Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Thái Lan siết chặt nhập cảnh, miễn phí điều trị cho người nước ngoài

Chính phủ Thái Lan đang tiếp tục thực hiện những biện pháp kiểm soát dịch bệnh COVID-19 nghiêm ngặt, trong bối cảnh nước này đã ghi nhận hơn 300 trường hợp mắc bệnh.

Đo thân nhiệt cho công dân nhập cảnh vào Thái Lan. (Ảnh: Bangkok Post)

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha khẳng định nước này đang nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập đất nước, do đó mọi người cần có giấy sức khỏe khi đến Thái Lan.

Giấy chứng nhận sức khỏe được cấp không quá 72 giờ trước khi bay và người được cấp phải có bảo hiểm y tế có hạn mức

Đối với người Thái Lan trở về nước, Cục Hàng không dân dụng Thái Lan (CAAT) cho biết những người này chỉ cần giấy chứng nhận sức khỏe đủ điều kiện để lên máy bay (không cần xác nhận về COVID-19) và xác nhận của Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan đại diện ngoại giao Thái Lan ở nước ngoài về việc trở về nước.

Trong khi đó, Bộ Tài chính Thái Lan xác nhận du khách nước ngoài mắc COVID-19 được điều trị tại nước này có thể yêu cầu bệnh viện hoàn trả các chi phí y tế. Chính sách trên cũng được mở rộng tới cả những trường hợp nghi ngờ đang chờ kết quả xét nghiệm.

Vụ trưởng Vụ Quản lý tài chính Poomisak Aranyakasemsuk cho biết, người dân Thái Lan và người nước ngoài (bao gồm cả ngoại kiều thuộc diện chi trả của chương trình phúc lợi xã hội) có thể yêu cầu thanh toán các khoản chi phí y tế lớn hơn so với giới hạn của chương trình phúc lợi xã hội. Bộ Y tế công cộng sẽ đưa ra chi tiết và số tiền mà những người không có quốc tịch Thái Lan đủ điều kiện yêu cầu thanh toán các khoản chi phí y tế.

Nhằm ngăn chặn dịch bệnh COVID-19, không quân Thái Lan đã tiến hành khử trùng một số điểm công cộng chủ chốt tại các vùng ngoại ô phía Nam thủ đô Bangkok. Các lực lượng được triển khai vào đêm 19/3 và rạng sáng 20/3 để phun Thu*c khử trùng nhiều tuyến đường, lối đi bộ, bến xe bus và những điểm công cộng khác tại các khu vực Rangsit và Don Mueang.

Hoạt động phun Thu*c khử trùng sẽ diễn ra tại những địa điểm công cộng trên khắp các khu vực Rangsit, Khlong Luang và Thanyaburi thuộc tỉnh Pathum Thani, phía Bắc Bangkok. Trước đó, lực lượng tương tự đã được triển khai để phun Thu*c khử trùng tại các điểm công cộng ở khu vực nội đô Bangkok, trong đó có Tượng đài chiến thắng, Quảng trường Siam, chợ Pratunam. Theo kế hoạch, không quân Thái Lan cũng sẽ tiến hành khử trùng tại nhiều nơi khác tại thủ đô.

[Dịch COVID-19: Thái Lan ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày cao kỷ lục]

Một nhóm chuyên gia y tế đã cảnh báo Thủ tướng Prayut Chan-o-cha rằng số ca nhiễm COVID-19 có thể tăng lên 350.000 người với 7.000 ca Tu vong nếu chính phủ không áp dụng biện pháp phong tỏa. Các bác sỹ lo ngại rằng sẽ có khoảng ít nhất 7.000 người ch*t vì dịch COVID-19, trừ khi các biện pháp cách ly mở rộng được triển khai.

Các chuyên gia thuộc Bộ Y tế công cộng Thái Lan và một số trường đại học y ước tính có khoảng hơn 52.000 người có thể phải nhập viện theo "kịch bản xấu nhất này", trong đó 17.000 người có thể ở trong tình trạng nguy kịch. Trước đó, trong một cuộc họp báo ngày 17/3, Tướng Prayut cũng đề cập đến khả năng phong toả toàn bộ đất nước, nhưng những hậu quả của biện pháp này cần phải được đánh giá một cách kỹ lưỡng.

Thái Lan đã ghi nhận tổng cộng 322 ca mắc

Ngọc Quang (TTXVN/Vietnam+)

Dòng sự kiện:Dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19

Mạng Y Tế
Nguồn: VietNamPlus (https://www.vietnamplus.vn/thai-lan-siet-chat-nhap-canh-mien-phi-dieu-tri-cho-nguoi-nuoc-ngoai/629587.vnp)

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.