Khoa học hôm nay

Thấy rùa biển đi lại khó khăn sau khi dạt bờ, khoa học tìm hiểu để rồi nhận ra sự thật: Lại thêm một bi kịch nữa chỉ vì loài người

Một câu chuyện nữa cho thấy ảnh hưởng từ con người đến thế giới tự nhiên là rất lớn.

Ngày 10/5, cư dân địa phương tại vùng biển Rayong (phía đông Thái Lan) phát hiện một con rùa biển bị sóng đánh dạt bờ. Vấn đề nằm ở chỗ, nó cố gắng lết về biển nhưng theo cái cách cực kỳ khó khăn, chưa từng được chứng kiến đối với đồng loại của chúng.

Nhận ra điều đó, dân địa phương đã liên hệ với đội cứu hộ biển thuộc Trung tâm nghiên cứu và phát triển tài nguyên biển ở Bangkok, để tiến hành giải cứu sinh vật đáng thương. Và rồi các nhà nghiên cứu sau quá trình tìm hiểu đã tìm ra thủ phạm: Một mảnh rác nhựa (khả năng là nylon) dài tới 30cm, được kéo ra từ hậu môn của con vật.

Cụ thể theo các chuyên gia, chú rùa đáng thương đã vô tình ăn phải một chiếc túi nhựa - có lẽ là vì lầm tưởng đó là thức ăn. Mảnh nhựa ấy dĩ nhiên là không thể bị tiêu hóa, nên đã mắc lại phần "lỗ huyệt" (cloaca) - bộ phận rùa dùng để thải phân, và chịu trách nhiệm cho một quá trình hô hấp khác được gọi là "cloacal respiration" với vai trò giải phóng khí CO2.

Chiếc túi dài 30cm kéo ra khỏi "lỗ huyệt" của rùa biển

Các chuyên gia cho biết, dải nhựa ấy đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa của rùa, khiến nó bị "táo bón". Nếu không sớm loại bỏ, con rùa hoàn toàn có thể mất mạng. Đồng thời, họ cũng nhấn mạnh về tác động của con người có thể gây ra hậu quả đau lòng đến mức nào.

"Rác nhựa con người vứt ra biển sẽ trở thành sát thủ đối với các loài động vật," - bác sĩ thú y chịu trách nhiệm loại bỏ chiếc túi cho biết.

"Chúng ăn rác nhựa mà không biết đó là thứ không thể ăn được, để rồi ch*t dần ch*t mòn."

Thấy rùa biển đi lại khó khăn sau khi dạt bờ, khoa học tìm hiểu để rồi nhận ra sự thật: Lại thêm một bi kịch nữa chỉ vì loài người - Ảnh 2.

Được biết, chú rùa đáng thương trên thuộc họ rùa biển xanh (Chelonia mydas). Khác với các loài rùa khác, rùa biển xanh đa phần chỉ ăn thực vật, sống dựa vào tảo và rong rêu. Vấn đề là rong rêu có thể bám lên rác nhựa, khiến chúng có mùi giống như thức ăn cho rùa.

Nhiều khả năng, chú rùa ấy đã nhầm chiếc túi thành một đám rong cỡ lớn. Tưởng được ăn tiệc, nào ngờ nuốt phải thứ ch*t người.

Thấy rùa biển đi lại khó khăn sau khi dạt bờ, khoa học tìm hiểu để rồi nhận ra sự thật: Lại thêm một bi kịch nữa chỉ vì loài người - Ảnh 3.

Rùa biển xanh sinh sống tại các vùng nước ấm trên toàn thế giới, được liệt vào hạng mục nguy cấp trong Sách Đỏ của IUCN. Hiện tại, nhiều quốc gia châu Á đã cấm khai thác rùa biển, sau một thời gian dài chứng kiến chúng bị bắt và giết thịt bừa bãi. Dẫu vậy, tình cảnh của loài rùa này vẫn chưa khá hơn, do hoạt động đánh bắt cá, thu hoạch trứng quá mức của loài người.

Mỗi năm, có khoảng 4,8 - 12,7 triệu tấn rác nhựa lọt ra ngoài đại dương mỗi năm - theo số liệu của tạp chí Science. Một báo cáo khác trên tạp chí Sciencetific Reports năm 2018 chỉ ra rằng rủi ro Tu vong của rùa có thể lên tới 20%, dù chỉ ăn phải một mảnh rác nhựa.

Tham khảo: Daily Mail, Science Alert

Theo Trí Thức Trẻ

Copy link

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/thay-rua-bien-di-lai-kho-khan-sau-khi-dat-bo-khoa-hoc-tim-hieu-de-roi-nhan-ra-su-that-lai-them-mot-bi-kich-nua-chi-vi-loai-nguoi-20200516120836636.chn#mingid_comments_content)

Tin cùng nội dung

  • Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 9/10 thông báo hơn 350 triệu người trên toàn cầu đang bị trầm cảm, theo hãng tin AAP của Úc.
  • Thế giới hiện có khoảng 150 triệu người bị trầm cảm, trên 125 triệu người bị ảnh hưởng do sử dụng rượu, trên 40 triệu người bị động kinh và 24 triệu người bị mất trí.
  • Cường giáp (còn gọi là cường năng tuyến giáp) là tình trạng tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone (nội tiết tố) thyroxine trong cơ thể. Tình trạng cường giáp có thể làm tăng tốc đáng kể quá trình trao đổi chất trong cơ thể, gây nên hiện tượng giảm cân đột ngột, làm tim đập nhanh hoặc không đều, gây đổ mồ hôi và các triệu chứng căng thẳng hoặc khó chịu khác.
  • Suy giáp (còn gọi là thiểu năng tuyến giáp hay nhược năng tuyến giáp) là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ một vài loại hormone (nội tiết tố) quan trọng cho cơ thể.
  • Bệnh gút (gout, hay bệnh thống phong) là căn bệnh đặc trưng bởi cơn đau dữ dội và bất ngờ, sưng tấy và đau khi ấn lên các khớp xương, thường là khớp ngón chân cái. Bệnh gút, một dạng phức tạp của viêm khớp, có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai. Đàn ông thường bị nhiều hơn, nhưng phụ nữ cũng có nguy cơ mắc bệnh sau khi mãn kinh.
  • Viêm mạch là tình trạng viêm của các mạch máu. Viêm mạch gây ra các thay đổi trên thành mạch máu, bao gồm dày lên, suy yếu, chít hẹp và sẹo hóa.
  • Rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất tại Mỹ. Hàng năm khoảng 6.7% người Mỹ thường mắc bệnh này. Phụ nữ có khả năng bị trầm cảm hơn 70% so với nam giới trong suốt cuộc đời.
  • Ung thư tụy là ung thư bắt nguồn từ tụy. Có nhiều loại ung thư tụy, tùy vào loại tế bào ung thư mà diễn tiến và triệu chứng hoàn toàn khác nhau. Loại thường gặp nhất, chiếm trên 90%, là ung thư biểu mô ống tuyến tụy
  • Ung thư phổi là nguyên nhân gây Tu vong do ung thư hàng đầu tại Hoa Kỳ ở cả nam và nữ. Số người ch*t vì ung thư phổi hàng năm nhiều hơn tổng số người ch*t vì ung thư đại tràng, tuyến tiền liệt, vú và buồng trứng.
  • Tinh hoàn là cơ quan chuyên sản xuất hormone Sinh d*c nam và tinh trùng, quan trọng cho việc sinh sản nằm trong bìu ngay dưới D**ng v*t. Mặc dù ung thư tinh hoàn là khá hiếm so với các loại ung thư khác, nó là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới trong độ tuổi từ 15 đến 34
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY