Tâm sự hôm nay

Lễ bỏ mả của tộc người Raglai: Nghi lễ vòng đời

Lễ bỏ mả là nghi thức quan trọng nhất trong các nghi lễ vòng đời của người Raglai - lễ chia tay vĩnh viễn giữa người sống và người ch*t để người ch*t trở về với thế giới vĩnh hằng.

đắk lắk phục dựng nghi lễ kết nghĩa anh em của dân tộc êđê

Độc đáo lễ đuổi ma của người Phù Lá

Trong lễ bỏ mả tập trung nhiều loại hình nghệ thuật như: kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, âm nhạc, múa, trình diễn...với mục đích tiễn đưa người ch*t về “thế giới bên kia”. đồng thời “giải thoát” hoàn toàn mọi sự ràng buộc của người sống đối với người ch*t. đồng bào raglai (ninh thuận) cho rằng chưa làm lễ bỏ mả là chưa cắt đứt mối quan hệ linh hồn giữa người ch*t với người còn sống. vì thế, trong suốt thời gian chưa làm lễ bỏ mả, người nhà phải qua lại thăm viếng, tiếp tế thức ăn, vật dụng cho người đã khuất. chỉ khi nào làm lễ bỏ mả thì linh hồn người ch*t mới được siêu thoát và đi về thế giới của ông bà tổ tiên. sau lễ cúng bỏ mả coi như hết tang, người chồng hoặc người vợ được người quá cố cho phép đi bước nữa để thực hiện cuộc sống tự do của mình. lễ hội bỏ mả được coi là một lễ hội lớn của gia đình, cộng đồng, một ngày vui thực sự của người sống và của cả người ch*t. trong lễ bỏ mả có đánh mã la, đâm trâu, múa hát, uống rượu cần mừng cho linh hồn người ch*t được siêu thoát.

Nhà mồ của người Raglai thời hiện đại.

Lễ bỏ mả thường được tổ chức vào khoảng tháng ba, tháng tư dương lịch, thời điểm chuyển từ mùa nắng sang mùa mưa. thời gian tổ chức thường là 3- 5 ngày bao gồm nhiều công việc được tiến hành với nhiều lễ thức. có một số lễ thức khác nhau do quy mô của lễ thuộc đám lớn hay đám nhỏ, tùy theo điều kiện kinh tế của gia đình, dòng tộc của người ch*t và cũng tùy theo phong tục địa phương.

Đối với đám bỏ mả lớn thì thường có kagor. kagor được làm bằng gỗ, có hình dáng chiếc thuyền chạm khắc rất đẹp và công phu, trên bề mặt lòng thuyền là cái nhà trong đó nhà ở giữa có hai tầng. ngoài ra, kagor còn có hình chim muôn và một số con vật khác được chạm khắc trang trí bên hông thuyền và trên nóc. kagor là biểu tượng tài sản tượng trưng cho sự giàu sang phú quí mà người sống làm để tặng cho người ch*t với ước mong người ch*t sẽ được sống sung sướng, đầy đủ như mong ước chung của người raglai.

Sau lễ bỏ mả, linh hồn người ch*t hoàn toàn tách khỏi mọi ràng buộc của người sống, người ch*t thực sự đi đến “quê hương mới” của mình. còn người sống được “giải phóng” thoát khỏi mọi liên hệ với người ch*t. nói cách khác, lúc này người ch*t chuyển sang trạng thái sống khác, không liên hệ gì với người thân nữa. do vậy người raglai không có tục thờ cúng giỗ chạp hay làm bàn thờ người ch*t sau lễ bỏ ma. đặc biệt, trong lúc sống dù có hiền lành hay hung dữ, thật thà hay gian ngoa hoặc sống không phải đạo làm người với dân làng, với cha mẹ, vợ chồng, anh em trong gia đình thì khi ch*t đều được làm lễ bỏ mả chu đáo. đây chính là tính nhân văn độc đáo trong một lễ hội mang đậm nét truyền thống của tộc người raglai.

Các thầy cúng đang gọi hồn người ch*t về chứng giám.

Người Raglai quan niệm rằng: Khi ch*t được về với xứ sở ông bà, họ sẽ được gặp lại những người thân đã ch*t trước đó và đây cũng là niềm vui, nguồn an ủi đối với con người khi ch*t. Tuy nhiên, muốn về xứ sở đó, người ch*t phải được làm lễ bỏ mả, một nghi thức kéo dài về thời gian và tốn kém về tiền bạc, không phải ai cũng có đủ điều kiện kinh tế để làm được. Mặc dù trong lễ này có sự đóng góp của mọi người trong dòng họ và cộng đồng. Quy mô lễ hội diễn ra rộng lớn thu hút cả làng và nhiều làng khác đến tham gia.

Lễ bỏ mả là một nét đẹp văn hóa nhưng cũng là một gánh nặng về tài chính đối với gia chủ. lễ bỏ mả không qui định về số người, có thể làm cho một người hay làm chung cho nhiều người trong cùng một dòng họ. tinh thần hướng về tổ tiên vẫn thể hiện trong tình cảm của người raglai cho thấy họ không hề bỏ quên nguồn cội mặc dù họ không có tục thờ cúng tổ tiên, không chăm sóc khu nhà mồ của người ch*t sau khi đã làm lễ bỏ mả. vào các dịp cúng lễ, người ta vẫn khấn vái mời ông bà về chứng giám và hưởng lễ vật, nhất là trong các lễ ăn đầu lúa mới.

Đưa Kagor lên nóc nhà mồ.

Đưa lễ vật và Kagor ra nhà mồ.

Nhìn chung, sự “đoạn tuyệt” với người ch*t trong lễ bỏ mả có ý nghĩa về mặt trách nhiệm vì theo quan niệm của người raglai lúc này người ch*t đã được giải thoát, có một cuộc sống khác nên không cần người sống chăm lo nữa. đối với họ, linh hồn mới là quan trọng nên sau lễ bỏ mả người ch*t đã được quay về với tổ tiên.

Ngày nay, tộc người raglai ninh thuận vẫn gìn giữ nghi lễ tang ma và cúng bỏ mả cho người ch*t theo tập tục truyền thống do nhu cầu đời sống tâm linh. riêng lễ bỏ mả còn chứa đựng những quan niệm về sự sống, cái ch*t và quan niệm về thế giới tâm linh. đối với họ, ch*t không phải là hết mà là bắt đầu cho cuộc sống khác ở một thế giới khác, đó là xứ sở của ông bà tổ tiên.

Lễ rước dâu của dân tộc Dao Khâu Sìn Hồ

Độc đáo nghi lễ cúng tổ tiên của dân tộc Lô Lô huyện Mèo Vạc, Hà Giang

Mạng Y Tế
Nguồn: Thời đại (https://thoidai.com.vn/le-bo-ma-cua-toc-nguoi-raglai-nghi-le-vong-doi-169830.html)

Tin cùng nội dung

  • Nacho Vidal, ngôi sao phim Khi*u d*m người Tây Ban Nha, vừa bị bắt giữ vì nghi có liên quan đến cái Ch?t của một nhiếp ảnh gia.
  • Dân trí Một diễn viên phim Khi*u d*m đã bị cảnh sát bắt giữ sau khi xảy ra chuyện có người ch*t vì hít độc cóc trong nhà anh ta.
  • Một đầu rắn được tìm thấy gần đống vỏ sò và công cụ đá lửa thuộc khoảng những năm 8.300 đến 7.500 TCN.
  • Phật giáo vốn coi cuộc đời là vô thường và vạn vật là giả huyễn (chỉ như bóng trong gương, ảnh nơi đáy nước, không thật có). Có sinh thời có tử, có hợp thời có tan, có thành trụ thời có hoại diệt. Đó là nguyên lý thường hằng, không bao giờ thay đổi.
  • Các thể điệu hành trì của nghi lễ Phật giáo Việt Nam rất phong phú, ở đây chúng ta chỉ lướt qua các thể điệu chính như: xướng, hô, kệ, thán, độc, tán, tụng, trì, niệm.
  • Trong Nhạc kinh có ghi: “Nhạc giả thiên địa chi hòa giả”. “Nhạc” là đoàn kết và hòa hợp. “Nhạc” không phải chỉ khi hòa âm, diễn xướng, ca hát, tán tụng mới gọi là “Nhạc”, mà “Nhạc” hiện hữu trong mọi hoạt động thường ngày. Công việc có chất “Nhạc”, thì công việc đó có sự gắn kết hài hòa, ổn định. Tổ chức có chất”nhạc”, thì mới đoàn kết và hòa hợp. Giáo hội Phật giáo Việt Nam với phương châm “Đoàn kết - hòa hợp”, nghĩa là cũng hoạt động trên tinh thần của “Nhạc”.
  • Nhìn về chặng đường 36 năm trước, khi nước nhà mới giành được độc lập thống nhất Tổ quốc, ở giai đoạn đầu việc đi lại còn nhiều khó khăn, nhưng chư vị tiền bối đã ngồi chung lại với nhau giữa lòng thủ đô nước Việt để thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Giáo hội thuở ban đầu ấy có 7 Ban trung ương, trong đó có Ban Nghi lễ. Đây là niềm vinh dự lớn của người làm công tác kế thừa nghi lễ.
  • Nghi lễ Phật giáo mang màu sắc lễ nhạc cổ truyền của dân tộc, là một mảng của nền văn hoá truyền thống cần phải tôn trọng, phát huy
  • Chiều qua, ngày  9-1, tại Văn phòng 2 TƯGH (thiền viện Quảng Đức, Q.3, TP. HCM), Thường trực Ban Nghi lễ T.Ư đã tiến hành họp tổng kết công tác Phật sự 2018 và thông qua phương hướng hoạt động Phật sự 2019.
  • Hãy xem bạn đã làm được bao nhiêu trong số 7 thói quen giúp con người trở nên giàu có dưới đây.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY