Tâm linh hôm nay

Thơ chữ Hán về Phật hoàng Trần Nhân Tông

Đức Vua đã không tham quyền cố vị, đã trút bỏ bụi trần “tham sân si” với tấm lòng bao dung hòa giải, hòa hợp, đức độ và tĩnh tâm đến tu tại nơi khí linh hội tụ rợp mây lành

Các quốc gia và các dân tộc theo đạo Phật đều có những điểm chung là “Quy y Phật” nhưng mỗi nước cũng có những đặc thù của riêng mình, như phật giáo Trung Quốc, Phật giáo Nhật Bản, phật giáo Thái Lan, Phật giáo Việt Nam…Nói đến đặc trưng của Phật giáo Việt Nam chính là nói đến trung tâm Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử và có thể nói Trúc Lâm Yên Tử là Kinh đô của Phật giáo Việt Nam:

Trúc Lâm Yên Tử tựa Kinh Đô

Hội tụ thập phương tử tôn hiền

Lễ hội Trúc Lâm Yên Tử thường kéo dài 3 tháng (bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng Âm lịch hàng năm) và mỗi năm có hàng triệu người hành hương về đây lễ Phật:

Triều bái Phật đường quy Thiền định *(1)

Phật Hoàng ân đức vĩnh thiên thu

Trúc Lâm Yên Tử trở thành Kinh đô Phật giáo kể từ khi đức Vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng đến tu tịnh, làm chấn động cả đất trời về một Đức Chí Tôn nhân từ đức độ:

Từ bỏ ngai vàng quy y Phật

Chấn động càn khôn Đức Chí Tôn *(3)

Đức Vua đã không tham quyền cố vị, đã trút bỏ bụi trần “tham sân si” với tấm lòng bao dung hòa giải, hòa hợp, đức độ và tĩnh tâm đến tu tại nơi khí linh hội tụ rợp mây lành:

Siêu phàm thoát tục tâm thư thái *(4)

Hòa giải bao dung đức độ hiền

Tĩnh tâm tọa lạc tu Thiền định

Chung linh dục tú tập tường vân *(5)

Vị Vua hiền của nước Việt không chỉ tạo dựng một nền Phật giáo đặc trưng cho đất nước mà còn mưu tính cho đàn sau để nối đời truyền đạo Phật:

Yến dực di mưu truyền dịch diệp *(6)

Trinh tường biền tập “Chuyển Pháp Luân *(7)

Dưới đây là toàn bộ bài thơ chữ Hán về đức Phật hoàng Trần Nhân Tông:

佛 皇 陳 仁 宗 竹 林 安 子 似 京 都 會 聚 十 方 子 孫 賢 朝 拜 佛 堂 皈 禪 定 息 肩 帝 祚 皈 依 震 動 乾 坤 德 至 尊 超 凡 俗 心 舒 泰 和 解 包容 德 度 賢 靜 心 座 樂修 禪 定 鍾 靈 毓 秀 集 祥 雲 燕 翼 詒 謀 傳 奕 葉 禎 祥 騈 集 轉 法 輪

Dịch:Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Trúc Lâm Yên Tử tự Kinh đô

Hội tụ thập phương tử tôn hiền

Triều bái Phật đường quy Thiền định*(1)

Phật hoàng ân đức vĩnh thiên thu

Tức kiên Đế tộ quy y Phật *(2)

Chấn động Càn Khôn Đức Chí Tôn *(3)

Siêu phàm thoát tục tâm thư thái*(4)

Hòa giải bao dung đức độ hiền

Tĩnh tâm tọa lạc tu Thiền định

Chung linh dục tú tập tường vân *(5)

Yến dực di mưu truyền dịch diệp *(6)

Trinh tường biền tập “Chuyển Pháp Luân” *(7)

Giải nghĩa một số từ:

*(1) Triều bái Phật đường quy Thiền định: Khách thập phương hành hương về lễ Phật. “Thiền định”:là một pháp môn tu tập để thanh lọc tâm thức,chứng thành quả vị giải thoát ,giác ngộ

*(2) Tức kiên Đế tộ quy y Phật: Nghĩa là từ bỏ Ngai vàng đi tu theo Phật.

*(3) Chấn động Càn Khôn Đức Chí Tôn: Chấn động cả Đất Trời về vị Vua tôn kính.

*(4) Siêu phàm thoát tục tâm thư thái: Trút bỏ “tham sân si” với thân tâm thanh tịnh.

*(5) Chung linh dục tú tập tường vân: Khí linh thiêng hội tụ cùng mây lành.

*(6) Yến dực di mưu truyền dịch diệp: Mưu tính cho đàn sau để nối đời.

*(7) Trinh tường biền tập “Chuyển Pháp Luân”: Đem đến phúc lành mỗi khi cùng sát vai nhau truyền giáo pháp của Đức Phật; “Pháp Luân”:là hình ảnh tượng trưng cho toàn thể giáo pháp của Đức Phật; “Chuyển Pháp Luân”:Là các hoạt động của Tăng Ni và Phật tử nhằm hướng dẫn người chưa biết Phật pháp vào đạo Phật.

Tác giả: Trần Đăng, Pháp danh: Chân Chính

Trần Đăng

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/tho-chu-han-ve-phat-hoang-tran-nhan-tong-d9680.html)

Tin cùng nội dung

  • Sáng 29/10/Ất Mùi (10/12/2015), Khai mạc Lễ Hội Hoằng pháp toàn quốc 2015, Hội thảo Phật giáo Trúc Lâm Hội tụ và lan tỏa, tưởng niệm 707 năm Ngày Đức Vua Phật hoàng Trần Nhân Tông nhâp Niết bàn (01/11/1308 – 2015) tại Khu di tích - danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh), ôn lại cuộc đời và sự nghiệp của đức Vua, Phật hoàng Trần Nhân Tông là một sự kiện có nhiều ý nghĩa, thể hiện đạo lý, truyền thống tốt đẹp: “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.
  • Triều đại nhà Trần là một trong những triều đại hưng thịnh và vẻ vang nhất trong lịch sử nước ta. Ở mỗi góc độ nghiên cứu và phân tích ta lại thấy có một nguyên nhân sâu xa khác nhau.
  • Thiền phái Trúc Lâm thời Trần là dòng thiền nổi bật nhất trong tiếntrình lịch sử Phật giáo Việt Nam. Dòng thiền này do người Việt Nam sánglập, mang đậm bản sắc dân tộc.
  • Trong diễn văn của Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết tại buổi khai mạc Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc 2008 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình Hà Nội, sáng ngày 14.5.2008 đã khẳng định:
  • Tôi nghĩ có lẽ sau này những người trí thức Mỹ, đặc biệt các trường Đạihọc Mỹ họ quan tâm vấn đề đó, vì vấn đề đó là vấn đề lớn. Và khi họnghiên cứu Việt Nam, thì có lẽ nhân vật tiêu biểu nhất cho Việt Nam làTrần Nhân Tông.
  • Ngày Quốc tế Vesak này mang đến một cơ hội phúc đức cát tường. Trên tinh thần này, chúng tôi mong muốn tri ân Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ủy ban tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc (ICDV) vì sự lãnh đạo và tầm nhìn của họ.
  • Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN trân trọng thông báo đến Quý Ban, Viện Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố được biết và triển khai thực hiện theo tinh thần nội dung Thông bạch này.
  • Nhìn trên lịch sử dân tộc cũng như lịch sử Phật giáo Việt Nam, chúng ta hãnh diện rằng đất nước mình có những người tu rất là xứng đáng. Sau khi đi tu rồi Ngài tuyên bố: Kể từ đây không đi thuyền rồng, không cỡi ngựa...
  • Trần Nhân Tông một tính cách lớn, một tâm hồn lớn đối với dân tộc Việt Nam, thế nhưng với Ngài đó chỉ là một góc đời rất nhỏ quanh quẩn chốn triều ca. Ở nơi con người ấy, chí xuất trần cao gấp vạn bội và con đường hướng thượng vẫn là quay gót trở về với chính mình.
  • (MangYTe) - Lý do thu hồi số sản phẩm này là do thành phần công thức sản phẩm mỹ phẩm ghi trên nhãn không đúng như thành phần công thức đã kê khai trên phiếu công bố.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY