Kinh tế xã hội hôm nay

“Thủ phủ” hoa tại Hà Nội nở rộ giữa dịch COVID-19: Tưởng thắng vụ mà thành bại, hoa cười nhưng người khóc

Thời điểm này, một số các làng hoa lớn tại Hà Nội như Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm), xã Hạ Mỗ ( huyện Đan Phượng) đang vào vụ chờ thu hoạch. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 nên tất cả các loại hoa đều mất giá và không bán được. Đa số người dân nơi đây lâm vào cảnh lỗ vốn, “hoa cười nhưng người khóc”.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16 yêu cầu người dân ở nhà, chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết để chống dịch.

Hầu hết các loại hoa tại làng hoa Tây Tựu và xã Hạ Mỗ đều trong tình trạng xuống giá, ế ẩm do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.

Nhằm quyết liệt đẩy lùi dịch bệnh, một số UBND phường trên địa bàn TP Hà Nội đã ra quân tiến hành xử phạt các trường hợp ra đường khi không thật sự cần thiết trong thời gian chống dịch. Việc xử phạt được căn cứ theo điểm a, khoản 1, điều 11 của Nghị định 176 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Nhằm chống dịch bệnh, các hàng quán, khu vui chơi không cần thiết trên địa bàn TP Hà Nội cũng được cơ quan chức năng yêu cầu đóng cửa trong thời điểm này.

Do người dân ở nhà chống dịch COVID-19 nên các loại hoa đều trở nên ế ẩm đối diện với nguy cơ quá thời vụ.

Đa số người dân đều tỏ ra không mấy mặn mà với việc thu hoạch hoa do không bán được.

Chính vì mọi người hạn chế đi lại mua sắm trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 nên người dân tại làng hoa Tây Tựu cũng rơi vào tình cảnh hoa vào vụ nhưng không thể bán được.

Ghi nhận vào chiều ngày 5/4, tại làng hoa Tây Tựu, dù đa số các loại hoa như hoa cúc, hồng, ly, hoa loa kèn đều đã vào vụ cho thu hoạch nhưng không khí thu hoạch hoa nơi đây vẫn vô cùng ảm đạm.

Theo chị Minh, hầu hết các hộ gia đình trồng hoa tại đây đều trong tình trạng lỗ vốn.

Người dân tranh thủ thu hoạch hoa để bán vào ngày rằm vì ngày thường không bán được.

Hoa cúc hiện có giá bán từ 60.000 – 70.000 đồng/bó 50 bông tuỳ chất lượng.

Một số vườn hoa dù đã nở rộ nhưng người dân không thu hoạch để héo thậm chí cắt bỏ.

Những người dân tại những địa điểm này cho biết, kể từ sau dịp Tết (2020), tất cả các loài hoa được trồng tại đây như hoa cúc, hoa hồng và đặc biệt là hoa ly đều chung giảm giá mạnh. Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các loại hoa đều chung cảnh ế ẩm, khó bán.

Hoa hồng cũng rơi vào tình trạng ế ẩm.

Hoa hồng thơm và hoa hồng đỏ rao động ở mức từ 60.000 – 70.000 đồng/bó 100 bông tuỳ chất lượng hoa.

Trao đổi với chúng tôi, chị Minh (41 tuổi), một người dân trồng hoa cúc tại đây cho biết, hiện các loại hoa đều khó bán, khách đến mua buôn cũng ít hẳn so với trước đây.

"Ngày thường thì không bán được vì không ai mua, cũng không còn chợ mà bán nữa. Mai ngày rằm nên hôm nay mọi người tranh thủ thu hoạch để mai còn bán được cho lái buôn chứ không chắc cũng bỏ. Giờ trồng hoa gì cũng lỗ nặng vì mất giá, không bán được. Nhà tôi trồng hoa cúc vốn bỏ ra ít nên chỉ lỗ khoảng hơn 10 triệu đồng", chị Minh chia sẻ.

Những hộ gia đình trồng hoa ly chịu lỗ vốn nặng nề nhất do con giống có giá cao.

Người dân chỉ tranh thủ bán hoa vào các ngày rằm, mùng 1 hàng tháng do ngày thường không có người mua.

Ghi nhận tại xã Hạ Mỗ, (huyện Đan Phượng), cảnh thu hoạch hoa tại đây cũng ảm đạm, một số vườn hoa do không bán được, hoa nở quá vụ nên được phá bỏ.

Theo bà Hiền (56 tuổi), một người dân trồng hoa ly tại đây cho biết, hầu hết các nhà trồng hoa ly mùa vụ này đều bị lỗ vốn nặng nề do ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

"Thấy hoa đẹp cứ tưởng thắng vụ nhưng lại thành bại, hoa thì cười rồi nhưng người khóc. Mà cũng không khóc được", bà Hiền tâm sự.

Hiện giá bán mỗi cành hoa ly bằng với giá tiền mua giống về trồng.

"Không cần so với mọi năm, chỉ cần so với thời điểm dịch bệnh chưa diễn biến phức tạp thì hiện nay đã còn nửa giá. Ngày thường giờ cũng không ai mua hoa nữa, tranh thủ ngày rằm bán được ít nào hay ít đó.

Mùa này thì nhà nào cũng bị lỗ nhưng nặng nhất vẫn là hoa ly vì con giống có giá cao. Năm nay không có lễ hội, không có chương trình gì tổ chức, giờ người dân cũng không ra đường để chống dịch thì hoa không bán cho ai được. Chưa tính công chăm sóc, vun trồng, phân bón cũng đã lỗ vài chục triệu 1 xào. Giờ cứ cố gắng thu dần bán được bao nhiêu thì bán, dịch bệnh mà nên khó khăn chung. Thấy hoa đẹp cứ tưởng thắng vụ nhưng lại thành bại, hoa thì cười rồi nhưng người khóc. Mà cũng không khóc được", bà Hiền tâm sự.

Một số hộ gia đình không còn cảm thấy mặn mà với vườn hoa cúc.

Vườn hoa loa kèn tại xã Hạ Mỗ bị phá bỏ.

Theo người dân, đa số các vườn hoa bị phá bỏ là do không bán được và nở quá vụ.

Theo ghi nhận, hoa cúc đang có giá bán từ 60.000 – 70.000 đồng/bó 50 bông tuỳ chất lượng. Hoa ly có giá từ 60.000 – 70.000 đồng/ bó 10 cành tuỳ chất lượng. Hoa hồng thơm và hoa hồng đỏ rao động ở mức từ 60.000 – 70.000 đồng/bó 100 bông tuỳ chất lượng hoa và cành ngắn, dài.

Theo Trí Thức Trẻ

Copy link

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/thu-phu-hoa-tai-ha-noi-no-ro-giua-dich-covid-19-tuong-thang-vu-ma-thanh-bai-hoa-cuoi-nhung-nguoi-khoc-20200405202818174.chn#mingid_comments_content)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte -Toàn bộ các hộ dân tổ 14 cụm 3 Tứ Liên - Tây Hồ Hà Nội lâm vào tình cảnh mất nước sạch hơn 1 tháng nay. Một số gia đình đã phải sơ tán đến nhà người thân, còn lại, những hộ dân tại đây san sẻ nhau nước giếng vàng khè của một hộ gia đình trong khu.
  • Tại các điểm quán giải khát vỉa hè, hàng loạt các loại nước giải khát tự chế, tự gắn mác đủ hương vị, màu sắc được bán tràn lan với giá cực... rẻ.
  • Cùng là những ngày nóng nực nhưng ở Hà Nội và Sài Gòn có rất nhiều điểm khác biệt thú vị.
  • Chủ tịch thành phố yêu cầu dừng việc chặt hạ thay thế cây xanh trên một số tuyến phố để rà soát, phân loại, đưa ra các tiêu chí cụ thể.
  • Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, việc thông tin không đầy đủ khiến người dân hiểu thành phố có một đề án, một chiến dịch chặt hạ hơn 6.700 cây xanh. Đây cũng hoàn toàn không phải là vụ đấu thầu, đấu đá, chặt hạ cây để kiếm chác hay có nhóm lợi ích nào trong đó.
  • Ngoài 4 tuyến phố hiến máu đã có, thành phố Hà Nội sắp có thêm một tuyến phố hiến máu nữa ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY