Khoa học hôm nay

Thi viết Tôi chọn nghề: Đường thoát nghèo

MangYTe - Tôi sinh ra và lớn lên tại Tản Lĩnh, Ba Vì (Hà Nội). Những khó khăn ở vùng nông thôn ngoại ô này đã nuôi dưỡng cho tôi một ước mơ thoát nghèo bằng đường học nghề.

Đoàn Đức Mạnh trong cuộc thi Tay nghề giỏi ngành GTVT năm 2019 - Ảnh: THIÊN NAM

Nhớ ngày trước, khi chuẩn bị kết thúc năm học, chúng bạn tôi ai cũng có cho mình một sự lựa chọn riêng và đặc biệt. Nhưng với tôi, đó là cả một nỗi buồn vì biết gia đình mình không đủ điều kiện để tôi theo chúng bạn.

Tạm dừng bước sau lớp 9

Bố tôi đi làm xa từ khi tôi còn bé, nhà chỉ có hai mẹ con nên mọi việc trong nhà mẹ con tôi cùng san sẻ. Tôi vẫn còn nhớ như in vào ngày cuối cấp của năm học, tôi quyết định không học tiếp cấp 3 vì tôi biết cuộc sống gia đình mình không đủ để trang trải.

Cứ mỗi lần nhìn đám bạn nói chuyện chọn trường, tôi lại lặng lẽ buồn và đi ra một nơi khuất. Nhưng giờ nhìn lại, tôi biết đó là một cái duyên. Xong lớp 9, tôi vào làm việc ở xưởng sữa gần nhà. Tại đây, tôi được giao công việc trông coi các thiết bị điện, tất cả các đầu nối đi với nhau rất thông minh khiến tôi khá thích thú.

Với bản tính tò mò sẵn có, tôi mày mò các đường điện, cách đi dây điện. Và không biết từ lúc nào, tôi nung nấu ước mơ trở thành kỹ sư ngành điện để không chỉ nối đường điện cho nhà mình mà còn nối cho cả xóm, cả thôn tôi nữa khi điện về.

Bước ngoặt trường nghề

Đi làm được 2 năm, tôi tiết kiệm được một khoản kha khá. Ngày nọ, mẹ nhận được thông tin tuyển sinh từ thầy giáo và chưa bao giờ tôi thấy bà vui đến thế. "Ở trường này con có thể học cấp 3 và học nghề, mẹ thấy bảo được học nghề miễn phí, tốt quá con ạ" - tôi nhớ rõ từng lời mẹ hôm đó.

Tôi cầm tờ thông tin từ mẹ mà lòng không khỏi vui sướng. Tôi bắt đầu tìm hiểu mọi thông tin, rồi chọn vào Trường cao đẳng Giao thông vận tải (GTVT) trung ương I học hệ 9+. Năm nhất, học kỳ I chúng tôi chỉ học văn hóa buổi sáng, nhưng sang đến học kỳ II chúng tôi phải học cả ngày, sáng học văn hóa, chiều học nghề.

Đối với tôi, những ngày học nghề là những trải nghiệm vô cùng tuyệt vời. Tôi đăng ký nghề điện công nghiệp, được học từ những thứ cơ bản nhất của điện, từ cái bảng điện đến các đầu nối, rồi những môn nâng cao.

Tất cả những gì được học tôi đều mang về nhà thực hành, Lúc đầu là đường điện phòng khách, sau là đường điện của cả nhà và rồi đến đường điện của các ông, các bà cùng làng tôi. Tôi trở thành một gương mặt quen thuộc, hễ cứ khi nhà ai hỏng điện là hô lên: "Gọi thằng cu Mạnh đến giúp".

Tôi chưa bao giờ hối hận khi chọn Trường cao đẳng GTVT trung ương I - nơi nuôi dưỡng ước mơ của mình. Ước mơ ấy như được chắp cánh hơn nữa khi tôi là 1 trong 3 gương mặt được chọn đại diện nhà trường tham dự kỳ thi tay nghề ngành GTVT năm 2019.

Những ngày tháng luyện thi tôi và hai bạn thi nghề điện được thầy cô cho luyện riêng tại phòng thực hành nghề điện. Ngoài giờ lên lớp học văn hóa và học nghề hằng ngày, chúng tôi phải ở lại thêm 4-5 tiếng một ngày luyện tay nghề.

Cuối cùng, không phụ bao ngày luyện tập vất vả, tôi được vinh danh khi đoạt giải nhất nghề điện công nghiệp. Tôi càng cảm thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn và mục tiêu rõ ràng hơn. Hiện tại, tôi đang tất bật chuẩn bị cho kỳ thi tay nghề giỏi quốc gia diễn ra tới đây.

Tôi sẽ cố gắng đạt kết quả cao hơn để thực hiện ước mơ được tham gia các kỳ thi tay nghề ASEAN và thế giới, khi đó tôi sẽ có công việc tốt và có thu nhập cao để cuộc sống mẹ con không còn vất vả nữa.

Học nghề, theo tôi, đó là con đường ngắn nhất đi tới thành công các bạn ạ. Tôi thường tự nhủ nếu được chọn lại, tôi vẫn sẽ học nghề.

Kết thúc nhận bài thi viết Tôi chọn nghề lần 2

Sau hơn 6 tháng triển khai, cuộc thi viết Tôi chọn nghề lần 2 do báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) tổ chức đã nhận được hơn 300 bài dự thi. Ban tổ chức thông báo chính thức kết thúc nhận bài dự thi và tiến hành chấm giải. Thời gian công bố kết quả dự kiến vào tháng 8-2020.

ĐỨC MẠNH (Hà Nội)

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/thi-viet-toi-chon-nghe-duong-thoat-ngheo-20200701224939249.htm)

Tin cùng nội dung

  • (MangYTe) Có những thứ bạn càng mong bạn càng bị vuột khỏi tầm tay, và bí quyết thoát nghèo cũng không phải ngoại lệ, chỉ khi bạn chấp nhận thực tế để nỗ lực vươn lên, tốt hơn lên mỗi ngày mới là khôn ngoan.
  • (MangYTe) - Cả nhà chị Toan còn đang chìm trong giấc ngủ thì nghe tiếng nổ lộp bộp. Ngọn lửa trùm lên nóc nhà, mọi người hô nhau vừa tháo chạy ra ngoài thì mái nhà đổ sập xuống. Gia đình 4 người giờ tan tác như bầy chim vỡ tổ, tài sản sót lại là thùng thóc cháy đen thì không ăn được...
  • Thấy bà con, học sinh đi bộ vất vả phải vượt khe suối, bờ ruộng để đến trung tâm xã, ông Dị quyết tâm hiến đất đồi và đất ruộng để mở đường vào thôn.
  • Thấy bà con, học sinh đi bộ vất vả phải vượt khe suối, bờ ruộng để đến trung tâm xã, ông Dị quyết tâm hiến đất đồi và đất ruộng để mở đường vào thôn.
  • (MangYTe) - Anh chị đều sinh ra trong những gia đình nghèo, nên khi lấy nhau họ cam chịu số phận nghèo khó, cố làm lụng chắt chiu từng đồng để lo cho con cái. Nhưng ai ngờ, sinh ra 3 đứa con, thì hai đứa mắc căn bệnh thiếu máu huyết tán (Thalassaemia). Đứa thứ 3 đang trong tình trạng như “bom nổ chậm”! Anh chị cứ sống trong nỗi lo sợ các con có thể “ra đi” bất cứ lúc nào.
  • (MangYTe) - Anh chị đều sinh ra trong những gia đình nghèo, nên khi lấy nhau họ cam chịu số phận nghèo khó, cố làm lụng chắt chiu từng đồng để lo cho con cái. Nhưng ai ngờ, sinh ra 3 đứa con, thì hai đứa mắc căn bệnh thiếu máu huyết tán (Thalassaemia). Đứa thứ 3 đang trong tình trạng như “bom nổ chậm”! Anh chị cứ sống trong nỗi lo sợ các con có thể “ra đi” bất cứ lúc nào.
  • (MangYTe) - Vụ T*i n*n thảm khốc khiến anh Định rơi vào tình trạng thập tử nhất sinh, hai đứa con thơ nheo nhóc. Trong khi nợ viện phí điều trị cho chồng mỗi ngày một tăng, chị Sen lại rơi vào cảnh mất việc.
  • ​Trong chuyến công tác về Sóc Trăng, theo đoàn công tác của Bộ Y tế thăm và khám bệnh cho một số người bị mù một mắt và hai mắt ở thị xã Vĩnh Châu, tôi có dịp được chuyện trò cùng TS.BS. Vũ Tuấn Anh - Trưởng phòng chỉ đạo tuyến Viện mắt Trung Ương và có một câu chuyện từ vị TS.BS. trẻ này làm tôi nhớ mãi, đó cũng là nỗi day dứt trong anh.
  • Việc nâng mức đóng BHYT nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Khi đi khám chữa bệnh BHYT, học sinh vẫn được hưởng 80% chi phí khám chữa bệnh, đồng chi trả 20%, trừ nhóm thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo.
  • Từ năm học 2015 - 2016, học sinh, sinh viên phải đóng bảo hiểm y tế (BHYT) tăng từ 3% mức lương cơ sở lên 4,5%, tương ứng 434.700 đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY