Kinh tế xã hội hôm nay

Tăng cường kiểm soát dịch tả lợn tại các tỉnh phía Nam

Sáng 14/5, Bộ NNPTNT đã làm việc với UBND TP.HCM, yêu cầu tăng cường kiểm soát buôn bán, giết mổ, vận chuyển lợn tại các tỉnh phía Nam nhằm ngăn chặn dịch tả lợn.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, TP.HCM đã bổ sung kế hoạch ứng phó khẩn cấp với dịch bệnh trên địa bàn, sẵn sàng chuyển sang các tình huống khác như: tăng dự trữ nguồn hàng thịt nhằm cung ứng kịp thời cho thị trường khi có dịch. UBND thành phố cũng đã chỉ đạo Sở Công Thương làm việc với các doanh nghiệp về khả năng cung ứng 106,5 tấn lợn/ngày cho người tiêu dùng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đề nghị TP.HCM cần siết chặt công tác kiểm tra giết mổ của lò mổ lậu, có biện pháp ngăn chặn tình trạng chăn nuôi không đảm bảo phòng vệ dịch bệnh, tuyên truyền đến người chăn nuôi không sử dụng thức ăn thừa vì đây có nguy cơ lây lan nhất đối với mầm bệnh.

Trong chiều ngày 14/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ tiếp tục có cuộc khảo sát, kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại tỉnh Đồng Nai.

Lực lượng chức năng tại chốt kiểm dịch động vật tạm thời trên quốc lộ 1 (huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) phun Thu*c tiêu độc khử trùng xe vận chuyển heo.

Tính đến thời điểm này, đã xuất hiện ở 29 tỉnh, thành. tổng số lợn bệnh và tiêu hủy lên đến 1,22 triệu con.

Theo ban quản lý ban an toàn thực phẩm tphcm, cần thông tin, tuyên truyền để người dân hiểu đúng về bệnh dịch tả heo châu phi (không lây sang người), người tiêu dùng nên ủng hộ heo sạch qua việc mua ở những nơi có nguồn gốc hợp pháp, rõ ràng; cũng như kiểm soát chặt tình trạng giết mổ trái phép, quản lý tốt tại các chợ đầu mối, chợ truyền thống; không để xảy tra tình trạng bên trong chợ quản lý tốt nhưng bên ngoài chợ vẫn còn các điểm bán thịt heo trái phép.

Để phòng chống dịch bệnh, cần áp dụng “5 không” tại các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn, cụ thể: Không giấu dịch; Không mua bán, vận chuyển heo bệnh, heo ch*t; Không giết mổ, tiêu thụ thịt heo bệnh, thịt heo ch*t; Không vứt heo ch*t ra môi trường; Không sử dụng thức ăn dư thừa nuôi heo mà không qua xử lý nhiệt.

Mặc dù, heo châu phi đang lây lan rất nhanh nhưng không giống như cúm heo hay các bệnh dịch khác của heo, heo châu phi không có mối đe dọa trực tiếp nào đến sức khỏe con người nhưng có thể lây truyền sang ruồi, muỗi, chuột, mèo, gà, vịt. heo bị tả có thể mắc thêm những loại bệnh nguy hiểm khác như tai xanh, cúm, thương hàn... do vậy khi mua thịt heo cần lưu ý:

Mua sản phẩm thịt heo có nguồn gốc rõ ràng; Khi mua lưu ý những dấu hiệu nhận biết thịt heo an toàn như:Trạng thái bên ngoài: màng ngoài khô sạch, không dính lẻo, tạp chất lạ; màu sắc đỏ tươi đặc trưng của sản phẩm; độ rắn, mùi vị bình thường. Mặt khớp: Láng và trong; Vết cắt: màu sắc bình thường, sáng, khô; Độ rắn và đàn hồi: rắn chắc, đàn hồi cao, lấy ngón tay ấn vào thịt không để lại vết lõm khi bỏ ngón tay ra và không bị dính.Tủy bám chặt vào thành ống tủy, màu trong, đàn hồi. Không chế biến thịt gần khu vực chuồng nuôi; Chỉ sử dụng thịt heo đã được nấu chín.

Lê Tùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/tang-cuong-kiem-soat-dich-ta-lon-tai-cac-tinh-phia-nam-n157422.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY