Trong chuyến công tác về Sóc Trăng, theo đoàn công tác của Bộ Y tế thăm và khám bệnh cho một số người bị mù một mắt và hai mắt ở thị xã Vĩnh Châu, tôi có dịp được chuyện trò cùng TS.BS. Vũ Tuấn Anh - Trưởng phòng chỉ đạo tuyến Viện mắt Trung Ương và có một câu chuyện từ vị TS.BS. trẻ này làm tôi nhớ mãi, đó cũng là nỗi day dứt trong anh.
Bệnh nhân tên Lâm Chia (43 tuổi) ở xã Vĩnh Hải, bị mù một mắt. Cũng như bao hộ gia đình nghèo trong xã, từ nhỏ đến giờ, cuộc đời của anh Lâm Chia đã gắn bó với cây hành tím. Hành tím là đặc sản của xứ này và cũng bao đời nay nuôi sống người dân xứ này. Tuy nhiên, khi làm hành và bóc hành, tinh dầu cay nồng của hành bốc lên làm mắt dễ bị cay xè mà khi cay, phản ứng của tất cả mọi người sẽ dùng tay dụi mắt. Hành tím mới nhổ lên phủ đầy đất cát, bụi bẩn, bàn tay cũng bị bẩn, vì thế càng dụi lại càng đau. Bệnh nhân Lâm Chia cũng rơi vào tình trạng đó dẫn đến bị viêm.
Ở thôn quê ngày xưa, chuyện đi bác sĩ cũng giống như một điều xa xỉ, còn hiếm hơn chuyện thỉnh thoảng đi đám giỗ, đám tiệc vậy. Người bị đau cứ nghe hết lời người này dạy sao, người khác chỉ thế nào cũng làm theo, bệnh nhân ra hiệu Thu*c ngoài phố mua chai Thu*c nhỏ mắt hiệu dexacol (khi ấy còn chưa bị đình chỉ lưu hành) về nhỏ. Thu*c có chứa chất corticoid có tác dụng chống viêm mạnh nên một hai lần đầu, hễ cứ thấy xót thấy đau mắt là bệnh nhân nhỏ là thấy hiệu quả, hêt đau tức thì. Thế rồi tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác, corticoid đã tàn hại dần dần con mắt của bệnh nhân Lâm Chia, dẫn anh đến bệnh glocom (dân gian còn gọi là bệnh thiên đầu thống) và cuối cùng là hỏng hoàn toàn con mắt này.
Câu chuyện của bệnh nhân Lâm Chia chỉ là một ví dụ trong hàng chục ví dụ khác nhau mà bác sĩ Tuấn Anh đã khám ở nơi đây. Có những ông cụ, bà cụ đã hỏng mắt hàng chục năm nay. Hỏi, bệnh nhân kể, ngày xưa khi mắt đau, cha mẹ đi hái một loại lá cây gì đó giã nát, đắp lên mắt rồi băng kín lại. Khi mở băng ra thì con mắt đã hỏng hoàn toàn, có dẫn đến bác sĩ cũng không kịp chạy chữa gì nữa.
“Một là ý thức tự bảo vệ sức khỏe của người dân vùng sâu
vùng xa còn rất kém. Qua những trường hợp này mới thấy việc phát triển y tế thôn bản hay y tế xã, địa phương là hết sức cần thiết. Định hướng về công tác bác sĩ gia đình của Bộ Y tế là cũng vô cùng thiết thực đối với những làng, bản, xã hẻo lánh, xa xôi. Người dân sẽ có cơ hội hiểu thêm cần phải làm gì khi đau ốm bệnh tật”, TS.BS.Vũ Tuấn Anh tâm sự.
“Thêm một điều nữa là: những nhà Thu*c tư nhân bán Thu*c cho người dân khi người dân tự đi mua Thu*c uống, Thu*c nhỏ mắt cũng cần phải hiểu rõ mình đang bán Thu*c gì, người mua có toa Thu*c của bác sĩ hay không. Việc nhà Thu*c tự tiện bán Thu*c có chứa chất corticoid không theo toa bác sĩ cho người bệnh là một hình thức trực tiếp chứ không còn là gián tiếp hại người bệnh. Bởi corticoid đã được Bộ Y tế đưa vào danh mục Thu*c độc bảng B- có tác dụng chống viêm nhưng cũng là một con dao hai lưỡi mà khi sử dụng bất kỳ bác sĩ nào cũng rất thận trọng”, TS. BS. Vũ Tuấn Anh chia sẻ.
Nguyễn Tùng