Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Thay khớp háng cho 2 bệnh nhân cao tuổi, nhịp tim rất chậm

(MangYTe)- Sáng 14-5, thông tin từ Bệnh viện (BV) Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, BV vừa thay khớp háng cho 2 bệnh nhân cao tuổi, có nhịp tim rất chậm.

(CT)- Sáng 14-5, thông tin từ Bệnh viện (BV) Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, BV vừa thay khớp háng cho 2 bệnh nhân cao tuổi, có nhịp tim rất chậm.

Thầy Thu*c phẫu thuật cho bệnh nhân.

Đó là bệnh nhân nữ 77 tuổi, ở tỉnh Sóc Trăng, được chuyển đến BV ngày 22-4, sau té ngã do T*i n*n sinh hoạt. Bệnh nhân bị gãy mấu chuyển xương đùi (T); ngoài ra còn bị hội chứng suy nút xoang - ngưng xoang nhịp thoát bộ nối 40 lần/phút.

Bệnh nhân thứ hai là nữ, 84 tuổi, ở tỉnh Hậu Giang, được chuyển đến BV ngày 26-4, trong tình trạng đau nhiều hông (P) sau khi ngã, bàn chân (P) đổ ngoài. Bệnh nhân bị gãy liên mấu chuyển xương đùi (P), nhịp tim rất chậm 40 lần/phút.

Sau hội chẩn, các bác sĩ quyết định đặt máy tạo nhịp tim tạm thời trước khi phẫu thuật thay khớp háng (T) bán phần. Sau phẫu thuật, bệnh nhân nữ 77 tuổi đã đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn và xuất viện. Dự kiến bệnh nhân thứ hai sẽ được đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn vào ngày 16-5.

Theo bác sĩ Huỳnh Thống Em, Giám đốc Trung tâm chấn thương chỉnh hình của BV, gãy cổ xương đùi và gãy xương vùng liên mấu chuyển xương đùi do té ngã là T*i n*n rất hay gặp ở người cao tuổi. Việc phẫu thuật thay khớp giúp cho người bệnh mau phục hồi vận động đi lại, tránh các biến chứng do phải nằm tại chỗ, đau đớn kéo dài do các đầu xương gãy chạm vào nhau. Do nằm lâu nên các cơ quan như đại tràng, bàng quang không hoạt động S*nh l*, dẫn đến đại tiểu tiện khó khăn, ứ trệ nước tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu; loét ở những vùng tỳ đè, như: mông, gót chân, lưng; viêm tắc tĩnh mạch sâu chi dưới do người bệnh không hoặc ít vận động... Sau phẫu thuật, người bệnh được phục hồi vận động và tập đi 1-2 ngày sau mổ.

Phẫu thuật thay khớp háng ở người cao tuổi trên thế giới và tại Việt Nam đều có tỷ lệ rủi ro và Tu vong nhất định do cơ thể người bệnh đã bị lão suy và mắc nhiều bệnh ly1 đi kèm, như: đái tháo đường, tăng huyết áp, suy tim... Tuy nhiên, nếu được đánh giá kỹ, chuẩn bị đầy đủ, thể trạng người bệnh cho phép, trình độ chuyên môn của thầy Thu*c tốt thì hoàn toàn có thể phẫu thuật an toàn.

Tin, ảnh: H.HOA

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo cần thơ (https://baocantho.com.vn/thay-khop-hang-cho-2-benh-nhan-cao-tuoi-nhip-tim-rat-cham-a121311.html)

Tin cùng nội dung

  • Táo bón là chứng bệnh thường gặp ở người cao tuổi, đặc biệt là vào thời điểm lễ Tết như Tết Nguyên Đán vừa qua khi chế độ ăn uống thất thường.
  • TS. Vũ Trường Khanh, Phó trưởng khoa Tiêu Hóa, BV Bạch Mai đã đưa ra những lời khuyên hữu ích cho bệnh nhân trước và sau nội soi đại tràng.
  • Hiểu về những thực phẩm có tác động xấu tới tình trạng viêm loét đại tràng sẽ giúp chúng ta “dễ sống” hơn với căn bệnh này.
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY