Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Theo chân những chiến sỹ áo trắng trong mùa dịch

“Cứ nhận được thông tin là tất cả sẵn sàng lên đường” – tình huống này đã trở nên rất quen thuộc với các y bác sĩ, nhân viên y tế phụ trách việc lấy mẫu xét nghiệm, điều tra truy vết.

14h00…

Lịch lấy mẫu xét nghiệm của trung tâm y tế quận đống đa (hà nội) buổi chiều: một số anh chị em tập trung lấy mẫu cho hơn 400 trường hợp tại đặng tiến đông, một số khác chia nhỏ lấy mẫu tại vài điểm và 1 nhân viên y tế sẽ phụ trách lấy mẫu cho các trường hợp f1 tại nhà. tất cả chuẩn bị lên đường. nhóm phóng viên báo đại đoàn kết cũng chia nhau theo hai ngả, “theo chân” các nhân viên y tế.

Điểm lấy mẫu tập trung

Khi đến điểm lấy mẫu, các nhân viên y tế mỗi người một việc, sau khi mặc xong bộ đồ bảo hộ là ai bắt tay vào công việc của mình. người tập trung lấy thông tin khai báo, người sắp xếp những người dân lấy mẫu xếp hàng, người tập trung lấy mẫu xét nghiệm. ai cũng cần mẫn thực hiện nhiệm vụ của mình. phía bên ngoài, các nhân viên y tế phường đứng theo từng điểm để kê khai thông tin của người dân trên địa bàn, sau đó chuyển giao thông tin cho y tế quận để thực hiện lấy mẫu xét nghiệm.

Khu vực ghi nhận thông tin các trường hợp đến lấy mẫu xét nghiệm.

Trong sảnh lớn của tòa nhà, các khu vực được nhân viên y tế chủ động phân chia, nơi lấy mẫu xét nghiệm, nơi khai báo thông tin và khu vực xếp hàng, đảm bảo giãn cách đúng quy định. ba nhân viên y tế phụ trách việc hướng dẫn, sắp xếp người dân vào khu vực chờ liên tục đi lại, hướng dẫn cụ thể từng người dân.

Trên 2 bàn lấy mẫu, 4 nhân viên y tế cũng hoạt động hết công suất, đạt đúng tốc độ nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng mẫu xét nghiệm. không ai nói với ai câu nào, mải miết làm việc. còn phía bàn tổng hợp thông tin, các nhân viên y tế cũng vậy, xung quanh họ toàn là giấy tờ, tất cả đều được viết tay thông tin từng cá nhân, nội dung rõ ràng rành mạch để hỗ trợ cho các bước tiếp theo trong trường hợp cần thiết.

Các nhân viên y tế tập trung lấy mẫu xét nghiệm. Ảnh: Phạm Sỹ.

Đến từng nhà F1

Ngoài việc lấy mẫu ở những điểm tập trung, để giảm nguy cơ lây nhiễm, đối với một số trường hợp f1, các nhân viên y tế quận phải đến từng nhà thực hiện lấy mẫu. chúng tôi “theo chân” chị võ thị hoài nam (nhân viên phòng xét nghiệm, trung tâm y tế quận đống đa) lên đường đi đến nhà f1. hôm nay lịch trình của chị nam tới 3 địa điểm khác nhau. chuẩn bị đủ đồ nghề, nhận được đầy đủ thông tin, địa chỉ, chị nam bắt đầu di chuyển.

Nhân viên y tế đến từng nhà F1 lấy mẫu. Ảnh: Phạm Sỹ.

Tới mỗi nhà f1, chị nam mặc đồ bảo hộ theo đúng từng bước, có 1 nhân viên y tế trong quận đi cùng hỗ trợ. sau khi mặc bảo hộ, chị nam tiến vào từng nhà và thực hiện công việc của mình. sau khi cất mẫu, ra khỏi nhà f1, chị nam lại thực hiện từng bước khử khuẩn và cởi đồ bảo hộ. công việc tưởng chừng đơn giản nhưng khá vất vả bởi riêng thời gian cởi và mặc bảo hộ đã chiếm khá nhiều.

Đến từng nhà, nhân viên y tế đều phải thực hiện đúng quy trình, mặc và cởi đồ bảo hộ từng điểm. Ảnh: Phạm Sỹ.

Cứ như vậy, chị Nam lại tiếp tục di chuyển đến 2 nhà F1 trên địa bàn. Thời tiết khá oi ả, mồ hôi đẫm lưng áo nhưng gương mặt chị vẫn cười tươi. “Hôm nay trước khi đi làm, con chị còn chạy với theo hỏi mẹ đã mang theo lát sâm chưa? Hai đứa nó tình cảm và lo cho mẹ lắm” – chị Nam tranh thủ chia sẻ rồi lại tất bật với công việc của mình.

Sau khi hoàn thành lấy mẫu, phóng viên chúng tôi chuẩn bị theo chân chị về trung tâm y tế quận đống đa thì mới biết chị còn phải đi nộp mẫu xét nghiệm. đến lúc đó công việc buổi chiều mới xong xuôi và đợi thông tin tối.

Những điều ước giản dị

Ở điểm lấy mẫu Đặng Tiến Đông, khi công việc gần hoàn thành, qua lớp tấm chắn giọt bắn, phóng viên báo Đại Đoàn Kết tranh thủ trò chuyện với chị Nguyễn Thị Thanh Lam (nhân viên Khoa Kiểm soát Bệnh tật, Trung tâm y tế quận Đống Đa). Chị Lam phụ trách chính việc điều tra, truy vết, với việc hỏi thông tin các F trong những ngày qua với cường độ lớn, giọng chị Lam đã khản đặc.

Chị lam cho biết, tất cả nhân viên y tế đều làm việc với cường độ hết sức của mình, đi làm cả ngày lẫn đêm, thực hiện đúng chủ trương 4 giờ phải truy vết ra được f1, 6 giờ phải trả được kết quả xét nghiệm cho các khu vực. với cường độ làm việc lớn như vậy, chị lam cũng như nhiều anh chị em khác không có thời gian dành cho gia đình, tất cả chỉ là những cuộc trò chuyện qua điện thoại một cách vội vã. “nếu hết dịch, điều mà tôi muốn làm nhất là có thời gian để ăn một bữa cơm gia đình đúng nghĩa, không chóng vánh, không vội vàng” – chị lam rơm rớm nước mắt.

Phần lớn thời gian những nhân viên y tế đều dành cho công việc.

Chị Phan Thanh Hoa (nhân viên Khoa Kiểm soát Bệnh tật, Trung tâm y tế quận Đống Đa) có con mới được 15 tháng. Những ngày gần đây, đợt dịch diễn biến phức tạp và cường độ làm việc liệc tục, khi chị về đến nhà thường con đã ngủ, lúc mẹ lên đường thì con chưa dậy. Điều mong muốn nhất của chị Hoa là dịch sẽ sớm ổn để chị Hoa có thể về ôm con vào lòng, chơi đùa với con. Bởi đi làm dịch nhiều nơi, chị cũng “không dám” ôm ấp con như thường ngày, chỉ ngắm con từ xa khi bé đang say giấc.

Còn đối với chị Võ Thị Hoài Nam, trong đợt dịch này, người thân và gia đình chị đã thay đổi nhiều thói quen để “thích nghi” với công việc của chị. Chị Nam và chồng không còn thường xuyên nhắn tin, khi nào có việc cần gấp sẽ gọi điện bởi chị rất bận. Bố mẹ hai bên cũng không chủ động gọi điện cho chị, khi nào chị rảnh chị sẽ gọi điện về. Có những khi thấm thoát đi làm liên tục 4-5 ngày buổi tối, về đến nhà đã khuya nên cũng không thể gọi điện được về hỏi thăm ông bà.

“hai cháu nhà chị, cháu lớn học lớp 3 tự trông em 5 tuổi. hai cháu ở nhà với nhau suốt ngày nhưng tự giác học hành và lo cho nhau. có đợt chị phải đi làm suốt, đứa bé sốt, đứa lớn cho uống Thu*c, đắp trán, chăm em. khi nhắc đến con là chị trào nước mắt, chị nghĩ đến những đứa trẻ được bố mẹ nấu cơm cho ăn trong mùa dịch này là những điều hạnh phúc, không bao giờ chị nấu được cho con chị ăn một bữa tử tế” – mắt chị nam đỏ hoe.

Luôn quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ

Tất cả đều mong sự bình an để họ được cống hiện cho công việc. Ảnh: Lan Anh.Những nếp hằn trên gương mặt chị em sau khi cởi đồ bảo hộ. Ảnh: Lan Anh.

Và dù có nhiều khó khăn, nhiều vất vả thì tất cả anh chị em nhân viên trung tâm y tế quận đống đa luôn thể hiện sự quyết tâm, họ sẽ cố gắng giữ sức khỏe để tiếp tục được cống hiến, được làm việc. những lần đi lấy mẫu đêm khuya, những bữa cơm sai giờ, những bàn tay nhăn nheo, những nếp hằn do khẩu trang, tấm kính chắn giọt,… sẽ là những kỉ niệm không bao giờ quên của họ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/theo-chan-nhung-chien-sy-ao-trang-trong-mua-dich-5659320.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Lâu nay do thói quen, sự thiếu hiểu biết và sự mập mờ của các nhà sản xuất cùng với việc giải thích không đầy đủ của nhân viên y tế khiến không ít các bà mẹ lạm dụng men tiêu hóa...
  • Trong thời kỳ có thai, nếu người mẹ thiếu canxi, mặc dù có sự phân giải hợp chất canxi trong xương phóng thích vào máu để đáp ứng nhu cầu, nhưng sự đáp ứng này chỉ có giới hạn.
  • Cơ quan Quản lý Thu*c và thực phẩm Mỹ (FDA) vừa cảnh báo, các sản phẩm testosteron theo đơn được phê duyệt chỉ dùng điều trị cho những người đàn ông có nồng độ testosteron thấp...
  • Cúm mùa là một bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính do virut cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân...
  • Trung Quốc đang đề nghị nên có một lệnh cấm dùng ketamine trên toàn thế giới, bởi Thu*c đang được sử dụng “lậu” phổ biến tại cộng đồng theo mục đích sai trái.
  • Trong các cơ sở khám chữa bệnh, việc sử dụng kháng sinh vẫn còn bị lạm dụng hoặc dùng chưa hợp lý,
  • Vụ tấn công nhân viên y tế tại bệnh viện Bạch Mai vừa qua hoàn toàn không có gì có thể biện bạch được.
  • Năm qua là một năm sóng gió đối với ngành y tế khiến những nhân viên y tế đàng hoàng, làm việc cật lực phải dừng tay lại ngơ ngác, hỏi chuyện gì đang xảy ra? Tôi là ai? Và tôi phải làm gì?
  • Khi xảy ra sự cố, nhân viên y tế thấy mình cô đơn lạc lõng ở cái cõi đời ô trọc này, giữa một bên là bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đòi một khoản tiền lớn, thật sự lớn lắm so với đồng lương còm cỏi của mình; còn một bên là lãnh đạo của mình muốn mọi chuyện nhanh chóng êm xuôi thúc ép mình b
  • Bạo hành với nhân viên y tế đang gia tăng ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Bạo hành với nhân viên y tế thường do nghiện M* t*y, thiếu hiểu biết, thiếu khoan dung và thiếu sự tôn trọng...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY