Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Thu hồi lô Thuốc vitamin D ghi sai liều gây nguy hiểm

Bộ Y tế Canada vừa tiến hành thu hồi toàn bộ lô Thuốc Vitamin D do ghi sai liều lượng trên nhãn sản phẩm, có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.

sản phẩm bị thu hồi là martin clinic liquid vitamin d số lô npn 80092359.

Các sai phạm dẫn đến Thuốc bị thu hồi

Các hướng dẫn về liều lượng trên nhãn (1 hoặc nhiều giọt mỗi ngày hoặc theo khuyến nghị của chuyên gia chăm sóc sức khỏe) có thể khiến người uống sử dụng nhiều hơn 1 giọt mỗi ngày. điều này dẫn đến việc dùng vượt quá liều lượng vitamin d cho phép gây nguy hiểm. liều tối đa cho phép đối với sản phẩm này là 1 giọt mỗi ngày.

Trên nhãn của lô Thuốc này cũng thiếu các cảnh báo quan trọng, bao gồm cả việc sản phẩm không dành cho trẻ em dưới 12 tuổi và tham khảo ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe nếu dùng Thuốc làm loãng máu.

Ngoài ra, nhãn sản phẩm còn thiếu phần cảnh báo “Tham khảo ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi sử dụng nếu bạn đang dùng Thuốc làm loãng máu”. Sản phẩm có chứa vitamin K2, là một dạng của vitamin K. Không có hàm lượng vitamin K cao hơn có thể dung nạp được; tuy nhiên, vitamin K có thể can thiệp vào chất làm loãng máu. Những người dùng Thuốc làm loãng máu cần duy trì lượng vitamin K phù hợp từ thực phẩm và chất bổ sung vì những thay đổi đột ngột trong lượng vitamin K có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng chống đông máu (làm loãng máu).

Các dấu hiệu nguy hiểm của quá liều vitamin D

quá liều vitamin d gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Các dấu hiệu của quá nhiều vitamin d bao gồm suy nhược, mệt mỏi, buồn ngủ, nhức đầu, chán ăn, khô miệng, vị kim loại, buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, ù tai, thiếu phối hợp và yếu cơ. 

Đặc biệt phụ nữ mang thai không nên bổ sung vitamin d vượt quá mức dung nạp hàng ngày (4.000 iu), bao gồm cả lượng hấp thụ từ thức ăn. hàm lượng vitamin d cao trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến lượng canxi cao ở phụ nữ mang thai, điều này có thể gây ra những rủi ro cho trẻ sơ sinh.

Những lưu ý với người tiêu dùng

Liều lượng bổ sung không vượt quá 1 giọt mỗi ngày.

Không sử dụng sản phẩm này ở trẻ em dưới 12 tuổi.

Ngừng sử dụng sản phẩm nếu đang dùng Thuốc làm loãng máu và chưa hỏi ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi sử dụng.

Tham khảo ý kiến của chuyên gia chăm sóc sức khỏe nếu bạn đã sử dụng một sản phẩm bị thu hồi và có lo ngại về sức khỏe của mình hoặc để được tư vấn về các lựa chọn thay thế.

Hà Thu

(Health Canada)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/thu-hoi-lo-thuoc-vitamin-d-ghi-sai-lieu-gay-nguy-hiem-n197334.html)
Từ khóa: vitamin D

Chủ đề liên quan:

vitamin d

Tin cùng nội dung

  • Các loại sữa không phải sữa bò - như sữa gạo, sữa đậu nành và sữa dê – ngày càng trở nên phổ biến vì các tác dụng của chúng đối với sức khỏe . Thế nhưng một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng những trẻ uống các loại sữa này có lượng vitamin D trong máu thấp hơn so với trẻ uống sữa bò.
  • Nếu hút Thu*c, cùng với ăn hai hoặc nhiều đồ uống có cồn mỗi ngày, sẽ thấy xuất hiện nguy cơ cao nhất đối với bệnh loãng xương
  • Những trẻ không được bú mẹ, thường có nhu cầu uống nước nhiều hơn nên ngoài các bữa ăn, cần cho trẻ uống thêm nước, đặc biệt là nước hoa quả (cam, chanh...) uống từ từ ít một.
  • Cá, dầu cá, ngũ cốc, sò, nấm...là những loại thực phẩm giàu vitamin D tốt cho sức khỏe.
  • Chế độ can thiệp dinh dưỡng trong giai đoạn trẻ vị thành niên hết sức quan trọng, vì lứa tuổi này phát triển với tốc độ rất nhanh cả về chiều cao và cân nặng.
  • Trẻ béo phì thiếu vitamin D có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Đây là kết quả của nghiên cứu cho thấy mối liên hệ này ở trẻ.
  • Vitamin D có nhiều ích lợi cho cơ thể, nhưng một nghiên cứu mới cho thấy nó không có tác dụng gì nhiều trong việc tăng hay giảm huyết áp.
  • Đây là những chất cần thiết cho cơ thể, là thành phần chủ yếu cấu tạo xương. Bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D sẽ góp phần quan trọng trong việc ngăn ngừa các bệnh lý về xương ở người cao tuổi (NCT).
  • Bổ sung vitamin D có thể giúp những người bị hen suyễn kiểm soát được các cơn hen.
  • Đó là kết luận của các nhà khoa học thuộc Trung tâm Trẻ em Johns Hopkins (Mỹ). Họ nhận thấy, hàm lượng vitamin D thấp ở trẻ có thể gây thiếu máu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY