Thẩm mỹ hôm nay

Thẩm mỹ trực tiếp thúc đẩy tâm lý, làm tăng năng suất lao động, nhưng nó còn tham gia nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, vai trò chủ yếu của nó vẫn là làm giàu có cho đời sống tinh thần của con người.. Vai trò của những thước đo thẩm mỹ trong đời sống tinh thần cũng tương tự như vai trò của những thước do đạo đức trong đời sống xã hội.

Thủ tướng trò chuyện từ xa với người bệnh tại lễ khai trương 2 sản phẩm công nghệ giúp chống dịch COVID-19

Ngày 18/4, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và truyền thông và Bộ Y tế tổ chức lễ khai trương nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa và ứng dụng Bluezone bảo vệ cộng đồng, phòng chống COVID-19. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tới dự.

Cùng dự buổi lễ còn có: Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng; Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long; đại diện lãnh đạo Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Lãnh đạo trường Đại học Y Hà Nội, Cục Tin học hoá, lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), BKAV, đại diện các bệnh viện vệ tinh và các doanh nghiệp tham dự qua 8 điểm cầu truyền hình.

Tại buổi lễ, sau khi chứng kiến các chuyên gia hội chẩn từ điểm cầu Bệnh viện Đại học Y Hà Nội dành cho bệnh nhân thông qua nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa, từ điểm cầu Bộ TT&TT, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trực tuyến với bệnh nhân, động viên bệnh nhân 64 tuổi ở Hà Nội chiến thắng bệnh tật.

Thủ tướng cũng đã chúc mừng các y bác sĩ của các bệnh viện tham gia buổi hội chẩn trực tuyến, đặc biệt các bệnh viện tuyến dưới, đã bước đầu thành công trong việc ứng dụng số trong khám chữa bệnh.

Đáp lời Thủ tướng, nam bệnh nhân Đỗ Văn H đã gửi lời chúc sức khỏe đến Thủ tướng, chúc Thủ tướng chỉ đạo các ban ngành, nhân dân sẽ đoàn kết chiến đấu, chiến thắng dịch bệnh COVID-19 trong thời gian sớm nhất.

Người bệnh được tư vấn khám chữa bệnh từ xa bới các chuyên gia đầu ngành về lão khoa, tim mạch

Thủ tướng yêu cầu sớm triển khai khám chữa bệnh trực tuyến trên toàn quốc

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao nền tảng khám chữa bệnh và nhấn mạnh, đây là dấu mốc khởi đầu để hướng tới chuyển đổi số của ngành y tế và hướng tới mục tiêu lớn hơn là quốc gia số, quốc gia thông minh.

Thủ tướng đánh giá cao ngành TT&TT và ngành y tế đã chủ động cùng phối hợp thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, “có thể nói chưa bao giờ ứng dụng mạnh mẽ như vậy”.

Thủ tướng cũng ghi nhận và đánh giá cao các lực lượng, trong đó có đội ngũ y, bác sĩ, các chuyên gia công nghệ, các doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam đã tích cực tham gia trong chiến dịch phòng, bệnh COVID-19.

“Nhân đây tôi xin chào những chiến sĩ áo trắng dũng cảm, kiên cường, đi đầu trong phòng chống đại dịch của COVID-19 ở nước ta”, Thủ tướng nói. Từ nhiều năm nay, ngành y tế đã triển khai một số hoạt động khám bệnh từ xa, phẫu thuật từ xa, bệnh án điện tử. Tuy nhiên, khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, thực tiễn đòi hỏi các bệnh viện phải có thêm kênh khám bệnh nhiều hơn nữa, phổ cập hơn nữa, giúp tư vấn khám chữa bệnh, giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế nhanh chóng, thuận lợi, ít tốn kém và an toàn, nhất là không cần phải đến bệnh viện khi không cần thiết, giúp giảm tải cho bệnh viện, tránh lây bệnh.

"Những gì mà chúng ta chứng kiến từ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho thấy lợi ích rõ ràng của hoạt động khám chữa bệnh từ xa. Người bệnh vẫn được khám bệnh nhưng chỉ phải tới bệnh viện khi cần thiết; bệnh viện tuyến trên có thể hỗ trợ bệnh viện tuyến dưới hết sức nhanh chóng và thuận lợi. Điều đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã rất chủ động, tích cực đồng hành với Chính phủ trong phòng, bệnh và đã cho ra mắt hàng chục ứng dụng phục vụ người dân"- Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo Thủ tướng: Việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến, khám chữa bệnh trực tuyến hiệu quả nhân đôi, nhân ba mà chúng ta phải tuyên truyền, đáp ứng yêu cầu chống dịch, giãn cách xã hội; có lợi ích là công khai, minh bạch, cải cách thủ tục hành chính, giảm số lượng giấy tờ phức tạp; mang lại lợi ích cho người dân khi giảm chi phí. Sáng nay tôi cũng đã bàn là cần phổ cập thanh toán qua điện thoại di động. Cho nên cần tăng cường hướng dẫn cho người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến và nền tảng khám chữa bệnh trực tuyến".

Thủ tướng cũng đánh giá cao ứng dụng Bluezone, kịp thời cung cấp cho người dân thêm một công cụ bảo vệ sức khỏe, bảo vệ cộng đồng. Đây cũng là xu hướng mà các nước tiến bộ trên thế giới áp dụng.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Y tế phối hợp đẩy nhanh chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế, xây dựng và từng bước hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh, dựa trên số, ứng dụng số toàn diện tại các cơ sở khám chữa bệnh; phát triển triển các nền tảng trong lĩnh vực y tế như nền tảng tư vấn khám chữa bệnh từ xa, nền tảng quản trị y tế thông minh. Hình thành cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế, phối hợp xây dựng hoàn thiện hành lang pháp lý, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, tạo thuận lợi cho chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế.

Bộ Thông tin và Truyền thông và Văn phòng Chính phủ khẩn trương hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia trước ngày 20/4 để ký ban hành trong tháng 4 này. Đây là cơ sở quan trọng thúc đẩy chuyển đổi số ở mọi lĩnh vực của đất nước.

Thủ tướng đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông hiệu triệu các doanh nghiệp Việt Nam đưa ra nhiều ứng dụng và nền tảng chuyển đổi số hơn nữa, phục vụ nhân dân.

Nhân sự kiện này, Thủ tướng đề nghị Viettel khi triển khai Nền tảng khám chữa bệnh trực tuyến này thì cần đào tạo, đảm bảo hệ thống chạy ổn định trên toàn quốc, phần mềm luôn được cập nhật để đáp ứng thực tiễn. Bkav cần tiếp thu các ý kiến của cộng đồng người dùng ứng dụng Bluezone để hoàn thiện hơn nữa và phát huy hiệu quả.

Yêu cầu Bệnh viện Đại học Y Hà Nội triển khai mạnh mẽ nền tảng khám chữa bệnh từ xa, liên tục rút kinh nghiệm, là cơ sở để Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện trên toàn quốc triển khai hoạt động này. Điều quan trọng là phải có bác sĩ chuyên môn cao về y khoa nhưng cũng phải am hiểu thông tin.

Đánh giá cao ngành y tế, ngành thông tin và truyền thông phối hợp thúc đẩy chuyển đổi số ngành y tế, góp phần bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho người dân, Thủ tướng cho biết, chưa bao giờ mà số tin nhắn khuyến cáo phòng, được gửi đến người dân nhiều như thời gian vừa qua. Thủ tướng cũng ghi nhận và đánh giá cao lực lượng y bác sĩ, các chuyên gia, doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam đã tích cực trong phòng, chống COVID-19 thời gian qua...

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi khai trương tại điểm cầu Bộ TT&TT Ảnh Chinhphu.vn

COVID-19 đã thúc đẩy cả ngành y tế đến lựa chọn phải chuyển đổi số, nhanh nhất có thể

Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: Hai lĩnh vực được đánh giá là sẽ có nhiều bước tiến quan trọng, do tác động của COVID-19, là y tế và số.

“Nhiều năm nay, chúng ta đã nói nhiều đến bệnh viện online, tư vấn khám chữa bệnh từ xa, bệnh án điện tử, kết nối liên thông giữa bệnh viện các tuyến, y học gia đình, nhưng các chuyển biến là chưa nhiều. COVID-19 đã thúc đẩy cả ngành y tế đến lựa chọn phải chuyển đổi số, nhanh nhất có thể. Việc giảm tải cho các bệnh viện sẽ giúp huy động nguồn lực khám chữa cho bệnh nhân COVID-19, đặc biệt dự phòng chuẩn bị cho những kịch bản dịch bệnh diễn biến xấu hơn”- Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Việc tập trung đông ở các bệnh viện, nhất là các bệnh viện tuyến trên, luôn là một nguy cơ lây nhiễm COVID-19. Đặc biệt đối tượng người già, các bệnh nhân có bệnh nền có nguy cơ nhiễm bệnh và nguy cơ Tu vong rất cao, cần ở nhà, tránh nơi tiếp xúc đông người, nếu có nền tảng tư vấn khám chữa bệnh từ xa họ có thể không phải đến bệnh viện khi không thật cần thiết.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, nền tảng này đảm bảo các hoạt động y tế từ xa, như tư vấn, hội chẩn khám chữa bệnh, hội chẩn chẩn đoán hình ảnh, hội chẩn giải phẫu bệnh, hội chẩn phẫu thuật từ xa. Đây cũng là nền tảng Việt Nam, do Viettel phát triển và tích hợp. Nền tảng sẽ được triển khai miễn phí trong thời kỳ COVID-19, khi cả nước dang dồn hết sức phòng bệnh.

bệnh

Phát biểu tại chương trình, GS.TS Nguyễn Thanh Long- Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế nhấn mạnh, trong thời gian qua, Lãnh đạo Chính phủ đã dành sự quan tâm đặc biệt cho ngành y tế và công tác chống dịch.Thủ tướng đã quyết liệt chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng thông tin trong ngành y tế cả trên lĩnh vực dự phòng, khám bệnh.

Chính phủ đã yêu cầu các bệnh viện tuyến trên ưu tiên nhận nặng, cấp cứu, chuyển tuyến; hạn chế tối đa nhận các trường hợp khám bệnh thông thường mà tuyến dưới thực hiện được. Tăng cường khám bệnh, tư vấn theo các hình thức trực tuyến, điện thoại, viễn thông để giảm lưu lượng người đến khám bệnh tại các cơ sở y tế.

Chính vì vậy, việc “Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa” ngày hôm nay là việc làm rất có ý nghĩa, hiện thực hóa các Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong bối cảnh cả nước đang thực hiện giãn cách xã hội, chung tay phòng chống dịch COVID-19

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế đã có những đóng góp lớn trong việc phòng bệnh như truy tìm dấu vết người nghi nhiễm, xác định nguy cơ, kê khai y tế điện tử…

Khi cả nước thực hiện giãn cách xã hội, ngành y tế đã chỉ đạo các bệnh viện tăng cường khám bệnh, tư vấn theo các hình thức trực tuyến, điện thoại, viễn thông để giảm lưu lượng người đến khám bệnh. Tuy nhiên việc triển khai chưa đồng bộ.

Do đó, việc đưa vào sử dụng nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa sẽ giúp dù ở nhà thực hiện giãn cách xã hội vẫn được chăm sóc y tế, vẫn được khám bệnh, chữa bệnh, tuyến dưới vẫn nhận được những tư vấn rất giá trị từ tuyến trên…

Ngay trong buổi sáng nay, Bộ Y tế đã lựa chọn BV Đại học Y Hà Nội để thí điểm làm đầu cầu trung tâm thực hiện hội chẩn, khám bệnh với 4 điểm cầu khác ở Hà Tĩnh, Thanh Hoá, Lào Cai và tại BV Đại học Y Hà Nội.

Tại buổi lễ, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng nêu rõ: phát huy việc ứng dụng thông tin, Bộ Y tế, Bộ TT&TT sẽ cùng phối hợp để triển khai các nền tảng thông tin tới từng người dân, không cần đến cơ sở y tế vẫn nhận được các tư vấn khám chữa bệnh.

“Bộ Y tế sẽ chỉ đạo các bệnh viện triển khai thí điểm hoạt động này. Về mặt pháp lý, Bộ Y tế sẽ giao Cục Quản lý Khám chữa bệnh làm đầu mối để xây dựng các hướng dẫn triển khai thí điểm, sau đó nhân rộng các mô hình hay, hiệu quả”- Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá, việc Bộ Y tế triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh là bước khởi đầu rất tốt, không chỉ có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay mà sẽ làm thay đổi rất nhiều hoạt động khám chữa bệnh sau này, giúp tăng cường vai trò y tế cơ sở.

“Nếu mở rộng ra toàn quốc, tôi tin không chỉ ở Việt Nam mà giải pháp này có thể phát triển ở nhiều thị trường khác trên thế giới”, Phó Thủ tướng tin tưởng.

Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa

Đây là nền tảng do Viettel chủ trì đáp ứng đầy đủ 6 lĩnh vực khám chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế ban hành gồm: Tư vấn y tế từ xa; Hội chẩn tư vấn khám, chữa bệnh từ xa; Hội chẩn tư vấn chẩn đoán hình ảnh từ xa; Hội chẩn tư vấn giải phẫu bệnh từ xa; Hội chẩn tư vấn phẫu thuật từ xa; Đào tạo chuyển giao kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh từ xa.

Sự ra đời của Nền tảng này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp các bệnh viện nhanh chóng thiết lập kênh hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh cho người dân, giảm chi phí đầu tư hệ thống ban đầu, bệnh viện không cần có sẵn đội ngũ chuyên gia CNTT tại chỗ để vận hành, duy trì. Nền tảng giúp triển khai đồng loạt Hệ thống khám chữa bệnh tại hàng ngàn bệnh viện và cơ sở y tế mà không cần phải phát triển từ đầu, vì vậy, hết sức có ý nghĩa trong việc thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số trong lĩnh vực Y tế.

Các bệnh viện khi triển khai thêm kênh khám, chữa bệnh sẽ giúp giảm số lượng người trực tiếp đến bệnh viện, giảm bệnh nhân dồn về tuyến trên giúp xã hội và ngành y tế tiết kiệm hàng chục ngàn tỷ đồng mỗi năm. Người dân ở bất kỳ đâu cũng được hưởng chất lượng khám chữa bệnh tốt nhất.

Bộ TT&TT và Bộ Y tế kêu gọi các doanh nghiệp khác cùng tham gia phát triển không chỉ các nền tảng mà cả các ứng dụng, để đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số ngành y tế. Bộ TT&TT và Bộ Y Tế sẽ phối hợp hoàn thiện hành lang pháp lý về khám, chữa bệnh từ xa, ban hành các chuẩn mở để các hệ thống nền tảng, các ứng dụng tuân thủ các tiêu chuẩn và kết nối được với nhau.

Ứng dụng Bluezone bảo vệ cộng đồng, phòng chống COVID-19

Thủ tướng Chính Phủ chứng kiến các điểm cầu kết nối hội chẩn với điểm cầu Bệnh viện Đại học Y Hà Nội Ảnh: Chinhphu.vn

Để từng bước đưa cuộc sống trở về bình thường, mà vẫn đảm bảo được việc phòng, chống đại dịch, bảo vệ cộng đồng, cần có những giải pháp thiết thực và hiệu quả. Giải quyết bài toán này có thể dựa vào công nghệ.

Với ứng dụng bảo vệ cộng đồng trước đại dịch COVID–19 có tên Bluezone, mỗi người dân có thể cài ứng dụng này trên điện thoại, nhằm bảo vệ mình và cộng đồng, góp phần ngăn chặn sự lây lan của virus. Điều này giúp kiểm soát chặt chẽ sự lây lan của virus. Cơ quan chức năng có thể phản ứng nhanh, chính xác và kịp thời với tình hình trong khi người dân yên tâm với cuộc sống sinh hoạt bình thường, loạt bỏ tâm lý e ngại, hoang mang không cần thiết.

Nguyên tắc của Bluezone là bảo mật, ẩn danh và minh bạch. Ứng dụng chỉ lưu dữ liệu trên điện thoại của người dùng, không chuyển lên hệ thống cũng như không thu thập vị trí của người dùng. Mọi người tham gia cộng đồng Bluezone đểu ẩn danh với những người khác. Chỉ cơ quan y tế có thẩm quyền mới biết những người nhiễm và người nghi nhiễm do tiếp xúc gần với người nhiễm COVID-19.

Bộ Y tế và Bộ TT&TT khuyến khích mọi người dân sử dụng Bluezone để bảo vệ mình, bảo vệ người thân và những người xung quanh mình, bảo vệ cộng đồng, chung tay chống dịch.

Nguồn https://suckhoedoisong.vn/thu-tuong-du-khai-truong-2-san-pham-cong-nghe-giup-phong-chong-covid-19-n172582.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Khỏe 365 (http://khoe365.nguoiduatin.vn/thu-tuong-tro-chuyen-tu-xa-voi-nguoi-benh-tai-le-khai-truong-2-san-pham-cong-nghe-giup-chong-dich-covid-19-69267.html)

Tin cùng nội dung

  • Tôi mới đi khám và được chẩn đoán mắc sỏi mật, tôi rất lo lắng. Xin quý báo tư vấn giúp chế độ ăn phù hợp với người bệnh sỏi mật. Tôi xin cảm ơn. Đỗ Văn Nghĩa (Gia Lai)
  • Suy thận mạn tính là tổn thương không phục hồi của các đơn vị thận, làm chức năng thận suy giảm dần dần và vĩnh viễn theo thời gian.
  • Người bị bệnh thận hay băn khoăn nên uống nước như thế nào là đủ? Vì thận yếu, uống nhiều sợ làm thận yếu thêm, nhưng uống ít lại e là cơ thể không đủ nước.
  • Chị tôi năm nay 32 tuổi, hơn một năm trước chị ấy bị phù toàn thân, tái đi tái lại nhiều lần. Đã đi khám và bác sĩ cho biết bị viêm cầu thận mạn tính.
  • Bệnh trĩ là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện. Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại.
  • Bệnh dạ dày là bệnh thường gặp, trước kia bệnh được coi là nan y vì có nhiều biến chứng và hay đau tái phát.
  • Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY