Tâm linh hôm nay

Tham luận của HT.Thích Huệ Minh - Ban Nghi lễ T.Ư

Nhìn về chặng đường 36 năm trước, khi nước nhà mới giành được độc lập thống nhất Tổ quốc, ở giai đoạn đầu việc đi lại còn nhiều khó khăn, nhưng chư vị tiền bối đã ngồi chung lại với nhau giữa lòng thủ đô nước Việt để thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Giáo hội thuở ban đầu ấy có 7 Ban trung ương, trong đó có Ban Nghi lễ. Đây là niềm vinh dự lớn của người làm công tác kế thừa nghi lễ.

Kính bạch Chư tôn đức Giáo phẩm,

Kính thưa Đại hội!


Lời đầu tiên cho phép chúng tôi thay mặt cho ban nghi lễ các cấp, kính gửi lời chào mừng đến chư tôn thiền đức tăng ni, chư vị khách quý, quý vị cư sĩ tham dự đại hội được nhiều sức khỏe an lạc, đầy đủ thắng duyên để góp phần cho đại hội đại biểu phật giáo toàn quốc lần thứ viii thành công viên mãn.


Nhìn về chặng đường 36 năm trước, khi nước nhà mới giành được độc lập thống nhất Tổ quốc, ở giai đoạn đầu việc đi lại còn nhiều khó khăn, nhưng chư vị tiền bối đã ngồi chung lại với nhau giữa lòng thủ đô nước Việt để thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Giáo hội thuở ban đầu ấy có 7 Ban trung ương, trong đó có Ban Nghi lễ. Đây là niềm vinh dự lớn của người làm công tác kế thừa nghi lễ.


Nói đến nghi lễ hoặc lễ nghi, theo phép của người xưa thì thật là thâm thúy và phép tắc. nên người xưa nói nếu không có nghi lễ, lễ nhạc thì con người khác gì cây cỏ. cho nên có định nghĩa nghi là những sự phải làm; lễ là lý phải tuân. nay với góc độ của ban nghi lễ, chúng tôi xin mạo muội góp lên vài ý cùng đại hội:


1. Về xuất gia: Lễ nghi cho nếp sống xuất gia trẻ


Như chúng ta đã biết, thời đại hôm nay, phương tiện thông tin truyền thông là nhanh lẹ qua mạng lưới điện tử vi tính toàn cầu. Phương tiện học hỏi, hiểu biết, giải trí, từ đó cũng đa dạng hơn, được nâng cao hơn. Đó là nền văn minh tất yếu, xu thế của thời đại con người ngày nay. Do vậy, sự xúc tác của sáu căn sẽ nhiều hơn, cái được và cái bị cũng theo đó sanh khởi.


Vậy, với người xuất gia trẻ, hoặc người tập sự muốn xuất gia, chúng ta có phương cách nào để tránh những ảnh hưởng của những vấn nạn hư xấu như: bạo lực hoặc trầm cảm, nóng tính hoặc vô cảm, thiếu đi chất khả ái, khả chân, khả lễ của người xuất gia trẻ. Kỳ thật, nếu mỗi tự thân học hỏi thì trong luật Sa di đã dạy, và oai nghi tế hạnh của luật Tỳ kheo không thiếu.


Nhưng chúng tôi muốn nói ở đây là vị bổn sư khi thâu nhận đệ tử nên thường gần gũi, khuyên nhắc hàng đệ tử mới xuất gia về lễ nghi để phòng hộ cho chính mình. Chính lễ nghi dạy rõ việc nào, vật nào nên làm; việc nào, vật nào nên hạn chế. Bài học đầu tiên của sơ tâm nhập môn vẫn luôn là “Tính tương cận, tập tương viễn, cẩu bất giáo, tính nãi thiên…; dưỡng bất giáo phụ chi quá, giáo bất nghiêm sư chi đọa…”, người xưa đã dạy như thế. Xem ra sự thân cận gần gũi, huấn dục của vị thầy rất là quan trọng. Chỉ có như thế, thì các vị thầy, vị bổn sư mới truyền đạt cho thế hệ xuất gia trẻ, cho đệ tử tập sự xuất gia hạn chế những tác hại của thời đại, đó chính là việc giáo dục nhập môn của người tu về lễ nghi, lễ nghĩa.

Tham luận tại Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc lần thứ VIII

Tham luận tại Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc lần thứ VIII

PGVN

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/tham-luan-cua-htthich-hue-minh--ban-nghi-le-tu-d29054.html)

Chủ đề liên quan:

Ban nghi lễ T.Ư Nghi lễ

Tin cùng nội dung