Khoa học hôm nay

Về với Ngọa Vân - nơi cảnh tiên cõi Phật

Đây là vùng đất mà Phật hoàng Trần Nhân Tông- người sáng lập ra dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử - từng tu hành và nhập Niết bàn.

Chùa Ngọa Vân nằm trong quần thể di tích lịch sử văn hóa tâm linh thời Trần, thuộc địa bàn xã An Sinh và Bình Khê, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
Chùa nằm ở vị trí trung tâm sườn phía Nam của núi Bảo Đài, ở độ cao trung bình 588m – 644m so với mặt nước biển.
Chùa Ngọa Vân là một trong 14 điểm di tích thuộc Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều.
Đây là nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông tu hành, hóa Phật. Bởi thế, Ngọa Vân được coi là thánh địa của Phật giáo Trúc Lâm.
Quần thể di tích Ngọa Vân bao gồm 4 khu với 15 cụm chùa, tháp khác nhau đã được phát hiện gồm: Thông Đàn - Đô Kiệu, Ngọa Vân, Đá Chồng, Ba Bậc, trong đó Ngọa Vân là khu trung tâm.
Tháng 8/1299, Thượng hoàng Trần Nhân Tông xuất gia vào núi Yên Tử tu hành khổ hạnh, lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà. Khi lên tu tại am Tử Tiêu trên ngọn núi Tử Tiêu, Ngài xưng là Trúc Lâm Đại Sĩ. Tháng 5/1307, Trúc Lâm Đại Sĩ lên tu tại một am trên ngọn núi Ngọa Vân, am nơi Trúc Lâm Đại Sĩ tu hành được gọi là am Ngọa Vân. Tháng 11/1308, Ngài an nhiên nhập Niết bàn tại am Ngọa Vân.
Sau khi Phật hoàng hóa Phật, Pháp Loa – Tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm tổ chức hỏa thiêu Phật hoàng ngay tại Ngọa Vân, thu được hàng nghìn viên xá lỵ và ngọc cốt. Một phần xá lị được tôn trí trong Phật hoàng tháp tại am Ngọa Vân, số còn lại được đưa đi tôn trí ở nhiều nơi như Đức Lăng (Thái Bình), tháp Phổ Minh (Nam Định). Tại Ngọa Vân hiện vẫn còn tháp Phật hoàng, nơi lưu giữ xá lị của Ngài.
Cùng với đó, nhờ sự giúp đỡ của vua Trần Anh Tông, đệ nhị tổ Pháp Loa đã xây dựng mở rộng thánh địa Ngọa Vân thành một quần thể chùa tháp lớn. Cũng từ đây, Ngọa Vân được xây dựng mở rộng thành trung tâm của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử.
Hiện tại chùa Ngọa Vân đã và đang tiếp tục được trùng tu, tôn tạo.
Sau một thời gian bị quên lãng, Ngọa Vân giờ đây đang được đánh thức cùng với những giá trị to lớn của di tích, là một trong những điểm du lịch nổi bật của vùng đất Đông Triều.
Các kết quả khai quật của các nhà khảo cổ mới đây đã thêm cơ sở để khẳng định chùa Ngọa Vân có từ thời Trần, gắn liền với cuộc đời tu hành, viên tịch của Ngài, gắn bó chặt chẽ với khu di tích Yên Tử.
Việc trùng tu tôn tạo để dần trả lại không gian văn hóa xưa của di tích không chỉ là việc làm để bảo tồn các giá trị di sản văn hóa mà còn phục dựng nơi tham quan, nghiên cứu, giáo dục cho mọi người, nhất là thế hệ trẻ về tầm vóc và tư tưởng của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Theo CTV Mai Anh/VOV

Link bài gốc Lấy link

https://vov.vn/du-lich/ve-voi-ngoa-van-noi-canh-tien-coi-phat-1012559.vov

Theo CTV Mai Anh/VOV

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/ve-voi-ngoa-van-noi-canh-tien-coi-phat/20210520031229619)

Tin cùng nội dung

  • Trong diễn văn của Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết tại buổi khai mạc Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc 2008 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình Hà Nội đã khẳng định:
  • Sáng 29/10/Ất Mùi (10/12/2015), Khai mạc Lễ Hội Hoằng pháp toàn quốc 2015, Hội thảo Phật giáo Trúc Lâm Hội tụ và lan tỏa, tưởng niệm 707 năm Ngày Đức Vua Phật hoàng Trần Nhân Tông nhâp Niết bàn (01/11/1308 – 2015) tại Khu di tích - danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh), ôn lại cuộc đời và sự nghiệp của đức Vua, Phật hoàng Trần Nhân Tông là một sự kiện có nhiều ý nghĩa, thể hiện đạo lý, truyền thống tốt đẹp: “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.
  • Triều đại nhà Trần là một trong những triều đại hưng thịnh và vẻ vang nhất trong lịch sử nước ta. Ở mỗi góc độ nghiên cứu và phân tích ta lại thấy có một nguyên nhân sâu xa khác nhau.
  • Thiền phái Trúc Lâm thời Trần là dòng thiền nổi bật nhất trong tiếntrình lịch sử Phật giáo Việt Nam. Dòng thiền này do người Việt Nam sánglập, mang đậm bản sắc dân tộc.
  • Trong diễn văn của Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết tại buổi khai mạc Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc 2008 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình Hà Nội, sáng ngày 14.5.2008 đã khẳng định:
  • Tôi nghĩ có lẽ sau này những người trí thức Mỹ, đặc biệt các trường Đạihọc Mỹ họ quan tâm vấn đề đó, vì vấn đề đó là vấn đề lớn. Và khi họnghiên cứu Việt Nam, thì có lẽ nhân vật tiêu biểu nhất cho Việt Nam làTrần Nhân Tông.
  • Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN trân trọng thông báo đến Quý Ban, Viện Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố được biết và triển khai thực hiện theo tinh thần nội dung Thông bạch này.
  • Nhìn trên lịch sử dân tộc cũng như lịch sử Phật giáo Việt Nam, chúng ta hãnh diện rằng đất nước mình có những người tu rất là xứng đáng. Sau khi đi tu rồi Ngài tuyên bố: Kể từ đây không đi thuyền rồng, không cỡi ngựa...
  • Trần Nhân Tông một tính cách lớn, một tâm hồn lớn đối với dân tộc Việt Nam, thế nhưng với Ngài đó chỉ là một góc đời rất nhỏ quanh quẩn chốn triều ca. Ở nơi con người ấy, chí xuất trần cao gấp vạn bội và con đường hướng thượng vẫn là quay gót trở về với chính mình.
  • (MangYTe) - Lý do thu hồi số sản phẩm này là do thành phần công thức sản phẩm mỹ phẩm ghi trên nhãn không đúng như thành phần công thức đã kê khai trên phiếu công bố.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY