Kinh tế xã hội hôm nay

Tăng viện phí với người bệnh không có thẻ BHYT

Bắt đầu từ 01/01/2020, một số tỉnh, thành phố chính thức điều chỉnh giá các dịch vụ y tế với người không tham gia BHYT.

Thực hiện Thông tư số 14/2019/TT-BYT ngày 05/7/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2018 của bộ Y tế quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT trong các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước, bắt đầu từ 01/01/2020, một số tỉnh, thành phố chính thức điều chỉnh giá các dịch vụ y tế với người không có BHYT.

Theo báo An ninh Thủ đô, tại Hà Nội, mức giá dịch vụ khám chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT đã được HĐND TP Hà Nội thông qua tại Nghị quyết ban hành quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập thuộc thành phố, có hiệu lực từ 1/1/2020.

Mức giá mới của 10 dịch vụ khám chữa bệnh, 6 dịch vụ ngày giường và 1.937 dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm khác được áp dụng với người bệnh không có thẻ BHYT, như sau:

Giá khám tại các bệnh viện hạng đặc biệt và hạng 1 đã bao gồm chi phí trực tiếp và tiền lương như: Đa khoa Xanh Pôn, Thanh Nhàn, Đống Đa, Hà Đông, Tim Hà Nội, Phụ sản Hà Nội, Tâm thần Hà Nội, Đức Giang là 38.700 đồng.

Giá ngày giường được quy định với giường điều trị hồi sức tích cực (ICU)/ghép tạng hoặc ghép tủy hoặc ghép tế bào gốc áp dụng các mức: 753.000 - 678.000 - 578.000 đồng khi điều trị các bệnh viện hạng đặc biệt, 1, 2.

Với giường bệnh hồi sức cấp cứu, giá ngày giường mà người bệnh phải chi trả, theo các mức giá: 441.000 - 411.000 - 314.000 - 272.000 - 242.000 đồng tương ứng với 5 hạng bệnh viện, gồm: Bệnh viện hạng đặc biệt, 1, 2, 3, 4.

Giường bệnh nội khoa loại 1 (Truyền nhiễm, hô hấp, huyết học, ung thư, tim mạch, tâm thần, thần kinh, nhi, tiêu hóa, thận học; nội tiết; dị ứng (nặng): 232.000 - 217.000 - 178.000 - 162.000 - 144.000 đồng, tương ứng áp dụng cho 5 hạng bệnh viện nêu trên.

Các dịch vụ chụp chẩn đoán cũng có mức giá tự chi trả khá cao, như: Chụp cộng hưởng từ (MRI) gan với chất tương phản đặc hiệu mô: 8,656 triệu đồng; chụp MRI tưới máu - phổ - chức năng: 3.156.000 đồng; chụp MRI không có Thu*c cản quang: 1.308.000 đồng...

Tại TP.HCM, có 10 giá khám bệnh, 38 giá giường bệnh, 1.937 dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm được điều chỉnh, giá nhiều loại giường ngày bệnh tăng 11% - 14%, giá các dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm tăng 3% - 4%.

Tại Nghệ An, giá dịch vụ giường điều trị tăng khá cao, trong đó, bệnh viện hạng đặc biệt tăng 15,2%, bệnh viện hạng 1 tăng 14,6%, bệnh viện hạng 2 tăng 5%, bệnh viện hạng 3 tăng 10,5% và bệnh viện hạng 4 tăng 7,1%; giá dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm tăng khoảng 5%...

Báo Tuổi Trẻ cho hay, theo tính toán của các chuyên gia, với mức viện phí mới, có những dịch vụ người không thẻ BHYT sẽ phải chi trả tiền với số tiền rất lớn.

Ví dụ, với dịch vụ PET/CT, nếu người bệnh có BHYT sẽ được quỹ BHYT thanh toán một phần theo quy định (tối đa 80%), ngược lại phải tự thanh toán 20.500.000 đồng. Hay với dịch vụ chụp CT Scanner toàn thân từ 256 dãy không Thu*c cản quang, người bệnh không có thẻ BHYT phải trả tới 6.600.000 đồng.

Theo thống kê của BHXH Việt Nam, hiện cả nước có gần 83 triệu người tham gia BHYT, đạt tỉ lệ trên 87% dân số; khoảng 13% dân số còn lại chưa tham gia.

Minh Anh (Tổng hợp)

Mạng Y Tế
Nguồn: Người đưa tin (https://www.nguoiduatin.vn/tang-vien-phi-voi-nguoi-benh-khong-co-the-bhyt-a461984.html)

Tin cùng nội dung

  • Xin chào Mangyte, Tôi bị hở van tim và BS khuyên nên phẫu thuật, nghe nói chi phí hơn 80 triệu đồng. Tôi có BHYT ở BV quận 5, vậy làm thế nào để được hưởng BHYT ở mức tối đa? Vì nhà tôi cũng không khá giả, các con còn đang tuổi ăn học. Mong Mangyte hướng dẫn giúp, gia đình tôi cảm ơn rất nhiều! (Tuyết Sương – suongsuong…@gmail.com)
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Chào mangyte, Tôi muốn hỏi là đi khám ở phòng khám đa khoa tư nhân thì được BHYT chi trả như thế nào? Tôi là thương binh hạng 4/4, đăng ký khám chữa bệnh ở BV quận Gò Vấp rồi, muốn chuyển sang BV Nhân dân Gia Định có được không? Thủ tục như thế nào? (Lê Văn Trung, 61 tuổi, TPHCM)
  • Chào các bác sĩ trên mangyte.vn Xin bác sĩ cho em hỏi. Nếu như phẫu thuật cắt bao quy đầu mất 1 triệu tại nơi đăng kí BHYT thì nếu có BHYT sẽ được miễn giảm khoảng bao nhiêu phần trăm ạ.
  • Tôi là Việt kiều Mỹ thường về Việt Nam. Tôi có thể mua bảo hiểm tại các bệnh viện Việt Nam phòng khi đau ốm bất ngờ không? (Le Van Nam - ongnam…@yahoo.com)
  • Em muốn mua bảo hiểm y tế của bệnh viện da liễu TPHCM, vậy em có thể mua ngay tại BV không ạ? Nếu có thể thì được lấy ngay không và giá bao nhiêu vậy ạ? Em rất mong nhận được phản hồi từ mangyte, em xin cám ơn. (Anh Vân - tranong...@gmail.com)
  • Tôi tên Thu Trân, trong tháng 11/2013 con tôi (sinh năm 2011) có điều trị tại BV Lê Lợi (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Tôi được biết Luật BHYT có quy định trẻ em dưới 6 tuổi được miễn phí điều trị tại các cơ sở y tế công lập. Do cháu chưa có thẻ BHYT nên tôi có xuất trình giấy khai sinh cho bệnh viện nhưng không được giải quyết.
  • Chào bác sĩ trên mangyte.vn Sao tôi nghe nói thẻ BHYT cũ nên giữ lại đầy đủ, đề phòng trường hợp một số phẫu thuật người ta yêu cầu nộp lại thẻ của nhiều năm liền? Mấy năm trước tôi không biết nên không giữ lại thẻ cũ, như vậy có sao không? (Hoàng Đức - huyện Bình Chánh, TPHCM)
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY