Khai mạc buổi đại tham (một lối pháp thoại) tại chùa Sùng Nghiêm (Chí Linh, Hải Dương), vị sơ tổ dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông mở đầu bằng mấy lời gợi nhớ câu chuyện xưa đức Thế Tôn giảng pháp suốt gần nửa thế kỉ mà chưa hề nói một lời về Lẽ Thật Tột Cùng (Đệ Nhất Nghĩa Đế), bởi thế, nay mình cũng không nói về cái điều mà ngôn ngữ chẳng thể nào diễn giải nổi ấy. Rồi Ngài ngồi xuống giường thiền một chốc, bèn nói kệ:
Thượng hoàng Trần Nhân Tông xuất gia 5 năm tại Vũ Lâm (Ninh Bình), lịch sử không nói Ngài tu theo pháp môn gì; rồi sau đó Ngài chuyên tu 12 hạnh Đầu Đà ở am Ngự Dược núi Yên Tử (Quảng Ninh) trong 18 tháng. Cả thảy Ngài xuất gia sáu năm rưỡi.
Bài kệ Sùng Nghiêm Ngài nói bằng âm Hán Việt. Sau đã được nhiều người chuyển ngữ ra tiếng Việt. Đến nay ít nhất đã có ba bản dịch được công bố, tạm gọi tên là A, B, C như sau:
Cả ba bản dịch trên đã lột tả được ý chính trong bài kệ mà Ngài muốn nhắc nhủ môn đệ của mình, rằng thân mạng phụ thuộc vào hơi thở; còn thở thì sống, hết thở thì ch*t; cuộc sống mong manh như gió cuốn mây bay; đời người chẳng thể còn mãi, nó qua đi mau lẹ tự hồ một mùa xuân. Bởi vậy mùa xuân – đời người thật đáng quý, chớ để nó qua đi một cách nhạt nhẽo, phí hoài. Ý kệ của Ngài phảng phất tinh thần của đức Thế Tôn trong giờ phút lâm chung của Người:
“Tất cả các pháp (mọi sự vật) là vô thường (chẳng còn mãi). Hãy tinh tấn tu hành, chớ có buông lung” (Vayadhammã samkhârã sppamãdama sampãdethâti)
Tuy vậy người đọc cũng dễ dàng nhận thấy không ít nét khác nhau, cả lời lẫn ý, giữa ba bản dịch (A, B và C). Cả ba đều chưa bám sát nguyên văn và chuyên trở chưa đầy đủ ý nghĩa sâu xa của bài kệ.
Ta đừng quên rằng Ngài còn là một nhà thơ lỗi lạc, nhất là mảng thi kệ chữ Hán. Học giả Lê Mạnh Thát từng viết trong Toàn tập Trần Nhân Tông (NXB Tp.HCM, 2000) như sau: “Với sự nghiệp thơ văn chữ Hán của vua Trần Nhân Tông hầu hết các nhà nghiên cứu từ trước đến nay đều không thống nhất coi vua Trần Nhân Tông là một tên tuổi lẫy lừng trong lĩnh vực sáng tạo này”. Từng câu, từng chữ trong tác phẩm thơ kệ chữ Hán của vua vừa giầu hình tượng văn học và vẻ đẹp thơ ca, lại vừa chứa đựng nhiều ý nghĩa tinh tế, ân dụ sâu xa mà khi dịch không thể bỏ qua.
2. Ở câu thứ hai, theo Hán Việt Từ điển (HVTĐ), Đào Duy Anh, chữ “ngoại” nghĩa là ngoài, chữ “lĩnh” hay “lãnh” nghĩa là đỉnh núi có đường đi. Vậy “lĩnh ngoại” nghĩa là bên ngoài đỉnh núi.
3. Ở câu thứ ba, chữ “đỗ quyên” (hoặc “đỗ vui” hoặc “tử quy”) nghĩa là con cuốc (HVTĐ), có thể viết là quốc. Con cuốc có hình dáng giống con chim nhỏ, hơi giống gà, sống ở bờ bụi gần mặt nước, mùa hạ kêu “cuốc, cuốc…” (Đại Từ điển tiếng Việt, Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB Văn hóa Thông tin, 1999).
Dân gian thường nói “lủi như cuốc”, bởi lẽ chúng không bay mà chỉ chui lủi trong bụi rậm. Như vậy “Đỗ quyên” không thể dịch là “chim khuyên”. Theo Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, NXB Đà Nẵng, 2005 thì “chim khuyên” là tên gọi tất các loài chim vành khuyên, một loài chim thuộc bộ sẻ, có lông màu xám, mắt có vành lông màu trắng, ăn sâu bọ.
Chữ “đề” nghĩa là kêu, khóc. Chữ “đoạn” nghĩa là chặt đứt, ngắt quãng (Từ điển Trung Việt, Viện Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993). Vậy “đề đoạn” nghĩa là kêu ngắt quãng, kêu từng chập, kêu ra rả.
Ở vùng quê người ta thường nghe thấy tiếng cuốc kêu sau lúc mặt trời lặn vào mùa ấm nóng (cuối xuân hoặc cả mùa hạ). Giống như loài gà, loài cuốc cũng quáng lóa từ chập tối lúc mặt trời lặn. Tiếng kêu ngắt quãng của chúng chính là tín hiệu giúp cho con đực và con cái tìm nhau trong đêm. Nếu không chúng chẳng thể tìm nhau ngay cả những đêm trăng tỏ (như ban ngày).
Như vậy dịch “đề đoạn” là kêu ròng rã hoặc kêu rền rĩ thì e rằng chưa lột tả đúng nguyên văn và cũng chẳng đúng với thực tế.
Chữ “trú” theo HVTĐ nghĩa là ban ngày. Vậy cụm từ “nguyệt như trú” nghĩa là trăng sáng như ban ngày, không thể dịch là “bao ngày tháng” hay “trăng ngày sáng” được.
4. Ở câu thứ tư, chữ “thị” theo HVTĐ nghĩa là như thế, như vậy. Chữ “tầm thường” nghĩa là xoàng, chẳng có gì đáng kể. Vậy “thị tầm thường” phải dịch là xoàng như thế, xoàng như vậy.
Chữ “không” nghĩa là trống rỗng, suông. Chữ “quá” nghĩa là qua (HVTĐ). Vậy “không quá” nghĩa là qua đi một cách nhạt nhẽo, dịch gọn là qua suông.
Rõ ràng trong câu này Ngài muốn nhắc nhủ các môn đệ của mình rằng chớ để mùa xuân – đời người trôi qua một cách nhạt nhẽo, phí hoài (suông) như đời sống của loài cuốc đêm đêm chỉ kêu hoang, mà mục đích sống của chúng “chỉ là để có miếng ăn, chỗ ở và hoạt động T*nh d*c mà thôi. Nếu con người tiêu phí cả đời mình chỉ nhằm thỏa mãn những nhu cầu cơ bản ban đầu này thì chẳng có gì tỏ ra là con người cả”. (4)
Dùng hình tượng “con cuốc kêu hoang trong đêm trăng sáng như ban ngày” phải chăng Ngài muốn ngầm chỉ cho môn đệ hiểu rằng lẽ thật (chân lý) được ví như ánh trăng sáng (nguyệt như trú). Vậy mà có những người chẳng chịu tinh tấn tu hành đúng pháp Phật dạy nhằm tự mở con mắt tâm, thấy biết (chứng nghiệm) lẽ thật để tỉnh thức, cuối cùng là buông lìa lòng bám dính cái Tôi đau khổ (chấp ngã) và giải thoát. Đó chính là tư tưởng cốt lõi của dòng thiền Trúc Lâm mà Ngài sáng lập. Trái lại, họ ưa râm ran tụng đọc thuộc hết ngày này qua tháng khác (mà chưa chắc đã hiểu đúng nghĩa kinh?!), trong khi vẫn nặng lòng ham hố, khắc khoải nài xin và mỏi mắt trông chờ một lực lượng siêu nhiên, hão huyền bên ngoài nào đó cứu độ họ; mà điều đó thật ra chỉ để che đậy việc họ âm thầm nuôi lớn cái Tôi đau khổ và để cho mùa xuân – đời người trôi suông phí hoài.
Từ những bàn giải vụng về trên đây, người viết xin đưa ra một bản dịch khác cho bài kệ Sùng Nghiêm để kết thúc bài viết:
Huyền Cương
Tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 7/2018
-
3, Thích Phước Sơn và Lý Việt Dũng: Tìm hiểu buổi đại tham giữa Thầy trò sơ tổ Trúc Lâm (NS Giác Ngộ sô 76, 7/2002).
4, K.Sri Dhammananda: Buddhism for Human Life, Bản dịch tiếng Việt “Đạo Phật vì cuộc sống con người”, NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2001, tr.11