Tâm sự hôm nay

Tết phải làm sao khi chuyên gia khuyến cáo không có mức uống rượu bia nào là an toàn?

Cứ mỗi dịp cuối năm, lễ Tết là lượng tiêu thụ rượu bia tăng lên đáng kể, bởi nó như việc hiển nhiên không thể phủ nhận cứ lễ tết hội hè là không thể thiếu rượu, bia. Thế nhưng, nói đến rượu bia thì ai cũng biết đồ uống này rất có hại cho sức khoẻ nếu quá lạm dụng. Trên thực tế rượu, bia đã và đang mang đến nhiều điều hệ quả xấu cho sức khỏe cá nhân và cộng đồng đặc biệt là việc lạm dụng rượu bia trong mỗi dịp lễ tết đang ở mức báo động.

Rượu đi đến đâu tàn phá cơ thể đến đó

Khi nói đến tác hại của rượu, bia, mọi người thường nghĩ ngay đến T*i n*n giao thông và rối loạn tâm thần. Tuy nhiên trong thực tế hậu quả của uống rượu, bia đa dạng và phức tạp hơn rất nhiều.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng,  nguyên phó Trưởng khoa Tiêu hoá, BV Bạch Mai vấn nạn rượu bia ngày tết rất nhiều. Việc làm dụng rượu bia  rất dễ mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hoá như gây tổn thương gan, viêm dạ dày cấp, viêm tuỵ cấp…Ngoài ra nếu dùng rượu bia không an toàn gây ngộ độc methanol, rối loạn thị lực nhanh, hôn mê và suy đa tạng.

Theo công bố của WHO, những rối loạn chức năng của cơ thể xuất hiện ngay từ khi uống một lượng rất ít rượu bia.

Uống rượu, bia liều lượng nhiều lần và uống thường xuyên sẽ gây ngộ độc cấp và ngộ độc mạn tính: xơ gan, suy nhược thần kinh, run tay, trí nhớ giảm, tăng viêm loét dạ dày - ruột, tăng huyết áp, xơ mỡ động mạch, dễ gây đột quỵ do tổn thương mạch vành và các mạch máu não. Ở phụ nữ có thai dễ gây sảy thai, thai kém phát triển, thai ch*t lưu. Người nghiện rượu còn hay bị các bệnh nhiễm khuẩn do sức đề kháng yếu.

Cụ thể, với hệ tiêu hoá, rượu bia ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ dạ dày, khi đói uống rượu rượu đi thẳng vào máu. Theo thống kê thường xuyên uống rượu khi đói có thể gây viêm loét, chảy máu dạ dày. Có 20% lượng rượu được hấp thu vào máu qua dạ dày và 80% rượu còn lại được hấp thụ vào máu từ ruột non.

Rượu bia ảnh hưởng đến gan: có đến 90%-95% rượu được chuyển đến  gan để “xử lý”. Ở gan, rượu  được oxy hóa thành nước và carbon dioxide, nhưng gan chỉ  có thể oxy hóa khoảng 2 đơn vị rượu mỗi ngày. Vì thế nếu uống quá nhiều gan sẽ bị quá tải, không thể chuyển hoá được hết.

Rượu, bia ảnh hưởng đến Não: Rượu tác động đến hệ thần kinh, khả năng kiểm soát hành vi và chức năng của cơ thể, sự tác động đó phụ thuộc vào mức độ tăng của nồng độ cồn trong máu mà đưa đến các trạng thái khác nhau: hung phấn, kích động, mất kiểm soát hành vi... 

Cũng theo PGS. Hồng mỗi một người có ngưỡng rượu bia nhất định, dù có giải rượu đi nữa thì lượng rượu đưa vào vẫn nhiều hơn, vượt quá 50g cồn 1 ngày là không tốt. Các cơ quan đều phải làm việc nhiều lên, triệu chứng bệnh nền tăng lên rất nhiều. Do đó chỉ nên sử dụng hạn chế, không dùng liên tục nhiều ngày để cơ thể còn đào thải độc ra ngoài.

Bệnh gan do rượu rất phổ biến (ảnh minh hoạ)

Đồng quan điểm trên, PGS. Lê Bạch Mai, Nguyên phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cũng lưu ý,  ngoài những tác hại cho gan, dạ dày, thì uống rượu hay bia cũng có thể gây ra tình trạng béo phì do khi uống vào tạo sự kích thích thèm ăn.  Ngoài ra, trên bàn nhậu khẩu phần ăn có nhiều thức ăn là chất đạm nên sau cuộc rượu thường lượng đạm và rượu nạp vào cơ thể rất nhiều.

Hơn nữa đối với rượu có thành phần rất độc là Acetaldehyde đây là thành phần bay hơi trước rượu nhưng khi nấu thủ công thì không thể bay hơi hết được, ngay cả rượu nấu cao cấp cũng còn một lượng nhỏ Acetaldehyde. Acetaldehyde gây rối loạn tiêu hóa ở gan, rối loạn chuyển hóa mỡ ở gan và gia tăng thành phần tiêu đốt mỡ gây béo phì tình trạng này lắng đọng ở gan gây gan nhiễm mỡ.

Cho nên khi sử dụng rượu bia quá nhiều thì sẽ gặp tình trạng gan thoái hóa mỡ và sau đó là các tình trạng viêm gan, thậm chí ung thư gan do đó khi uống rượu không quá 50g cồn mỗi ngày và có quãng thời gian để nghỉ. Bia thì không quá 1 lon.

Trước kia người ta cho rằng uống rượu vang đỡ độc hơn nhưng nếu một ngày mà lượng uống nhiều thì lượng cồn vào vẫn nhiều dù rượu vang chỉ từ 10-12  độ cồn, nhưng uống nhiều vào thì vẫn gây độc. Vì thế, chúng ta phải ý thức được khi đã uống các đồ uống có cồn thì tất cả sẽ quy ra độ cồn vì thế khi sử dụng cần lưu ý liều lượng.

Bên cạnh đó các chuyên gia cũng nhấn mạnh, khi uống rượu còn có nguy cơ uống phải rượu giả có chứa Methanol. Rượu chưa methanol  gây Tu vong nhanh chóng, vì vậy khi sử dụng rượu bia cần rất thận trọng, dùng có ngưỡng và có thời gian nghỉ và cần biết rõ xuất sứ.

Không có mức độ uống rượu bia nào là an toàn

Trong dịp tết khi thăm hỏi chúc nhau thường có uống chén rượu chúc mừng nhiều người nghĩ rằng uống ít sẽ không sao, tuy nhiên theo PGS. Lê Bạch Mai không có mức độ uống rượu, bia nào là an toàn. Các bằng chứng khoa học cho thấy uống một lượng rất nhỏ rượu, bia cũng có thể gây ra các nguy cơ và hậu quả sức khỏe nhất định.

Trong thực tế, như một lẽ thường tình trong dịp lễ tết, hội hè rượu bia vẫn là đồ uống không thể thiếu, tuy nhiên để bảo vệ sức khoẻ mọi người cần có ý thức khi sử dụng rượu bia.

Cố gắng kiểm soát lượng uống ở mức nguy cơ thấp nhất trong một lần uống.

Nếu bắt buộc phải uống thì nên uống từ từ, uống với lượng vừa phải theo khuyến cáo kết hợp vừa ăn vừa uống, uống xen kẽ với nước lọc.

 Uống rượu, bia rõ nguồn gốc, đảm bảo chất lượng.


Trong trường hợp bắt buộc phải uống rượu, bia nên kiểm soát lượng uống, uống ít một vừa ăn vừa uống nước lọc 

Sau khi uống, không nên tham gia vào các hoạt động ngoài trời hoặc ở những nơi nguy hiểm, không an toàn vì dễ bị ngã, va chạm, chấn thương,… Tuyệt đối không điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống rượu, bia dù là uống rất ít.

Không uống rượu lúc đói: Vì khi đói rượu vào sẽ làm tăng kích ứng dạ dày dẫn đến viêm loét dạ dày và chảy máu dạ dày. Trước khi uống rượu nên uống nước lọc, nước quả, nước súp, nước canh và đặc biệt là ăn rau xanh, có tác dụng giảm nồng độ cồn của rượu.

Không nên uống nhiều rượu trong một ngày kể cả uống mỗi chỗ một ít. Khi uống rượu xong cần uống cốc nước lọc, cần ăn chút gì để có tinh bột, chất đạm vì như vậy sẽ làm quá trình hấp thu của rượu chậm lại đỡ say hơn, nên ăn thêm một vài hoa quả như bưởi, cam làm kìm hãm quá trình hấp thu rượu.

Theo số liệu thống kê của WHO, năm 2016 Việt Nam có tổng cộng 549.000 ca Tu vong do mọi nguyên nhân thì trong đó rượu, bia được quy cho là nguyên nhân gây ra khoảng 39.000 ca, chiếm 7,2% tổng số Tu vong, chủ yếu là gây mắc và Tu vong do các bệnh tim mạch (12.200 ca), xơ gan (9.000 ca), ung thư (4.600 ca), rối loạn tâm thần (1.100 ca) và T*i n*n giao thông…

H.Nguyên

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/tet-phai-lam-sao-khi-chuyen-gia-khuyen-cao-khong-co-muc-uong-ruou-bia-nao-la-an-toan-n186760.html)

Chủ đề liên quan:

uống rượu bia dịp tết

Tin cùng nội dung

  • Sẽ thật là thảm họa nếu mỗi lần đến nhà ai chúc Tết, chồng bạn lại nốc cả chén rượu trắng vào miệng. Và một vòng chúc Tết, tay lái có đảm bảo hay không, có an toàn sức khỏe sau khi uống rượu hay không là điều bạn cần nghĩ tới.
  • (MangYTe) - Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, tác hại của rượu bia đối với sức khỏe chủ yếu là do chất cồn (ethanol) trong đồ uống gây ra. Do vậy bất kể loại rượu, bia nào cũng có thể mang lại hậu quả nghiêm trọng khi chúng ta sử dụng thiếu kiểm soát. Bộ Y tế đã có công văn về việc tăng cường công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia dịp Tết.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY