Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Thông tin mới về bệnh nhân 251 rất phức tạp tại Hà Nam

(MangYTe)- Hàng loạt biện pháp cấp bách đang được thực hiện để phòng, chống lây nhiễm từ bệnh nhân COVID-19 số 251 – ca bệnh có dịch tễ phức tạp nhất tại Hà Nam.

Như đã đưa tin, sáng 8-4, Bộ Y tế công bố ca bệnh nhiễm COVID-19 số 251 là ông NVĐ (64 tuổi, trú tại thôn Ngô Khê 3, xã Bình Nghĩa, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam).

Ông Đ. được đánh giá là bệnh nhân có yếu tố dịch tễ phức tạp nhất trong số bốn người bị nhiễm COVID-19 tại Hà Nam.

Một chốt kiểm soát trên địa bàn thôn Ngô Khê 3. Ảnh: Huyện Bình Lục

Chiều cùng ngày, trao đổi với PLO, ông Lê Gia Ngọc, Chánh văn phòng UBND huyện Bình Lục, cho biết chính quyền địa phương đã thành lập bốn chốt kiểm soát trên địa bàn thôn Ngô Khê 3.

Các chốt có nhiệm vụ kiểm soát y tế, tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch đối với người dân trong khu vực; đồng thời rà soát toàn bộ các trường hợp F1 và F2 liên quan đến bệnh nhân, để từ đó khoanh vùng, cách ly và chống lây nhiễm kịp thời.

Ở một diễn biến khác, ngay trong đêm 7-4, Sở Y tế tỉnh Hà Nam đã phải họp khẩn về ca bệnh trên. Theo lãnh đạo sở, bệnh nhân là người được điều trị tại BV đa khoa tỉnh từ 20-3, đến ngày 7-4 thì xác định dương tính với SARS-CoV-2.

Bệnh nhân không có yếu tố dịch tể nhưng có nhiều bệnh nền phức tạp như gout, xơ gan… Hơn thế, do nằm viện dài ngày, tiếp xúc với nhiều đối tượng, nguy cơ lây nhiễm bệnh sang người khác là rất lớn.

Đặc biệt, hiện tại cơ quan chức năng vẫn chưa xác định được nguồn lây nhiễm (F0). BV đa khoa tỉnh Hà Nam đã phải cách ky đối với hơn 30 y bác sĩ, nhân viên y tế có tiếp xúc với bệnh nhân.

Ông Phạm Quang Thắng, Chủ tịch UBND xã Bình Nghĩa, cho biết đã chỉ đạo đài truyền thanh xã thông tin về ca bệnh, tuyên truyền hướng dẫn người dân tự cách ly tại nhà và tiến hành khai báo y tế khi có tiếp xúc gần với bệnh nhân.

Cùng với đó, xã cũng tổ chức phun khử khuẩn tại gia đình bệnh nhân và các gia đình trong thôn Ngô Khê 3; lập danh sách hơn 1.100 khẩu để thuận tiện cho việc theo dõi, giám sát.

Tính đến ngày 8-4, xã Bình Nghĩa đã sàng lọc được 15 trường hợp là F1 (yêu cầu cách ly tại Trung tâm y tế huyện Bình Lục) và 56  trường hợp F2 (thực hiện cách ly tại nhà).

Ông Trần Xuân Dũng, Chủ tịch UBND huyện Bình Lục, yêu cầu các đơn vị điều phối, bố trí đủ nhân lực phục vụ việc cách ly, điều trị; cung ứng đủ nhu yếu phẩm, lương thực phục vụ cho người dân thôn Ngô Khê 3 trong thời gian thực hiện cách ly.

Đáng chú ý, chính quyền huyện Bình Lục khuyến cáo người dân trên địa bàn xã Bình Nghĩa cũng như toàn huyện thực hiện khai báo y tế trung thực khi khám chữa bệnh tại BV đa khoa tỉnh Hà Nam từ ngày 20-3 đến ngày 7-4 (thời điểm bệnh nhân 251 từ lúc điều trị đến khi xác định nhiễm bệnh).

 

Lập khu cách ly quy mô 200 người

Ngay sau khi ghi nhận ca bệnh số 251, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam đã ký quyết định thành lập cơ sở cách ly y tế tập trung của tỉnh để phòng, chống COVID-19.

Theo đó, khu cách ly được lập tại Trường Cao đẳng y tế tỉnh Hà Nam, với quy mô bố trí chỗ nghỉ cho 200 người. 50 cán bộ cũng được huy động để đảm bảo an ninh, điều hành cũng như công tác y tế.

Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh được giao chủ trì, phối hợp cùng Công an tỉnh, Sở Y tế, UBND TP Phủ Lý… quản lý, điều hành, vận hành khu cách ly.

Lần đầu tiên, số ca khỏi bệnh nhiều hơn người đang bị nhiễm

(PLO)- Với những nỗ lực tuyệt vời, lần đầu tiên trong giai đoạn 2 chống đại dịch COVID-19, số ca khỏi bệnh của Việt Nam nhiều hơn số bệnh nhân đang bị nhiễm.

TUYẾN PHAN

Mạng Y Tế
Nguồn: PLO (https://plo.vn/dich-covid-19/thong-tin-moi-ve-benh-nhan-251-rat-phuc-tap-tai-ha-nam-904028.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Động kinh là bệnh của hệ thần kinh trung ương trong đó hoạt động của tế bào thần kinh bị rối loạn, biểu hiện bởi những cơn co giật (cơn động kinh) với những hành vi, triệu chứng, và cảm giác bất thường, bao gồm cả mất ý thức khi lên cơn.
  • Bệnh sarcoidosis (sarcoidosis) là hậu quả sự phát triển các ổ viêm nhỏ tại nhiều cơ quan khác nhau của cơ thể - thường nhất ở phổi, hạch bạch huyết, mắt và da.
  • Sau đây, kênh Mạng Y Tế xin giới thiệu: Thông tin về Bệnh xơ cứng bì. Xin mời các bạn cùng tham khảo.
  • Hen phế quản (bệnh hen hay hen suyễn) là tình trạng đường dẫn khí bị hẹp và phù nề cũng như tăng tiết đàm nhầy. Điều này làm việc thở khó khăn và dễ gây ho, khò khè và thở hụt hơi.
  • Huyết áp thấp có thể gây ra các triệu chứng chóng mặt và ngất xỉu. Trong những ca bệnh nặng, huyết áp thấp có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Bệnh ung thư, bạn đang muốn tìm hiểu để biết rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị ung thư
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY