Ẩm thực hôm nay

Đau nhức xương nên ăn cá chim

Theo y học cổ truyền, cá chim có vị ngọt mặn, tính hơi ôn, có tác dụng kiện tỳ, dưỡng huyết, bổ vị cố tinh, nhu lợi cân cốt.
Theo y học cổ truyền, cá chim có vị ngọt mặn, tính hơi ôn, có tác dụng kiện tỳ, dưỡng huyết, bổ vị cố tinh, nhu lợi cân cốt. Thường được dùng cho người bệnh kém ăn, cơ thể suy nhược, hồi hộp, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, mất ngủ, đau nhức, tê bại vùng cổ, thắt lưng và tay chân...

Xin giới thiệu một số món ăn - bài Thu*c từ cá chim để bạn đọc tham khảo và có thể áp dụng trong các trường hợp sau:

Bài 1: Tiêu hóa kém, chán ăn, gầy yếu: Cá chim 250g, đậu trắng hạt to 30g. Cách làm: Làm sạch cá, cắt khúc, cho đậu và gừng tươi đập dập, nấu thành canh, thêm hành sống và gia vị vừa đủ, ăn trong ngày.

Bài 2: Rối loạn tiêu hóa, thiếu máu: Cá chim 250g, bạch truật 15g, bạch thược 15g. Cách làm: Dược liệu sắc lấy nước bỏ bã; Cá chim làm sạch, cắt khúc, cho vào nước Thu*c, nấu canh, thêm gia vị vừa ăn. Dùng cho các trường hợp rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy do tỳ vị hư nhược, thiếu máu do huyết hư thiểu dưỡng.

Bài 3: Đau đầu, chóng mặt mất ngủ: Cá chim 250g, đảng sâm 15g, đương quy 15g, thục địa 15g, sơn dược 20g. Cách làm: Dược liệu sắc lấy nước, bỏ bã; Cá chim rửa sạch, cắt khúc cho vào hầm. Dùng cho các trường hợp đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm do huyết hư, hồi hộp mất ngủ, suy nhược mỏi mệt.

Bài 4: Thoái hóa xương khớp, đau nhức chân tay, đau lưng, mỏi gối: Cá chim 250g, hạt dẻ 15 - 20 hạt. Cách làm: Làm sạch cá, hạt dẻ đập dập bỏ vỏ, cho gia vị vừa đủ nấu thành canh ăn trong bữa cơm, ngày 1 lần. Ăn liền 1 tuần.

Bài 5: Hỗ trợ điều trị thận hư, liệt dương, di tinh: Cá chim 250g, ngài tằm 20 con. Cách làm: Cá chim làm sạch cho cùng ngài tằm, nêm gia vị vừa đủ nấu thành canh ăn trong bữa cơm, ngày 1 lần. Ăn liền 1 tuần.

Bài 6: Bổ thận, ích khí, dưỡng huyết: Cá chim 1 con 500g, thịt nạc vai 50g, rau cải thìa 250g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Cá chim làm sạch, ướp gia vị, cho dầu vào chảo rán sơ, sau đó cho vào nồi hấp chín, nhấc ra đĩa. Cho thịt nạc vai và rau cải thìa vào chảo xào chín, nêm 1 chút rượu, gia vị, nước bột năng, đun chín rồi tưới lên con cá, ăn trong bữa cơm. Công dụng: Bổ thận ích khí, dưỡng huyết bổ âm nhuận táo, dùng bồi bổ tỳ vị suy hàn, thể nhược tinh ít.

Chú ý: Người bị tăng huyết áp, tăng mỡ máu, bệnh tim mạch không nên dùng.

Lương y Nguyễn Văn Quyết

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dau-nhuc-xuong-nen-an-ca-chim-18547.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, xin vui lòng cho tôi biết gói kiểm tra tăng huyết áp ở Phòng khám đa khoa quốc tế Yersin. Xin cảm ơn Mangyte nhiều nhiều. Đầu năm mới, xin kính chúc quý BS một năm An Khang - Thịnh Vượng và gặp nhiều điều vui, may mắn trong cuộc sống. (Phùng Sang - Quận 6, TPHCM),
  • Chào bác sĩ, Em vừa sinh con khoảng 1 tháng 8 ngày. Khoảng 1 tuần nay em đau nhức bầu vú bên phải, bầu vú căng cứng, nổi cục. Em đã chườm nóng và dùng máy hút sữa hút ra thì ban đầu chỉ hút được 1 ít sữa, 2 ngày nay thì có hiện tượng khả quan hơn, sửa được hút ra nhiều hơn, sau khi chườm nóng nhưng sau khi hút sữa xong là em lại bị đau trở lại, hoặc sau khi chườm nóng thì lại bị đau.
  • Theo Đông y, rễ chùm (củ) của cỏ cú để điều chế vị Thu*c được gọi là hương phụ có vị cay, hơi đắng, hơi ngọt, tính bình...Cỏ cú còn gọi là cỏ gấu, củ gấu, củ gấu biển, củ gấu vườn, hải dương phụ, họ Cói, là loài cỏ sống lâu niên cao 20 - 30 cm. Theo Đông y, rễ chùm (củ) của cỏ cú để điều chế vị Thu*c được gọi là hương phụ có vị cay, hơi đắng, hơi ngọt, tính bình...
  • Tiêu chảy trẻ em còn gọi là chứng rối loạn tiêu hóa, thực tích, tích trệ trẻ em. Bệnh có thể gặp ở thể cấp tính hay thể mạn tính.
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Theo quan niệm y học cổ truyền đinh hương có mùi thơm, vị cay, tính ôn, đi vào các kinh phế, tỳ, vị và thận. Có tác dụng ôn trung (ấm bụng), noãn thận (ấm thận), kích thích tiêu hóa, chỉ huyết.
  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY