Tâm sự hôm nay

Tại sao tình trạng chống đối cảnh sát ngày càng manh động ?

Thời gian gần đây, tình trạng người vi phạm giao thông chống đối người thi hành công vụ liên tiếp xảy ra và có tính chất ngày càng mạnh động, gây nguy hiểm cho lực lượng chức năng.

Ngày 15/7, Công an quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho biết, đang tạm giữ lái xe Phùng Minh Định (sinh năm 1998 ở Tam Dương, Vĩnh Phúc) để làm rõ hành vi "Chống người thi hành công vụ".

Theo đó, sáng ngày 15/7, Minh Định điều khiển xe ô tô biển kiểm soát 88A - 301.02 vi phạm lỗi dừng đỗ, bị tổ cảnh sát trật tự Công an phường Đồng Nhân (quận Hai Bà Trưng) yêu cầu xuống xe làm việc.

Hình ảnh chiến sĩ công an bị hất văng lên nắp capo xe ô tô.

Nhưng, thay vì chấp hành, Định đã tăng ga bỏ chạy, hất chiến sĩ công an phường lên nắp capô, chạy dọc tuyến phố Lò Đúc với chiều dài hơn 1km. Khi đến địa phận phường Phạm Đình Hổ, do bị gười dân và lực lượng chức năng truy đuổi Định mới chịu dừng phương tiện.

Ngay sau đó tài xế Phùng Minh Định được đưa về công an phường Đồng Nhân để làm việc.

Tương tự như trường hợp chống đối người thi hành công vụ nói trên mà trước đó Mangyte đã thông tin, ngày 8/7, trong quá trình làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát giao thông tại ngã tư Trường Chinh - Giải Phóng, các chiến sĩ thuộc Đội CSGT số 4 phát hiện xe ô tô Kia Morning mang biển số 90A - 071.35 lưu thông trên đường Giải Phóng theo hướng đi bến xe Giáp Bát, thì chuyển hướng rẽ trái, có dấu hiệu vượt đèn đỏ nên đã ra hiệu lệnh dừng phương tiện để kiểm tra, xử lý.

Hình ảnh tài xế và xe ô tô tông thẳng vào tổ công tác trên đường giải phóng...

Cảnh sát giao thông bị thương.

Tuy nhiên, tài xế không chấp hành hiệu lệnh mà nhấn ga tông thẳng vào tổ công tác khiến một chiến sĩ CSGT bị cuốn vào gầm xe, kéo lê gần 30 mét.

Hành vi chống đối nguy hiểm của tài xế nói trên đã khiến chiến sĩ CSGT này bị thương nặng.

Tại sao, tình trạng người vi phạm giao thông chống đối lực lượng chức năng vẫn ngang nhiên diễn ra và ngày càng có tính chất manh động ? Nói về vấn đề này, một luật sư thuộc Đoàn Luật sư TP Hà Nội, cho biết:

Khi chống người thi hành công vụ đến một mức nào đó, thì CSGT không thể xử lý được mà buộc phải chuyển giao cho các cơ quan bảo vệ pháp luật của địa phương đó, có thể là công an quận, huyện ở địa bàn đó. Đây rõ ràng không đảm bảo tính cấp thiết, xử lý kịp thời để đảm bảo tính răn đe phòng ngừa trong lĩnh vực này. Hành vi chống người thi hành công vụ là chống đối pháp luật, cần xử lý nghiêm khắc để từ đó làm chuyển biến tình hình chống người thi hành công vụ đang gia tăng và manh động hiện nay.

Thiết nghĩ, để ngăn chặn một cách hiệu quả tình trạng trên, các cơ quan thực thi pháp luật cần truy tố nghiêm, xét xử công khai các đối tượng chống người thi hành công vụ với hình phạt nghiêm khắc để răn đe, giáo dục chung. Đồng thời, cần bổ sung, hoàn thiện thêm các quy định của pháp luật về xử lý đối với hành vi chống người thi hành công vụ như tăng mức hình phạt, tăng thẩm quyền cho người thi hành công vụ như được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để trấn áp các đối tượng vi phạm trong những trường hợp, tình huống cụ thể được pháp luật quy định.

Đinh Phúc

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/tai-sao-tinh-trang-chong-doi-canh-sat-ngay-cang-manh-dong--n177196.html)
Từ khóa: CSGT

Chủ đề liên quan:

csgt

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY