Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Tại sao càng già, chúng ta càng khó ngủ?

Giấc ngủ giúp chúng ta xử lý các ký ức, học hỏi các kỹ năng mới và ổn định tâm trạng. Tuy nhiên, khi chúng ta ngày càng già đi, giấc ngủ ngon ngày càng trở thành thứ khan hiếm.
Chúng ta càng già, càng khó ngủ. Ảnh minh họa: CCTV

Suốt nhiều năm qua, các nhà khoa học đã nỗ lực tìm hiểu xem điều gì khiếnchúng ta càng già, càng khó ngủ. Họ rốt cuộc phát hiện rất nhiều yếu tố đã làmthay đổi cách thức cũng như thời điểm chúng ta ngủ, từ sự thay đổi trong hoạtđộng não tới việc mất mát các tế bào não chuyên biệt giúp cơ thể nhận biết khinào là thời điểm nghỉ ngơi. Và việc không ngủ đủ thời lượng, dù ở độ tuổi nào,cũng dẫn đến các tác động ngược vô cùng nguy hiểm.

Dưới đây là những khám phá mới nhất của các chuyên gia về giấc ngủ của conngười khi già đi:

Mất dần giấc ngủ sâu

Khi già đi, chúng ta có xu hướng ngủ dần ít đi và chất lượng của giấc ngủ đócũng kém hơn với nhiều lần thức giấc hơn vào ban đêm. Bộ não của chúng ta cũngdành ít thời gian hơn cho trạng thái ngủ sâu - thời điểm quý giá khi các hỗnloạn của hoạt động não lắng xuống, chuyển sang tình trạng tiêu hao năng lượngchậm chạp. Trong giác ngủ sâu hay ngủ sóng chậm, các sóng não của chúng ta sẽgiãn ra và ít cuồng loạn hơn.

Một người 25 tuổi đã có tổng cộng nhiều giờ ngủ sâu giấc, được duy trì liêntục trong các chu kỳ ngủ kéo dài suốt đêm. Ngược lại, một người 70 tuổi chỉ cóvài phút ở giai đoạn nghỉ ngơi sâu nhất và mất nhiều thời gian hơn vào các giấcngủ nông hoặc hoàn toàn tỉnh thức vào ban đêm. Sự chuyển đổi giữa ngủ và thứccũng trở nên đột ngột hơn khi chúng ta có tuổi.

Không may là, các dạng giấc ngủ thay đổi cũng gây ra một số ảnh hưởng tiêucực tới sức khỏe và chức năng nhận thức của chúng ta. trước hết, không ngủ đủgiấc sâu sẽ gây rối loạn trí nhớ. điều này là vì, khi ở trạng thái ngủ sâu nhất,các sóng não giảm tốc giúp chúng ta chuyển ký ức ngắn hạn lưu trữ ở vùng đồi hảimã của bộ não sang vùng vỏ não trước trán, nơi chúng được ghi lại thành ký ứcdài hạn. dẫu vậy, theo một nghiên cứu mới đây, khi không ngủ đủ giấc sâu, các kýức mới nhất của chúng ta có thể bị mắc kẹt ở vùng đồi hải mã, nơi chúng sẽ sớmbị các ký ức mới viết đè lên.

Khuyến khích chợp mắt buổi trưa, chiều

Vào những năm 1990, các nhà khoa học đã nhận diện một vùng nhỏ của bộ nãođóng vai trò như công tắc bật/tắt giấc ngủ ở chuột. Hồi đầu năm nay, cùng nhómnghiên cứu ấy đã khám phá ra người cũng có vùng phụ trách giấc ngủ trong bộ nãovà rằng, khi già đi, chúng ta bị mất các tế bào não chuyên biệt ở đó.

Các giấc chợp mắt giúp bù đắp cho sự suy giảm tỉnh táo và tăng căng thẳng, bắt nguồn từ việc ngủ quá ít vào ban đêm. Ảnh: BI

Sau khám phá ban đầu này, các chuyên gia đã xem xét dữ liệu của một nghiêncứu giấc ngủ dài hạn đối với hơn 1.000 người, vốn bắt đầu tham gia nghiên cứulúc 65 và đồng ý nhận sự theo dõi tới khi họ ch*t. nhóm nghiên cứu phát hiện,những người mất số lượng tế bào não chuyên biệt nói trên nhiều hơn, sở hữu cácdạng giấc ngủ gián đoạn hơn - họ thức giấc nhiều hơn và ngủ ngắt quãng ngắn hơn.

Mối quan hệ giữa các tế bào và các dạng giấc ngủ chính xác đến kinh ngạc:người nào càng sở hữu ít các tế bào não chuyên biệt, người đó càng ngủ gián đoạnvà có trí nhớ càng kém.

Theo các chuyên gia, giải pháp cho chu kỳ ngủ gián đoạn là chợp mắt các giấcngắn. Thông thường, các giấc chợp mắt, chẳng hạn vào buổi trưa/chiều, không chophép chúng ta tiếp cận giấc ngủ sâu, nhưng giúp bù đắp cho sự suy giảm tỉnh táovà tăng căng thẳng, bắt nguồn từ việc ngủ quá ít vào ban đêm.

Ngủ kém không phải luôn luôn do tuổi tác

Ở người lớn tuổi, khó ngủ cũng có thể là tác dụng phụ của các vấn đề khác,chẳng hạn như co thắt cơ, suy nhược, lo âu và các rối loạn về hô hấp (ví dụ nhưchứng ngừng thở khi ngủ), vốn ngày càng trở nên phổ biến khi chúng ta già đi.

Đây thường là các tình trạng chữa trị được, nhưng có thể không được chẩn đoánkhi mọi người quy chúng đơn giản là hậu quả của tuổi già. các chứng bệnh mạntính khác, chẳng hạn như chứng viêm khớp, có thể hủy hoại giấc ngủ, nên điềuquan trọng là đảm bảo rằng, những vấn đề này không bị bỏ qua khi chúng ta đốimặt với việc mất ngủ hoặc khó ngủ.

Theo Tuấn Anh/Vietnamnet

Link bài gốc Lấy link

https://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/tai-sao-cang-gia-chung-ta-cang-kho-ngu-201888.html

Theo Tuấn Anh/Vietnamnet

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/tai-sao-cang-gia-chung-ta-cang-kho-ngu/20210210093127908)

Chủ đề liên quan:

mất ngủ nghiên cứu tuổi tác y học

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Y học phục hồi và (YHPH) và vật lý trị liệu (VLTL) có mục tiêu chung là phục hồi hình thể và chức năng nhằm khôi phục khả năng hoạt động vốn có của người khuyết tật mắc phải
  • (Mangyte) - Dạo này em không biết mình bị gì mà cứ mất ngủ hoài, trung bình mỗi ngày em ngủ được có 5 tiếng.
  • Mangyte ơi, Tôi muốn hiến xác sau khi ch*t cho y học được không? Có làm thủ tục gì nhiều không và làm thủ tục ở đâu? Có thể liên hệ đến những đâu để được hiến xác? (Can - minh…@gmail.com)
  • Cây sản đắng còn có tên khác là thanh ngâm, mật cá, thằm ngăm đất, cỏ mật đất còn, Người Thái gọi là co kham đin. Tên khoa học là Picria terrae Lour, thuộc họ hoa mõm sói (Scrophulariaeae). Là loài cây thân cỏ, sống hằng năm cao khoảng 20cm.
  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
  • Cây xấu hổ tên khác là cỏ thẹn, cỏ trinh nữ, cây mắc cỡ, hàm tu thảo (tên Thu*c trong y học cổ truyền) là một cây nhỏ, mọc thành bụi lớn. Đặc điểm dễ nhận nhất của cây là lá khi đụng phải sẽ cụp rủ xuống nên có tên gọi như trên.
  • Ayurveda (y học Ấn Độ cổ đại) có những bí quyền cổ truyền hiệu nghiệm để kéo dài yêu đương lâu hơn, tăng sức chịu đựng và kích thích hoạt động T*nh d*c
  • Mất ngủ được coi là tình trạng rối loạn giấc ngủ, thường gặp ở người già hoặc người làm việc trí óc căng thẳng. Người bị mất ngủ khó rơi vào giấc ngủ hoặc không duy trì được giấc ngủ dài như mong muốn, kèm theo đau đầu, chóng mặt, hồi hộp, lo lắng, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe. Mất ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, người già thường dễ bị mất ngủ hơn.
  • Tế bào gốc là loại tế bào đặc biệt, nó thay thế và tái tạo lại các mô bị ảnh hưởng bởi bệnh tật, tuổi tác... Nghiên cứu tế bào gốc đem lại hy vọng…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY