Trầm cảm là căn bệnh tâm lý đang ngày càng phổ biến đối với người dân trên toàn cầu dù ở bất kì độ tuổi nào. tầm quan trọng sức khoẻ tâm lý cũng được mọi người chú ý tới và nó cũng ảnh hưởng không thua kém gì sức khoẻ thể chất.
Nhiều loại Thu*c, phương pháp điều trị trầm cảm được đưa ra. thông tin vitamin d có thể có lợi với bệnh nhân trầm cảm cũng nhận được mối quan tâm lớn.
Tuy nhiên, kết quả của thử nghiệm lâm sàng lớn nhất từng được tiến hành (đăng trên báo jama) về mối quan hệ giữa vitamin d và chứng trầm cảm cho thấy loại vitamin quan trọng này không giúp cải thiện tâm trạng hoặc ngăn ngừa trầm cảm.
Thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng với giả dược không điều tra những đối tượng bị thiếu hụt vitamin d từ trước, thay vào đó sẽ tập trung vào tác dụng của các chất bổ sung lâu dài ở những đối tượng khỏe mạnh khác.
Vitamin d được tạo ra thông qua việc để da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. trong những tháng mùa đông u ám, mọi người thường có thể bị thiếu hụt vitamin d nhẹ. điều này khiến một số nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng nó đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên chứng rối loạn cảm xúc theo mùa, một loại trầm cảm nhẹ hơn chỉ xảy ra vào mùa đông.
Nồng độ vitamin d trong máu thấp thường có liên quan đến tỷ lệ trầm cảm cao hơn, nhưng mối quan hệ này chưa bao giờ được xác định một cách hiệu quả.
Một số thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên quy mô nhỏ đã điều tra xem việc bổ sung vitamin d có thể ngăn ngừa trầm cảm, hoặc ít nhất là cải thiện tâm trạng, ở các đối tượng trung niên trở lên hay không. hầu như tất cả các thử nghiệm đều cho thấy bổ sung vitamin d không ngăn ngừa được bệnh trầm cảm.
những người lớn tuổi khỏe mạnh không cần sử dụng vitamin d như một biện pháp phòng ngừa bệnh trầm cảm. ảnh minh hoạ
Nghiên cứu mới này được thực hiện như một phần của thử nghiệm lâm sàng lớn hơn nhằm khám phá các phương pháp phòng ngừa bệnh tim mạch và ung thư. nhóm sử dụng vitamin d của cuộc thử nghiệm bao gồm 18.353 đối tượng với độ tuổi trung bình là 67.
Tác giả chính của nghiên cứu, olivia okereke, giải thích: “một vấn đề khoa học là thực sự cần một số lượng rất lớn những người tham gia nghiên cứu để biết liệu một phương pháp điều trị có giúp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh trầm cảm hay không. với gần 20.000 người, nghiên cứu của chúng tôi đã được thống kê để giải quyết vấn đề này”.
Những người tham gia được chia ngẫu nhiên thành nhóm dùng giả dược và nhóm tích cực. Trong đó, nhóm tích cực dùng 2000 IU cholecalciferol (vitamin D3) mỗi ngày, với thời gian theo dõi trong 5 năm.
Vào cuối cuộc nghiên cứu, các nhà nghiên cứu cho rằng kết quả đã rõ ràng. không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ trầm cảm giữa nhóm dùng vitamin d và giả dược. quan trọng hơn, thậm chí không có sự khác biệt lớn về điểm số tâm trạng tự báo cáo giữa hai nhóm trong suốt thời gian thử nghiệm dài.
Nghiên cứu chỉ tập trung vào những đối tượng có mức vitamin d cơ bản khỏe mạnh. sự gia tăng mức vitamin d đã được phát hiện trong nhóm không dùng giả dược trong suốt thời gian thử nghiệm. tuy nhiên, các nhà khoa học lưu ý rằng cần phải nghiên cứu thêm để hiểu rõ tác dụng tiềm tàng của việc bổ sung vitamin d liều cao, lâu dài trên các đối tượng mắc bệnh lâm sàng, thiếu hụt chất dinh dưỡng.
Vì vậy, mặc dù nghiên cứu có thể gợi ý một cách hiệu quả rằng những người lớn tuổi khỏe mạnh không cần sử dụng vitamin d như một biện pháp phòng ngừa bệnh trầm cảm, nhưng vẫn chưa rõ liệu sự thiếu hụt nghiêm trọng có dẫn đến mất cân bằng tâm trạng hoặc trầm cảm hay không.
Về cơ bản, đây là một nghiên cứu khác trong nhóm nghiên cứu đang phát triển về việc bổ sung các vitamin cơ bản là không hiệu quả ở những người không bị thiếu dinh dưỡng.
Tác giả bài báo, joann manson, đưa ra lời nhắc nhở thích hợp rằng nghiên cứu này không khuyến khích mọi người nên ngừng dùng vitamin d ngay lập tức. các loại vitamin thiết yếu có thể không ngăn ngừa trầm cảm nhưng nó rất quan trọng và cần thiết cho sức khỏe nói chung.
Manson cho biết: “vitamin d là dưỡng chất thiết yếu cho xương và sức khỏe trao đổi chất, nhưng các thử nghiệm ngẫu nhiên đã đặt ra nhiều lợi ích khác của loại vitamin này”.