực chứng).
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY