Thẩm mỹ hôm nay

Thẩm mỹ trực tiếp thúc đẩy tâm lý, làm tăng năng suất lao động, nhưng nó còn tham gia nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, vai trò chủ yếu của nó vẫn là làm giàu có cho đời sống tinh thần của con người.. Vai trò của những thước đo thẩm mỹ trong đời sống tinh thần cũng tương tự như vai trò của những thước do đạo đức trong đời sống xã hội.

Thời trang nguy hiểm thời xưa

Nhiều phụ nữ xưa biết đang làm đẹp sai cách vẫn chấp nhận sức khỏe bị ảnh hưởng để chạy theo thời trang như mặc áo nịt bụng, bó chân.

Mặc áo nịt bụng 

Áo nịt bụng xuất hiện từ thế kỷ 16, dần trở nên thịnh hành tại Châu Âu trong thế kỷ 19. Không chỉ phụ nữ mà nhiều đàn ông cũng tìm đến loại áo này để có một cơ thể săn chắc. Tuy nhiên, đây được coi là một trong những xu hướng làm đẹp nguy hiểm, do áo thắt chặt phần bụng, gây khó thở, có thể dẫn đến ngất xỉu. Nội tạng có thể chịu tổn thương, do bị ép lệch khỏi vị trí ban đầu, nguy cơ chảy máu trong cao. Ngoài ra, gãy xương sườn, vấn đề tiêu hóa, táo bón, thường xuyên phiền muộn, kích động cũng là một số trong gần một trăm bệnh lý khác người mặc áo nịt bụng có thể đối mặt. 

Mặc áo nịt bụng có thể khiến nội tạng bị lệch khỏi vị trí ban đầu. Ảnh: Forbes 

Bó chân gót sen 

Tục bó chân của người Trung Quốc bắt nguồn từ thế kỷ 10, lấy cảm hứng từ một cung nữ tên Triệu Phi Yến. Cung nữ này dùng vải bó quanh bàn chân và nhảy múa. Ấn tượng với điệu múa với bàn chân bó gọn của Triệu Phi Yến, hoàng đế ra lệnh những cung phi khác bắt chước. Dần dần, bó chân ngày càng thịnh hành, trở thành một tập tục tại quốc gia này. 

Để có một bàn chân gót sen là một quá trình đầy đau đớn, thường bắt đầu khi các bé gái từ 4-9 tuổi. Các xương bàn chân bị bẻ gãy, sau đó bó thật chặt bằng vải để tạo hình giống như móng guốc.  

Quá trình bó chân gây nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt nhiễm trùng. Vết nhiễm trùng thường bị thối rữa, do băng bó quá chặt khiến lưu thông máu tới các ngón chân bị tắc nghẽn hoàn toàn, nghiêm trọng có thể Tu vong. Nhiều người bị gãy chân, khuyết tật cả đời. Ngoài ra, phụ nữ có chân bó sen cũng gặp nhiều khó khăn khi di chuyển. Cuối thập niên 1960, tập tục này dần biến mất. 

Bó chân gót sen có thể khiến chân hoại tử vì máu không lưu thông tới chân. Ảnh: Quartz

Sử dụng mỹ phẩm chứa radium 

Sau khi radium được nhà khoa học Marie Curie phát hiện năm 1898, nhiều sản phẩm chăm sóc sắc đẹp như nước hoa, phấn mặt, son môi chứa nguyên tố phóng xạ này ngày càng phổ biến, đặc biệt tại Pháp. Một trong những hàng mỹ phẩm chứa radium đầu tiên là Tho-Radia.

Radium là chất phóng xạ độc hại, khi tiếp xúc nhiều với cơ thể có thể gây nôn mửa, thiếu máu, chảy máu trong, ung thư. 

Trang điểm bằng chì 

Theo trang Rance, chì được sử dụng như mỹ phẩm từ thời cổ đại. Thế kỷ 18, phụ nữ trộn chì với giấm làm chì trắng bôi lên mặt, giúp da mặt trắng, nhợt nhạt hơn. Vào thời này, một nước da trắng là đại diện của sắc đẹp và sự giàu có, trong khi những người da rám nắng được cho là xuất thân từ tầng lớp thấp. Ngoài ra, nhiều phụ nữ bị đậu mùa cũng bôi chì trắng lên mặt như một loại kem che khuyết điểm. 

Nhiều dịch vụ bán mỹ phẩm làm từ chì trắng cũng xuất hiện trong thế kỷ này. Cứ thế, số phụ nữ bôi chì trắng lên da mặt ngày càng nhiều, mà không hay biết làn da mình đang bị tổn thương nghiêm trọng. Các vấn đề sức khỏe khác cũng có thể xảy ra như đau đầu, rụng tóc, đau dạ dày, tê liệt, thậm chí Tu vong. 

Nữ hoàng Elizabeth I, Anh, có khuôn mặt trắng do sử dụng chì trắng. Ảnh: Vintage News

Mặc váy ướt ra ngoài trời lạnh 

Cuối thế kỷ 19, phụ nữ châu Âu chuộng mặc những chiếc váy mỏng làm từ vải muslin (một loại vải cotton dệt trơn, mỏng, nhẹ). Mỗi khi ra đường, họ làm ướt váy bằng nước, để váy dính vào người, tôn lên đường cong cơ thể. Xu hướng thời trang này khiến hàng nghìn phụ nữ Tu vong vì mắc viêm phổi nặng do mặc váy ướt ra ngoài trời lạnh. 

Dùng dầu mắt chứa thành phần độc hại 

Thời đại Victoria, đồng tử mắt lớn được coi là tiêu chuẩn sắc đẹp của phụ nữ. Nhiều phụ nữ vì muốn làm giãn đồng tử đã nhỏ một loại dầu mắt tinh chất cà dược, dù biết loại dầu này kịch độc. 

Cây cà dược là một trong những loại thực vật độc. Quả cà dược chứa liều lượng cao tropane alkaloids - có thể gây Tu vong dù chỉ tiếp xúc với một lượng nhỏ. Tiếp xúc với cà dược cũng có thể khiến mù mắt, tim đập nhanh, phát âm khó nghe, nhạy cảm với ánh sáng, mất trí nhớ, nhầm lẫn, ảo giác, thậm chí Tu vong. 

Lê Hằng (Theo Vintage News) 

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/thoi-trang-nguy-hiem-thoi-xua-4040077.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY