Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Thông tin về hành khách bay cùng chuyến với bệnh nhân 135

(MangYTe)- Chuyến bay của bệnh nhân 135 mắc COVID-19 có tổng cộng 131 người Việt Nam, trong đó có 22 người ngồi gần với bệnh nhân.

Tối 25-3, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 TP Đà Nẵng đã cung cấp thêm thông tin về bệnh nhân 135. Đây cũng là trường hợp thứ 6 mắc COVID-19 tại Đà Nẵng.

Theo đó, bệnh nhân là nữ, 27 tuổi, địa chỉ nhà của bố mẹ ở quận Lê Chân, TP Hải Phòng, nhà chồng ở quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh. Hàng ngày, bệnh nhân di chuyển tàu từ Malmo đến Lund để làm việc tại nhà hàng ăn ở thành phố Lund (Thụy Điển) và có tiếp xúc với nhiều khách du lịch, người địa phương không đeo khẩu trang.

Khu vực cách ly đặc biệt tại BV Phổi Đà Nẵng. Ảnh: T.AN

Ngày 19-3, bệnh nhân đi tàu từ Malmo Hyllie đến sân bay Copenhagen (Đan Mạch), chờ tại sân bay 8 tiếng và không giao tiếp với ai. Sau đó, bệnh nhân lên chuyến bay QR164 từ Copenhagen đến Doha (Qatar), số ghế 46D, ngồi cùng hàng ghế với 01 người, sau đó đổi ghế sang hàng bên cạnh ngồi một mình.

Hàng ghế trên và dưới hàng ghế của bệnh nhân đều có một đến hai người mỗi hàng. Bệnh nhân không giao tiếp với ai và đeo khẩu trang trên suốt chuyến bay.

Ngày 20-3, bệnh nhân quá cảnh tại Doha hai tiếng và lên chuyến bay QR832 từ Doha đến Bangkok (Thái Lan), số ghế 39A, ngồi một mình một hàng. Hàng ghế trên và dưới hàng ghế của bệnh nhân có từ hai đến ba người mỗi hàng.

Bệnh nhân về đến sân bay Bangkok (Thái Lan) lúc 18 giờ cùng ngày, chờ tại sân bay đến sáng 21-3. Suốt quá trình này, bệnh nhân không giao tiếp với ai, đeo khẩu trang thường xuyên.

Ngày 21-3, bệnh nhân lên chuyến bay PG947, số ghế 16A từ Bangkok về đến sân bay Quốc tế Đà Nẵng lúc 12 giờ 40 phút cùng ngày.

Tại sân bay quốc tế Đà Nẵng, bệnh nhân và toàn bộ 131 hành khách người Việt Nam trên chuyến bay PG947 đều thực hiện quy trình kiểm tra, giám sát và khai báo y tế theo quy định.  

Theo đó, bệnh nhân khai báo trong vòng 14 ngày qua đi qua các khu vực như trên và không xuất hiện các triệu chứng của bệnh truyền nhiễm. Giám sát máy đo thân nhiệt cho thấy, thân nhiệt bệnh nhân bình thường, quan sát thể trạng bệnh nhân bình thường.

Lúc 15 giờ ngày 21-3, bệnh nhân và toàn bộ hành khách được xe cách ly của Bộ Chỉ huy Quân sự đưa đi cách ly tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng – Quân khu 5. Tại đây, bệnh nhân ở phòng số 14 cùng 19 người khác.

Từ ngày 21 đến ngày 24-3, bệnh nhân sinh hoạt bình thường tại khu cách ly, không tiếp xúc với ai ở cự ly gần và đeo khẩu trang hàng ngày.

Ngày 22 đến 23-3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP đã lấy mẫu xét nghiệm đối với 131 hành khách trên chuyến bay PG947 (trong đó có bệnh nhân). Kết quả, 130/130 trường hợp âm tính với SARS-CoV-2, riêng bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính.

Ngay sau đó, khoảng 21 giờ 30 phút ngày 24-3, Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị cách ly bệnh nhân tại phòng riêng, không để bệnh nhân tiếp tục tiếp xúc với người khác tại cơ sở cách ly tập trung. Sau đó vận chuyển bệnh nhân bằng xe cấp cứu đến cách ly, điều trị tại BV Đà Nẵng vào sáng ngày 25-3.

Ngoài ra lập danh sách những người có tiếp xúc gần với bệnh nhân. Trong đó 19 người ở cùng phòng và 19 người ngồi gần với bệnh nhân trên chuyến bay PG947 được bố trí cách ly tại khu vực riêng biệt tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng – Quân khu 5.

Riêng 1 lái xe và 1 quản lý xe đưa bệnh nhân từ sân bay Đà Nẵng đến Trung tâm Giáo dục quốc phòng, 6 người tiếp đón bệnh nhân tại nơi cách ly và 23 nhân viên làm nhiệm vụ tại cửa khẩu sân bay quốc tế Đà Nẵng đều được trang bị bảo hộ theo đúng quy định.

Do đó cơ quan y tế khuyến cáo họ tự theo dõi sức khỏe, khi có biểu hiện sức khỏe bất thường, đến khám tại các cơ sở y tế.

Lực lượng chức năng cũng đã tiến hành xử lý hóa chất diệt khuẩn tại khu vực bệnh nhân được cách ly và các khu vực liên quan tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng.

Thêm 7 ca COVID-19, bác sĩ thứ hai của Việt Nam nhiễm bệnh

(PLO)- Trong số 7 ca nhiễm COVID-19 mới tại Việt Nam, có thêm một bác sĩ của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương.

TÂM AN

Mạng Y Tế
Nguồn: PLO (https://plo.vn/suc-khoe/thong-tin-ve-hanh-khach-bay-cung-chuyen-voi-benh-nhan-135-899815.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Động kinh là bệnh của hệ thần kinh trung ương trong đó hoạt động của tế bào thần kinh bị rối loạn, biểu hiện bởi những cơn co giật (cơn động kinh) với những hành vi, triệu chứng, và cảm giác bất thường, bao gồm cả mất ý thức khi lên cơn.
  • Bệnh sarcoidosis (sarcoidosis) là hậu quả sự phát triển các ổ viêm nhỏ tại nhiều cơ quan khác nhau của cơ thể - thường nhất ở phổi, hạch bạch huyết, mắt và da.
  • Sau đây, kênh Mạng Y Tế xin giới thiệu: Thông tin về Bệnh xơ cứng bì. Xin mời các bạn cùng tham khảo.
  • Hen phế quản (bệnh hen hay hen suyễn) là tình trạng đường dẫn khí bị hẹp và phù nề cũng như tăng tiết đàm nhầy. Điều này làm việc thở khó khăn và dễ gây ho, khò khè và thở hụt hơi.
  • Huyết áp thấp có thể gây ra các triệu chứng chóng mặt và ngất xỉu. Trong những ca bệnh nặng, huyết áp thấp có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Bệnh ung thư, bạn đang muốn tìm hiểu để biết rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị ung thư
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY