Cây thuốc quanh ta hôm nay

Thanh bì chữa ngực bụng trướng đau, tiêu hóa kém

Thanh bì là vỏ quả còn xanh của cây cam quất (Citrus sp.), thuộc họ Cam (Rutaceae). Quả non phơi khô gọi là thanh qua tử;
Theo Đông y, thanh bì vị đắng cay, tính ôn; vào kinh can và đởm. Có tác dụng chủ yếu là giáng tiết, thông lợi gan, thông lợi đởm khí, tiêu tích hóa trệ. Trị các chứng can khí uất kết, ngực sườn đau, sưng vú, sán khí và thực tích khí trệ. Liều dùng: 6-12g.

Thông lợi tích trệ, giảm đau:

Bài 1. Bột thanh bì: thanh bì nghiền thành bột. Mỗi lần uống 2g, ngày uống 2 lần. Trị sưng vú, tức ngực, nấc, đau sườn, đau bụng.

Bài 2. Thang khung quy tả can: xuyên khung 6g, hồng hoa 6g, quy vĩ 12g, chỉ xác 8g, thanh bì 8g, hương phụ 8g, đào nhân 8g. Sắc với rượu loãng để uống. Tác dụng hành khí, giải uất. Trị vùng ngực trướng đau.

Bài 3. Sài hồ sơ can thang: sài hồ 12g, chỉ xác 12g, bạch thược 12g, cam thảo 6g, xuyên khung 8g, hương phụ 8g, thanh bì 8g. Tác dụng sơ can giải uất, sơ can hòa vị. Chữa đau vùng thượng vị từng cơn, đau lan ra 2 mạng sườn, xuyên ra sau lưng, bụng đầy trướng, ấn thấy đau (cự án), ợ hơi, ợ chua, chất lưỡi hơi đỏ, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng mỏng, mạch huyền.

Bài 4. Siro nhuận gan: chè vằng 12g, chi tử 12g, nhân trần 12g, lá mua 12g, vỏ núc nác (rụt) 12g, thanh bì 8g, rau má 12g, lá bồ cu vẽ 12g, vỏ đại 12g. Sắc ngày 1 thang. Chữa viêm gan thể dương hoàng.

Bài 5: rau má 12g, mướp đắng 12g, thanh bì 8g, chỉ thực 8g, uất kim 8g, hậu phác 8g, ý dĩ 16g, hoài sơn 16g, biển đậu 12g, đinh lăng 16g. Chữa viêm gan mạn do viêm gan virut (mạng sườn phải đau, ngực sườn đầy tức, miệng đắng, ăn kém, người mệt, đại tiện nát, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền).

Kiện vị, tiêu thực:

Bài 1: thanh bì 12g, sơn tra 12g, thần khúc 12g, mầm mạch 16g, thảo quả 8g. Sắc uống. Trị tiêu hóa kém, ăn không ngon, ngực bụng trướng đau.

Bài 2. Hòa can tiễn hợp với tả kim hoàn gia giảm: thanh bì 8g, chi tử 8g, trần bì 6g, bối mẫu 8g, trạch tả 8g, bạch thược 12g, đan bì 8g, hoàng liên 8g, ngô thù 4g. Tác dụng sơ can tiết nhiệt (thanh can hòa vị). Chữa đau rát vùng thượng vị, đau nhiều, cự án, miệng khô đắng, ợ chua, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác.

Món ăn Thu*c có thanh bì:

Cháo ý dĩ thanh bì lệ chi hạch: thanh bì 15g, lệ chi hạch (hạt vải khô) 15g, ý dĩ nhân 50g. thanh bì, lệ chi hạch sắc lấy nước, ý dĩ nấu cháo, cháo chín cho nước Thu*c vào nấu tiếp cho chín nhừ sôi đều. Thêm chút muối hoặc đường. Chia 2 lần ăn trong ngày, liên tục 4 tuần hoặc 1 tháng là một đợt. Dùng cho nam giới tràn dịch mào tinh hoàn, viêm nề tinh hoàn.

TS. Nguyễn Đức Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/thanh-bi-chua-nguc-bung-truong-dau-tieu-hoa-kem-n141912.html)

Chủ đề liên quan:

thanh bì tiêu hóa kém

Tin cùng nội dung

  • 93% trẻ từ 0 - 5 tuổi gặp các vấn đề về rối loạn tiêu hóa nhẹ trong những năm đầu đời. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển toàn diện của trẻ, nhất là về mặt trí não.
  • Cây hẹ có tên gọi là cửu thái, khởi dương thảo... Hẹ là loại rau không chỉ được dùng nhiều trong các món ăn mà còn là cây Thuốc chữa bệnh. Bộ phận dùng và chế biến làm Thuốc cả cây.
  • Theo y học cổ truyền, cá chim có vị ngọt mặn, tính hơi ôn, có tác dụng kiện tỳ, dưỡng huyết, bổ vị cố tinh, nhu lợi cân cốt.
  • Dân gian có câu: “Nam bất thiểu trần bì, nữ bất ly hương phụ” để thấy vai trò của hương phụ với phụ nữ trong trị bệnh. Hương phụ còn có tên sa thảo, củ gấu.
  • ồ công anh còn gọi rau bồ cóc, diếp hoang, diếp dại, mũi mác. Bồ công anh Nam (cây có hoa màu vàng còn gọi là hoàng hoa địa đinh...
  • Phụ nữ luôn thích làm đẹp và quan tâm đến “nhất dáng, nhì da”. Việc ăn khoai lang điều độ đáp ứng được cả 2 tiêu chí ấy. Đó là lựa chọn ưu tiên của nhiều phụ nữ hiện nay.
  • Mẹ tôi năm nay 65 tuổi, người rất gầy, ăn uống bình thường, không mắc bệnh mạn tính nào. Vậy bác sĩ cho biết người cao tuổi ăn như thế nào có lợi cho sức khỏe?
  • Quả bưởi có rất nhiều tác dụng với sức khỏe và cả làm đẹp. Tuy nhiên, bưởi sẽ trở thành con dao hai lưỡi nếu bạn ăn bưởi sai cách.
  • Thanh bì là vỏ quả còn xanh của cây cam quất, thuộc họ cam. Theo Đông y, thanh bì vị đắng cay, tính ôn; vào kinh can và đởm
  • Theo Đông y, rễ chùm (củ) của cỏ cú để điều chế vị Thu*c được gọi là hương phụ có vị cay, hơi đắng, hơi ngọt, tính bình...Cỏ cú còn gọi là cỏ gấu, củ gấu, củ gấu biển, củ gấu vườn, hải dương phụ, họ Cói, là loài cỏ sống lâu niên cao 20 - 30 cm. Theo Đông y, rễ chùm (củ) của cỏ cú để điều chế vị Thu*c được gọi là hương phụ có vị cay, hơi đắng, hơi ngọt, tính bình...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY