Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Kịch bản ứng phó bệnh đậu mùa khỉ tại TP HCM

Các cửa khẩu tại TP HCM tăng cường giám sát bằng máy đo thân nhiệt từ xa và quan sát tìm triệu chứng đậu mùa khỉ ở người nhập cảnh; trạm y tế là nơi tiếp nhận khai báo nghi mắc bệnh này.

Sở y tế thành phố ngày 26/5 yêu cầu trung tâm kiểm soát bệnh tật tp hcm (hcdc) chuẩn bị kịch bản như trên để xử lý khi phát hiện trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ mắc đậu mùa khỉ - bệnh đang lây truyền 12 quốc gia.

Theo đó, trạm y tế địa phương sẽ tiếp nhận trường hợp khai báo có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh này và hướng dẫn đến các cơ sở y tế khám, điều trị kịp thời. Nếu sàng lọc, phát hiện ca nghi, bệnh viện báo HCDC xử lý.

Sở y tế tp hcm chia ba mức độ liên quan đến bệnh này, là nghi ngờ mắc, có thể mắc và trường hợp xác định. trong đó, nhóm nghi ngờ mắc đậu mùa khỉ là người mọi lứa tuổi, đang sinh sống tại quốc gia không lưu hành bệnh đậu mùa khỉ, bị phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân; có một hoặc nhiều dấu hiệu, triệu chứng kể từ ngày 15/3 như đau đầu, sốt trên 38,5 độ c, nổi hạch (sưng hạch bạch huyết), đau cơ, đau lưng, suy nhược.

Trường hợp có thể mắc là người trong nhóm nghi ngờ và có một hoặc nhiều yếu tố dịch tễ như tiếp xúc trực tiếp với người bệnh; tiếp xúc trực tiếp với da hoặc tổn thương da, bao gồm cả quan hệ t*nh d*c; tiếp xúc với các vật dụng bị ô nhiễm như quần áo, giường hoặc đồ dùng của người nghi hoặc xác định mắc bệnh đậu mùa khỉ trong 21 ngày trước khi bắt đầu có triệu chứng, có tiền sử đi du lịch đến các quốc gia lưu hành bệnh đậu mùa khỉ trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng...

Người được xác định bệnh khi có kết quả xét nghiệm Realtime PCR dương tính với virus đậu mùa khỉ. Trường hợp được loại trừ là nghi ngờ nhưng kết quả xét nghiệm Realtime PCR âm tính với virus đậu mùa khỉ.

Ngành y tế khuyến cáo người dân tránh tiếp xúc gần gũi với người mắc bệnh đậu mùa, tránh tiếp xúc trực tiếp với vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng nhiễm mầm bệnh. Thường xuyên rửa tay sạch bằng xà phòng và các dung dịch sát khuẩn thông thường, che miệng khi ho, hắt hơi. Người có các triệu chứng nghi ngờ chủ động liên hệ y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời.

Người có các triệu chứng nghi ngờ cần chủ động tự cách ly và tránh quan hệ t*nh d*c. người xác định mắc bệnh phải được cách ly y tế đến khi điều trị khỏi bệnh. người đến các quốc gia có bệnh đậu mùa khỉ cần tránh tiếp xúc với động vật có vú bị bệnh như động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng (ch*t hoặc sống) có thể chứa virus này; không nên ăn hoặc tiếp xúc với động vật hoang dã; không ăn thịt động vật chưa nấu chín kỹ hoặc ăn sản phẩm từ động vật bị nhiễm bệnh.

Đường lây truyền và triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ (bấm vào ảnh). đồ họa: tạ lư

Đậu mùa khỉ là bệnh do virus gây ra, lây truyền từ người qua người khi tiếp xúc gần gũi, qua vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và qua tiếp xúc với các vật dụng bị nhiễm mầm bệnh như chăn, ga, gối, nệm. Bệnh thường diễn tiến nặng ở trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người bị suy giảm miễn dịch. Thời gian ủ bệnh 5-21 ngày. Bệnh có triệu chứng tương tự bệnh đậu mùa, tuy nhiên hay gặp tổn thương da toàn thân và có hạch to.

Đến nay, Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, trước nguy cơ dịch có thể lây lan, Cục Y tế dự phòng yêu cầu các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện ca nghi mắc ngay tại cửa khẩu.

Tính đến ngày 25/5, tổ chức y tế thế giới (who) ghi nhận 158 ca nhiễm, 117 ca nghi nhiễm ở 19 quốc gia, chưa có ca t* vong. cơ quan này cho biết không có bằng chứng cho thấy virus đậu mùa khỉ đột biến và dự báo số ca mắc đậu mùa khỉ sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới khi mở rộng giám sát.

Lê Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/kich-ban-ung-pho-benh-dau-mua-khi-tai-tp-hcm-4468603.html)

Tin cùng nội dung

  • Địa long còn có tên giun đất, khưu dẫn, là con giun khoang cổ đã phơi khô (Pheretima asiatica Michaelsen.), thuộc họ cự dẫn.
  • Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố; các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế
  • Cúm là một bệnh do virut typ A và typ B lây truyền ở đường hô hấp trên và dưới, thường phát thành dịch lớn, tái xuất hiện hàng năm và kéo dài 6-8 tuần, thế giới hàng năm có hơn 10% dân số mắc cúm.
  • Sốt cao co giật là một bệnh hay gặp ở trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi (chủ yếu ở lứa tuổi từ 12 – 18 tháng), khi có đợt sốt cao, chiếm tỷ lệ khoảng 5%.
  • Trong điều trị, bên cạnh tác dụng chữa bệnh của Thuốc thì dị ứng Thuốc luôn là một nguy cơ mà cả thầy Thuốc và bệnh nhân cần đề phòng và ứng phó khi xảy ra.
  • Trẻ bị sởi nên hạn chế chất béo, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nướng, xông khói, nội tạng động vật, bánh kem, chocolate.
  • Nắng nóng như thiêu như đốt trên 40 độ C khiến nhiều trẻ nhỏ lũ lượt được đưa đi khám với biểu hiện sốt do say nóng, trẻ sốt cao nhưng mũi họng không có biểu hiện viêm nhiễm, chảy nước.
  • Câu đằng là thân cành non mang gai móc câu phơi khô của cây câu đằng (Uncaria rhynchophylla (Miq) Jack.)
  • Sốt là phản xạ của cơ thể và với nhiều nguyên nhân khác nhau, có nguyên nhân có lợi nhưng đa số nguyên nhân là có hại, đặc biệt là sốt cao gặp ở trẻ em và NCT. Khi NCT bị sốt,
  • Cách đây 2 tháng, trong một lần say, em quan hệ T*nh d*c không an toàn, về nhà em rất lo lắng. Mấy tuần trước em bị tiêu chảy 3-4 ngày, dùng Thu*c rồi hết.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY