“Việt Nam là đất nước đa tôn giáo mà đạo Phật là tôn giáo có mặt rất sớm từ hơn 2000 năm trước. Ngay từ buổi đầu tiên, với tư tưởng từ bi, hỷ xả, Phật giáo đã được nhân dân Việt Nam đón nhận, luôn đồng hành cùng dân tộc với phương châm nhập thế, gắn bó giữa Đạo và Đời phấn đấu vì hạnh phúc an vui cho con người. Trong các thời đại, thời nào lịch sử Việt Nam cũng ghi nhận những nhà Sư đại đức, đại trí đứng ra giúp đời, hộ quốc, an dân. Đặc biệt lịch sử Việt Nam mãi mãi ghi nhớ công lao của vị vua anh minh Trần Nhân Tông có công lớn lãnh đạo nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Khi đất nước thái bình, Người nhường ngôi từ bỏ giàu sang, quyền quý, tìm đến nơi non cao Yên Tử để học Phật tu hành, sáng lập nên Thiền phái Trúc Lâm, một dòng Thiền riêng của Việt Nam tồn tại mãi tới ngày nay.”
Sách đại việt sử ký toàn thư ghi: vua trần nhân tông tên “húy là khâm, con trưởng của thánh tông, mẹ là nguyên thánh thiên cảm hoàng thái hậu, sinh năm mậu ngọ, nguyên phong năm thứ 8, tháng 11, ngày 11, được tinh anh thánh nhân, thuần túy đạo mạo, sắc thái như vàng, thể chất hoàn hảo, thần khí tươi sáng. hai cung đều cho là lạ, gọi là kim tiên đồng tử. trên vai bên trái có nốt ruồi đen, cho nên có thể cáng đáng được việc lớn, ở ngôi 14 năm, nhường ngôi 5 năm, xuất gia 8 năm, thọ 51 tuổi, băng ở am ngọa vân núi yên tử, đưa về táng ở đức lăng. vua nhân từ hòa nhã, cố kết lòng dân, sự nghiệp trùng hưng sáng ngời thuở trước, thực là bậc vua hiền của nhà trần”.
Nhân dịp kỷ niệm 709 năm ngày nhập niết bàn của Phật hoàng Trần Nhân Tông, đức vua Phật của dân tộc Việt (16/11/1308 - 16/11/2017) ôn lại cuộc đời của Ngài để chúng ta tự hào về con người Việt, văn hóa, Phật giáo Việt Nam.
Vua trần nhân tông là một con người có thật trong lịch sử bằng xương, bằng thịt như bao con người bình thường khác, sinh ra và lớn lên tại kinh đô thăng long.
Năm 1284 được tin quân giặc tập trung ở hồ nam tới 50 vạn tên, vua nhân tông liền trao cho trần quốc tuấn chức quốc công tiết chế tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang để lo chống giặc. ngoài ra trần nhân tông còn tổ chức triệu tập các bô lão về họp ở điện diên hồng để hỏi ý kiến về đường lối giữa lúc nước sôi lửa bỏng. hội nghị diên hồng là một đại hội đại biểu nhân dân thời ấy, đã bày tỏ quyết tâm sắt đá của toàn dân đánh giặc đến cùng, đem lại quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc cho muôn dân đại việt.
Sau khi chiến thắng giặc ngoại xâm Nguyên Mông, Vua nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông, từ bỏ ngai vàng, vào Yên Tử tu hành rồi hiển Phật…- một Hoàng Đế minh quân kỳ tài, góp phần tô thêm trang sử vàng chói lọi của dân tộc thời nhà Trần, tạo đỉnh cao nền văn minh Đại Việt.
Triều đại nhà trần kéo dài 175 năm, từ năm 1225 đến năm 1400 và trải qua 14 đời vua. trần nhân tông là đời vua thứ 3, sau ông nội là vua trần thái tông và vua cha là trần thánh tông.
Ngài sinh ngày 7 tháng 12 năm 1258, tức vào ngày 11 tháng 11 năm Mậu Ngọ và mất ngày 16 tháng 11 năm 1308 tức vào ngày 03 tháng 11 năm Mậu Thân.
Năm 16 tuổi, được vua cha lập làm Hoàng Thái tử, Ngài hai lần cố xin nhường ngôi lại cho em là Đức Việp, nhưng Vua Trần Thánh Tông không cho, vì thấy Ngài có khả năng gánh vác việc lớn.
Năm 21 tuổi, Ngài được vua cha truyền ngôi báu (1297) và đã làm vua suốt 14 năm. Ngài là bậc minh quân có biệt tài kinh bang tế thế, có công lớn trong việc lãnh đạo toàn dân hai lần kháng chiến chống Nguyên Mông thắng lợi, xây dựng đất nước phồn vinh.
Tháng 7 năm 1299, ngài cho xây dựng một am thiền trên núi yên tử gọi là ngự dược am và theo thánh đăng lục tháng 10 năm ấy vua len núi yên tử xuất gia tu hành, sáng lập dòng thiền trúc lâm yên tử.
“Thế tôn bỏ ngai vàng quý báu, nửa đêm vượt thành, bỏ áo rồng cao sang, non xanh cắt tóc, mặc chim thước làm tổ trên đỉnh đầu, mặc con nhện chăng tơ trên vai cánh, tu pháp tịch diệt để tỏ đại chân như, dứt cõi trần duyên mà thành bậc chính giác. Đức tổ ta là Điều Ngự Nhân Tông Hoàng đế ra khỏi cõi trần, thoát vòng tục lụy, bỏ chốn cung vua ra giữa sơn môn…”
Có điều, nhà vua không phải cứu đời theo cách của một vị Vua, mà theo cách của bậc thánh nhân, bậc vĩ nhân.
Bởi vì làm vua chỉ chăn dân trăm họ, làm Phật cứu độ cả muôn loài. Tấm gương Phật hoàng tuy ẩn mà hiện, tuy mờ mà lại sáng. Ngài vượt qua cái bình thường để trở thành cái phi thường.
Cho nên, hàng ngàn năm qua, bao triều đại thịnh suy trị vì đất nước, bao người đã làm vua. Song có ai được mọi người ngưỡng vọng, tôn thờ và nhớ mãi như Phật hoàng Trần Nhân Tông?
Nếu ngày xưa, đức phật thích ca mâu ni đắc đạo thành phật là nhờ vào phép tu thiền định dưới gốc cây bồ đề thì vua trần nhân tông cũng tu thiền, luyện pháp tu thiền để đạt đạo.
Thiền (Dhyana) là sự tập trung tư duy cao độ, được các nhà tu hành thực hiện bằng cách ngồi im lặng (tĩnh tọa) gọi là tọa thiền, tham thiền, nhập định hay thiền định.
Giáo pháp của Đạo Phật có tám vạn bốn ngàn pháp môn tu, giống như nhiều dòng sông về chung một bến bờ giác ngộ và giải thoát. Các giáo phái khác dựa vào kinh điển, giáo lý Phật dạy để tu trì, Giáo phái Thiền chủ trương dùng tâm mà truyền tâm. Phật tại tâm. Tâm tức Phật. Phật tức Tâm. Nếu ai thấy được tâm tịnh thì lập tức thành Phật. Thiền phái cho rằng tất cả kinh điển chẳng qua như ngón tay chỉ mặt trăng. Đến như mặt trăng chân lý thì chúng ta không thể dùng văn tự ngôn ngữ mà diễn tả hay hiểu rõ được. Vì thế, người tu hành theo pháp môn Thiền Định đứng ngoài kinh luận. Chỉ dùng phép tâm ấn của Phật tổ để làm phương pháp truyền tâm cho thế hệ sau. Chỉ khi nào đôi bên hiểu nhau, thông cảm đạo lý, truyền thụ được chân lý thì mới thực hiện được phép tâm truyền.
Trong khi tham thiền nhập định người tu hành dùng phép điều thân và điều tâm. Điều thân bằng cách tiết chế sự ăn uống, hơi thở và cơ thể theo những cách thức nhất định của phép tu Thiền Định. Điều tâm bằng cách đưa tâm mình trở về một trạng thái tĩnh lặng tuyệt đối, không nghĩ việc dữ lành, thoát ly những ý niệm mê ngộ, sinh tử, tiến đến mà an trú vào cảnh giới tuyệt đối, dẹp trừ ý niệm và ngôn ngữ: trừ tuyệt tâm tư. Cả thân lẫn tâm trở về với trạng thái an lạc, tĩnh lặng. Đến một lúc nào đó, tất cả các ý niệm đều tiêu tán, hơi thở cũng gần như đoạn tuyệt, chỉ có một trạng thái sáng suốt, bên trong không thấy có thân tâm, bên ngoài không thấy có thế giới, đó chính là cảnh giới ngộ đạo.
Người tu theo pháp môn Thiền Định rất cần một nơi yên tĩnh, thanh tịnh để ngồi thiền. Núi rừng Yên Tử cách biệt với phàm trần là một nơi lý tưởng để tu thiền.
Không bàn tới yếu tố tĩnh mịch, linh thiêng của ngọn núi này mà xét tới tính khoa học của vấn đề, các nhà nghiên cứu cho rằng: Những quả núi lâu đời giống Yên Tử như Hy Mã Lạp Sơn (Tây Tạng), Phú Sỹ (Nhật Bản)… đều có lực từ trường khá lớn. Những luồng điện này sẽ làm tăng thêm lực cho dòng lưu nhân điện trong thân thể những người ngồi thiền nơi núi đó. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng nhập định và thành đạo dưới chân núi Hy Mã Lạp Sơn, cạnh núi Tượng Đầu. Sau khi đắc đạo, ngài vẫn thường cùng với các đệ tử ngồi thiền định trên non Linh Thứu.
Người tu thiền theo chính pháp và đạt đạo có được những quyền năng siêu việt mà người thường không dễ gì có được. Truyền thuyết Phật giáo truyền rằng:
Nhờ phép tu Thiền Định, Tôn Giả Mục Kiền Liên có khả năng xuất thần du hành các cõi Phật. Xuống cả địa ngục để quan sát chúng sinh, bay qua mười ức cõi Phật đến quốc độ của Đức Phật Thích Ca có tầm âm vang xa.
Nhờ phép tu Thiền Định, Tôn Giả Phú Lâu Na cùng Mục Kiều Liên đã từng vâng mệnh của Đức Phật Thích Ca xuất thân từ hư không bay vào trong ngục giảng thuyết pháp yếu và truyền trao tâm pháp yếu cho Vua Tần-Đà-Ta La là vua nước Ma-Kiệt-Đà đang bị giam cầm. Tôn giả A Na Luật tuy bị mù lòa có khả năng thiên nhãn thông (nhìn xa ngàn dặm). Tôn giả Xá Lợi Phất mắt có thể nhìn thấy 60 tiểu kiếp người về trước, Tôn giả A Nan Đà nhìn thấy cõi Tây Phương Cực lạc mà ở đó Đức Phật A Di Đà đã phóng ra muôn vàn ánh hào quang rực rỡ. Đức Thích Ca Mâu Ni có phép tha tâm thông nên từ xa đã đọc được tư tưởng của đại đệ tử Tu-Bồ-Đề.
Các nhà sư tu thiền khẳng định rằng: tuy ngồi thiền trong am cỏ ngọa vân trên đỉnh núi yên tử. đức điều ngự giác hoàng trần nhân tông đã dùng hào quang định lực của mình mà quán chiếu trong, ngoài, trên dưới, mọi sự với ngài đều thông tỏ.
Trên đỉnh núi Yên Sơn, cách biệt với kinh kỳ. Vua Phật Nhân Tông vẫn rõ được triều chính, nhiều lần về triều khuyên bảo vua Anh Tông tu dưỡng tâm tính, kìm bớt lòng dục, xa rời tửu sắc, gìn giữ chân tâm… xứng đáng trở thành bậc quân vương tôn kính. Ngài còn biết rõ được biên cương phương bắc, phương tây và phương nam, có được những quyết sách lớn lao và đúng đắn nhằm gìn giữ tình bang giao giữa các nước láng giềng và Đại Việt, giữ vững, nền an ninh chính trị nước nhà.
Trên non yên tử, ngài hoàn thiện hệ thống giáo lý của pháp phái trúc lâm giáo lý trúc lâm đã trở thành nền tảng tư tưởng và đạo đức của thời đại hoàng kim triều trần, giai đoạn phật giáo là quốc giáo.
Cho nên, việc từ bỏ ngôi vua vào núi để tu hành của vua trần nhân tông tưởng chừng xuất thế, nhưng đích thực lại nhập thế tích cực. từ chức vụ cao sang của nhà vua, vua trần nhân tông trở về ngôi tôn quý nhà phật. vua từ cái nhất thời, hữu hạn mà trở về cái vô hạn, vĩnh hằng. không phải lúc ch*t, vua trần nhân tông mới hóa phật. danh hiệu vua bụt (phật hoàng) đã được tôn vinh cho vua trần khi ngài còn tại thế.
“Trong núi vốn không có Phật, Phật ở trong tâm ta. Tâm lặng mà biết đó chính là tâm Phật. Nếu bệ hạ giác ngộ được tâm ấy thì tức khắc thành Phật ngay tại chỗ không cần đi tìm cực khổ ở bên ngoài”. (Thiền Tông chỉ nam)
Kỷ niệm 709 năm ngày nhập diệt của phật hoàng trần nhân tông là một sự kiện có nhiều ý nghĩa, giờ đây hàng triệu cháu con của rồng tiên đất việt và bạn bè bốn phương lại có dịp về yên tử lễ phật, vãng cảnh.
Tưởng niệm Phật hoàng Trần Nhân Tông. Ông vua đã khước từ phú quý, vinh hoa, tước vị cao sang, giã biệt chốn phồn hoa, lên non xanh Yên Tử tu hành, trút bỏ một cuộc sống của người thường để trở thành một đức Đại Hùng, Đại Lực, Đại Bi, Đại Trí và Đại Dũng, xứng danh là đức Phật của dân tộc Việt Nam.
Trí Bửu