bsckii phạm như vĩnh tuyên, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp bv trung ương huế, trưởng đoàn công tác của bệnh viện ở bình dương cho biết, khu điều trị bệnh nhân nặng covid-19 của bvđk tỉnh bình dương được cải tạo lại từ bv tâm thần của địa phương. bệnh viện này mới được xây xong, chưa đưa vào sử dụng đã được "trưng dụng" là nơi điều trị bệnh nhân covid-19 ngay khi bình dương có dịch.
vì là nơi điều trị bệnh nhân tâm thần, nên các thầy Thuốc của bệnh viện trung ương huế, bv đại học y hà nội cùng nhiều đồng nghiệp được tăng cường đã ngồi lại với nhau bàn phương án cải tạo thành khu hồi sức bệnh nhân covid-19 nặng.
Họ phải bắt đầu lại từ con số 0, thiết lập mới hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn chặt chẽ, không để lây nhiễm chéo từ bệnh nhân sang thầy Thuốc và giữa các nhân viên y tế, cải tạo lại hệ thống oxy y tế phù hợp với các máy thở HFNC liều cao…
Khu điều trị bệnh nhân icu nặng thuộc bvđk bình dương.
bệnh nhân được chuyển đến khu hồi sức tích cực (icu) đều có tình trạng bệnh đã rất nặng, biểu hiện suy hô hấp kèm theo suy chức năng các cơ quan hoặc hôn mê cần thở máy. nơi đây dường như là ngưỡng cuối cùng để cứu sống một bệnh nhân.
các bác sĩ ở đây phải "chiến đấu" để giành sự sống cho những bệnh nhân với máy móc, dây dợ gắn đầy người đang cố duy trì từng hơi thở. công việc khu hồi sức tích cực đều được chuẩn bị kỹ lưỡng và nghiêm ngặt, vì nơi này có khả năng lây nhiễm chéo rất cao.
khi tôi đến khu điều trị bệnh nhân nặng thì được tận mắt chứng kiến bs thanh của bvđk tỉnh bình dương và điều dưỡng duy bv trung ương huế thay phiên nhau ép tim ngoài lồng ngực cho một bệnh nhân. bệnh nhân này mới được chuyển đến ngày hôm trước, nhưng chuyển nặng rất nhanh.
Trong bộ đồ bảo hộ cấp 4 kín mít, 2 thầy Thuốc thay nhau ép tim cho bệnh nhân. Mồ hôi rịn nhòe sau lớp kính bảo hộ. Đầu giường chiếc máy thở đèn đỏ nháy liên tục, tiếng bíp, bíp kêu dồn dập. Sự căng thẳng trong khu điều trị lên đến nghẹt thở.
Điều dưỡng BV Trung ương Huế khởi động máy lọc máu.
Những ngày tham gia điều trị cho người bệnh COVID-19, cùng cách ly với người bệnh cũng là khoảng thời gian đầy cảm xúc của các thầy Thuốc. Nơi đây chỉ có bác sĩ, điều dưỡng và người bệnh; mọi sinh hoạt, hỗ trợ người bệnh đều do nhân viên y tế lo, họ đã trở thành người thân của nhau.
Đối với BSCKII Phạm Như Vĩnh Tuyên và thầy Thuốc ở đây, những ngày "chiến đấu" này thật là đáng nhớ. Bởi ca trực nào họ cũng phải đối diện với "tử thần", nỗ lực đến giây phút cuối cùng với hy vọng níu kéo bệnh nhân ở lại.
mỗi ca bệnh nặng lại có những ấn tượng riêng trong những ngày nằm điều trị. trường hợp bệnh nhân n.t.l (57 tuổi), viêm phổi ards rất nặng, bệnh nhân chuyển nặng rất nhanh và được các thầy Thuốc bv trung ương huế và bvđk tỉnh bình dương theo dõi điều trị. bệnh nhân phải thở máy, sau thời gian điều trị tích cực đã hồi phục và được "hạ tầng" xuống tầng 2.
"Ngày nào chuyển được từ 2 đến 3 bệnh nhân xuống tầng dưới là những ngày đó niềm vui ngập tràn" – BS Tuyên nói và cho biết thêm: "Chia tay bệnh nhân nặng, nhận lời cảm ơn từ người bệnh, chúng tôi vô cùng xúc động. Đó là những thứ quý giá nhất mà người làm nghề y như chúng tôi luôn mong có được".
Các bác sĩ đang chăm sóc bệnh nhân.
nhận nhiệm vụ chống dịch tại bình dương phải xa gia đình, đằng sau mỗi ca trực, đâu đó, những chiến binh áo trắng lại thầm lau nước mắt, bởi phải chia ly với những bệnh nhân quá nặng. nhưng nhiệm vụ đã nhận, họ luôn cố gắng vững vàng để vượt qua, làm chỗ dựa tin cậy cho người bệnh. trong khu điều trị cách ly, có bệnh nhân chia sẻ, đồng nghiệp cùng nhau động viên an ủi lẫn nhau, đó là cũng động lực giúp các y, bác sĩ làm việc, nỗ lực hết mình.
"chúng tôi nhận nhiệm vụ điều trị bệnh nhân covid-19 với tinh thần cao nhất, mong muốn tất cả bệnh nhân đều sẽ được khỏi bệnh. cũng như nhiều thầy Thuốc của cả nước tình nguyện vào tâm dịch, chúng tôi nỗ lực làm hết sức mình với mong muốn cứu chữa người bệnh tốt nhất, cuộc sống sớm trở lại bình thường", bs. tuyên nói.