Cây thuốc quanh ta hôm nay

Thiên trúc hoàng trị sốt cao, hen suyễn

Thiên trúc hoàng là những cục hay bột màu xám trắng trong các gióng ống cây nứa (Bambusa ps.), thuộc họ lúa (Poaceae).
Về thành phần hóa học, thiên trúc hoàng có kali hydroxyd, silic, Al2O3, Fe2O3, calci carbonat. Theo Đông y, thiên trúc hoàng vị ngọt, tính hàn; vào tâm và can.

Tác dụng thanh nhiệt khứ đàm, thanh tâm, định kinh, an thần. Chữa sốt cao, hôn mê vật vã. Người lớn trúng phong cấm khẩu, bệnh nhiệt hôn mê, ho nhiều đờm. Trẻ em sốt cao kinh giật, đái dầm. Ngày dùng 3 - 6g Thu*c sắc, Thu*c bột liều 1 - 3g. Sau đây là một số bài Thu*c có thiên trúc hoàng:

Trừ đờm, cắt cơn hen suyễn: Dùng khi phổi nóng (phế nhiệt), nhiều đờm, hen suyễn. Dùng viên thiên trúc hoàng: thiên trúc hoàng 6g, thanh đại 6g, tằm sa (phân tằm) 12g, chu sa 2g, hoàng liên 4g, xạ hương 0,08g, cương tằm 4g. Các vị nghiền chung thành bột mịn, chế với hồ tinh bột thành hoàn. Mỗi lần uống 2 - 4g với nước đun sôi. Chữa trẻ em tắc đờm, hen suyễn.

Thanh tâm, trấn kinh: Chữa sốt nóng, mê man, nói mê, trẻ em trúng phong (cảm gió), co giật.

Bài 1: Bột thiên trúc hoàng: cương tằm, thiên trúc hoàng, uất kim, chi tử, thuyền thoái, cam thảo. Các vị có liều lượng như nhau, nghiền chung thành bột mịn. Mỗi lần uống 4g với nước đun sôi hoặc sắc uống. Chữa trẻ em trúng phong, khóc đêm.

Bài 2: thiên trúc hoàng 2g, ngưu hoàng 1g, chu sa 0,3g. Các vị tán bột trộn đều. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1g. Trẻ em dùng nửa liều hay ít hơn tùy theo tuổi. Chữa các bệnh về não, kinh quyết.

Bài 3: Tiểu nhi hồi xuân đan: thiên trúc hoàng, mộc hương, trần bì, bạch đậu khấu, bán hạ, toàn yết, bối mẫu, chỉ xác, trầm hương, cương tằm, đàn hương, thiên ma mỗi loại 40g; đơm nam tinh 60g, đại hoàng 60g, cam thảo 28g, câu đằng 24g; xạ hương, ngưu hoàng, chu sa (tán bột để riêng) mỗi loại 12g. Các vị tán bột mịn, làm viên nặng 0,09g, lấy bột chu sa bao áo. Dưới 1 tuổi dùng mỗi lần 1 hoàn, 1 - 2 tuổi dùng 2 hoàn, ngày uống 2 - 3 lần. Tác dụng khai khiếu định kinh, thanh nhiệt hóa đàm. Trị trẻ em kinh cấp, sốt cao phiền táo mê man, kinh sợ co quắp, nôn, dạ đề nôn trớ, ho hen đàm suyễn, đau bụng đi tướt.

Chú ý: Chỉ dùng cho người có chứng bệnh thực nhiệt, đàm hoả (đờm nhiều, sốt cao).

TS. Nguyễn Đức Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/thien-truc-hoang-tri-sot-cao-hen-suyen-n143339.html)

Chủ đề liên quan:

sốt cao thiên trúc hoàng

Tin cùng nội dung

  • Hiện tượng co giật ở trẻ rất có hại cho cơ thể và bộ não do thiếu ôxy não, nhất là nếu cơn co giật kéo dài và tái đi tái lại nhiều lần.
  • Địa long còn có tên giun đất, khưu dẫn, là con giun khoang cổ đã phơi khô (Pheretima asiatica Michaelsen.), thuộc họ cự dẫn.
  • Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố; các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế
  • Cúm là một bệnh do virut typ A và typ B lây truyền ở đường hô hấp trên và dưới, thường phát thành dịch lớn, tái xuất hiện hàng năm và kéo dài 6-8 tuần, thế giới hàng năm có hơn 10% dân số mắc cúm.
  • Sốt cao co giật là một bệnh hay gặp ở trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi (chủ yếu ở lứa tuổi từ 12 – 18 tháng), khi có đợt sốt cao, chiếm tỷ lệ khoảng 5%.
  • Trong điều trị, bên cạnh tác dụng chữa bệnh của Thuốc thì dị ứng Thuốc luôn là một nguy cơ mà cả thầy Thuốc và bệnh nhân cần đề phòng và ứng phó khi xảy ra.
  • Trẻ bị sởi nên hạn chế chất béo, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nướng, xông khói, nội tạng động vật, bánh kem, chocolate.
  • Nắng nóng như thiêu như đốt trên 40 độ C khiến nhiều trẻ nhỏ lũ lượt được đưa đi khám với biểu hiện sốt do say nóng, trẻ sốt cao nhưng mũi họng không có biểu hiện viêm nhiễm, chảy nước.
  • Câu đằng là thân cành non mang gai móc câu phơi khô của cây câu đằng (Uncaria rhynchophylla (Miq) Jack.)
  • Sốt là phản xạ của cơ thể và với nhiều nguyên nhân khác nhau, có nguyên nhân có lợi nhưng đa số nguyên nhân là có hại, đặc biệt là sốt cao gặp ở trẻ em và NCT. Khi NCT bị sốt,
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY