Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Thành lập 12 trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 quốc gia quy mô gần 8.000 giường

MangYTe - Trong đề án mới được ban hành, Bệnh viện Bạch Mai sẽ thiết lập Trung tâm ICU quy mô 1.000 giường, các trung tâm Hồi sức tích cực COVID-19 TP. HCM có 3.000 giường...

Ngày 29/7, bộ trưởng bộ y tế ban hành quyết định 3616/qđ-byt phê duyệt đề án "tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực cho các bệnh viện điều trị người bệnh covid-19 nặng".

Bộ y tế nhận định, việt nam đang phải đối mặt với "làn sóng thứ tư" của dịch bệnh covid-19 tấn công và gây hậu quả nghiêm trọng, số lượng ca bệnh covid-19 trên cả nước tăng rất nhanh với trên 100 nghìn ca nhiễm mới. 

Sự xuất hiện biến chủng Delta tốc độ lây lan rất nhanh, nguy hiểm, làm tăng ca bệnh nặng so với 3 đợt dịch trước, số ca bệnh nguy kịch và Tu vong tăng cao.

"Hệ thống khám, chữa bệnh đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn chưa từng có trong lịch sử"- Bộ Y tế nhìn nhận.

Bộ y tế khẳng định việc đưa vào hoạt động các trung tâm hồi sức tích cực quốc gia, trung tâm hồi sức tích cực vùng là "cần thiết và cấp bách", nhằm nâng cao năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực tại các bệnh viện trên toàn quốc, đáp ứng công tác thu dung, điều trị người bệnh covid-19 nặng ngày càng tăng trong thời gian tới.

Điều trị bệnh nhân covid-19 tại tp hcm.

Theo nội dung đề án, việt nam sẽ có 12 trung tâm hồi sức tích cực covid-19 quốc gia ở 3 miền bắc - trung - nam và được đặt tại 12 bệnh viện. đồng thời, bộ y tế giao chỉ tiêu về số bệnh giường hồi sức tích cực cho mỗi trung tâm từ 200-3.000 giường.

Trong đó: Bệnh viện Bạch Mai (cơ sở 2 - 1.000 giường); 6 bệnh viện: Việt Đức (cơ sở 2), Bệnh nhiệt đới Trung ương, Trường Đại học Y Hà Nội (cơ sở 2), Trung ương Huế, Trung ương Quân đội 108, Quân y 103 - mỗi nơi 500 giường; 3 bệnh viện: Chợ Rẫy, Phổi Trung ương, Đa khoa Trung ương Cần Thơ - mỗi nơi 200 giường; Đại học Y Dược TP HCM: 300 giường. 

Riêng các trung tâm hồi sức tích cực covid-19 tp. hcm (đặt tại cơ sở 2 bệnh viện ung bướu tp hcm và các bệnh viện dã chiến) xây dựng quy mô 3.000 giường.

Bộ Y tế giao Bệnh viện Bạch Mai phụ trách các tỉnh từ Hà Tĩnh trở ra, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương phối hợp chủ động xây dựng mạng lưới, hướng dẫn, đào tạo, tập huấn và chỉ đạo về mặt chuyên môn.

Bệnh viện Trung ương Huế phụ trách các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hoà, Bệnh viện Trường Đại học Y Hà Nội phối hợp.

Bệnh viện Chợ Rẫy phụ trách các tỉnh từ Ninh Thuận đến Cà Mau và các tỉnh Tây Nguyên, Bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ phối hợp.

Ngoài ra, bộ y tế cũng chỉ định hơn 30 bệnh viện đầu tư, nâng cấp, thành lập trung tâm hồi sức tích cực vùng. mỗi bệnh viện thiết lập tối thiểu từ 50 đến 100 giường bệnh và sẵn sàng mở rộng quy mô lên 150 đến 200, 300 giường (tùy theo điều kiện thực tế, diễn biến dịch bệnh và chỉ đạo của bộ y tế).

Các giường bệnh hồi sức tích cực cần được đầu tư nâng cấp và đảm bảo các yêu cầu sau:

- Thuận tiện trong việc vận chuyển, di chuyển giường bệnh từ tiếp nhận đến nhập viện hoặc di chuyển giữa các khoa phòng và di chuyển các trang thiết bị, nhu yếu phẩm;

- Có đầy đủ thiết bị gồm: Hệ thống o xy trung tâm, hệ thống khí nén trung tâm, camera và màn hình theo dõi người bệnh, hệ thống hút trung tâm;

- Trang bị đầy đủ thiết bị y tế thiết yếu và phương tiện phòng hộ cá nhân;

- Đảm bảo biệt lập với các khoa/phòng khác, hạn chế tối đa lây nhiễm.

Tùy theo nhu cầu thực tế, diễn biến dịch bệnh và năng lực chuyên môn, các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, các trường đại học và bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh được bổ sung vào danh sách trong trường hợp cần thiết.

Võ Thu

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/thanh-lap-12-trung-tam-hoi-suc-tich-cuc-covid-19-quoc-gia-quy-mo-gan-8000-giuong-2021072917520902.htm)

Chủ đề liên quan:

covid-19 hồi sức tích cực

Tin cùng nội dung

  • Khối u xuất phát từ thân đốt sống, xâm lấn chèn ép vào thần kinh, ổ bụng, hệ thống động tĩnh mạch chủ chậu. Vị trí khối u nằm ở thắt lưng, ngay chỗ chia động mạch chủ chậu.
  • Bé N.T.M.Th 15 tuổi (ngụ Long An) đã được bệnh viện địa phương chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 trong tình trạng bị 150 vết ong đốt, chủ yếu ở đầu, mặt, cổ, tay, chân và đã bị tổn thương gan, thận, não, hủy cơ, tán huyết, toan chuyển hóa, tiểu máu.
  • BV đa khoa Hà Tĩnh vừa cấp cứu thành công cho sản phụ Phạm Thị Tuyết, 29 tuổi ở xã Cư Pơng, Huyện Krông Buk, Đắc Lắc bị sốc mất máu nặng do rau cài răng lượng qua khỏi tình trạng nguy kịch.
  • Chỉ trong vòng hơn 2 tháng trở lại đây, đặc biệt từ đầu tháng 9, số người mắc sốt xuất huyết tăng nhanh.
  • Viêm phổi bệnh viện là tình trạng nhiễm khuẩn có liên quan đến vấn đề chăm sóc y tế thường gặp tại khoa hồi sức tích cực của bệnh viện. Có thể nói đây là nguyên nhân gây nên Tu vong hàng đầu ở người bệnh và chiếm tỉ lệ từ 30 - 70% các trường hợp nhiễm khuẩn bệnh viện.
  • Suốt 2 ngày, người mẹ hầu như không ăn không ngủ, luôn túc trực bên giường bệnh và có thể khóc bất cứ khi nào. Dù đã thấy tia hi vọng con gái được cứu sống, vậy điều gì đã làm cho người mẹ rơi vào trầm cảm nhanh đến vậy?
  • Đêm trực lúc 0 giờ, có case chấn thương sọ não. Bệnh nhân nằm đó mê man, máu chảy ra từ mũi, từ lỗ tai, từ mắt. Vết rách da đầu kéo dài từ trán. Chuẩn bị hồi sức tích cực. ..
  • Tại sao con chị nặng thế này rồi mà giờ mới chịu đưa cháu đến bệnh viện”, câu hỏi của em sinh viên thực tập đã làm chị bật khóc.
  • Sau khi báo Sức khỏeĐời sống mở diễn đàn “Quyền được ch*t”, chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều của bạn đọc và cả những thầy Thu*c quan tâm đến vấn đề này.
  • Đã có rất nhiều ý kiến khác nhau từ các bác sĩ làm chuyên môn, nhà quản lý, những người làm luật… xung quanh đề xuất của Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, bổ sung “Quyền được Ch?t” vào Dự thảo Bộ Luật Dân sự (sửa đổi). Vậy nhìn từ góc độ người bệnh, họ nghĩ sao về đề xuất này....?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY