Dinh dưỡng hôm nay

Thực phẩm làm giảm các bệnh về mắt

Dân văn phòng cả ngày phải ngồi làm việc với máy tính, vì thế thường gặp các bệnh lý về mắt như mất thị lực, khô mắt, mỏi mắt. Vậy cần chú trọng bổ sung các thực phẩm bảo vệ mắt dưới đây để tăng cường bảo vệ sức khỏe cho đôi mắt

Đôi mắt là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể, vì thế luôn cần được sự quan tâm và chăm sóc đặc biệt. Ngoài chế độ sinh hoạt, làm việc hợp lý cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng hàng ngày như vitamin A, C cùng omega-3,….cùng những thực phẩm tốt cho mắt. Hãy kết hợp thường xuyên các thực phẩm dưới đây để giúp đôi mắt luôn được sáng khỏe, giảm nguy mắc các chứng bệnh như bệnh đục thủy tinh thể, khô mắt….Theo dinh dưỡng học hiện đại, vitamin A, vitamin C, beta-caroten, lutein, selenium rất cần thiết cho mắt:

- Giàu vitamin A: gan động vật, các loại trứng, sữa, cá chép, thịt vịt…

 Vitamin A là một chất dinh dưỡng quan trọng tạo nên chất nhầy cho võng mạc. Nếu thiếu vitamin A dễ gây khiếm thị. Dân văn phòng nhìn vào màn hình máy tính lâu cần phải tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa vitamin A

- Giàu beta-caroten (sẽ chuyển hóa thành vitamin A khi vào cơ thể): các loại rau củ quả có màu vàng cam như đu đủ, cà rốt, bí đỏ,…; những loại rau có màu xanh đậm như như súp lơ xanh, rau ngót, rau bina…

 Vitamin B có vai trò bảo vệ giác mạc, khi thiếu vitamin B khi mắt sẽ dẫn đến các bệnh dây thần kinh liên quan đến mắt như bị mờ mắt, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, viêm giác mạc.

- Giàu vitamin C (tăng cường thị lực, giảm nguy cơ đục thủy tinh thể): các loại trái cây có vị chua như chanh, bưởi, dâu tây, cà chua..,rau ngót, súp lơ, cải bẹ trắng, thì là, hành lá, nho, dứa…

 Vitamin C chính là điều kiện sinh tồn của mắt, nếu thiếu vitamin C mắt sẽ suy giảm sức đề kháng với những kích thích từ môi trường bên ngoài, đặc biệt là khi gặp gió và ánh sáng. Cần lưu ý vitamin C không thích hợp sơ chế qua nhiệt nên tốt nhất là ăn sống để bảo tồn hàm lượng vitamin C có trong thực phẩm.

- Giàu vitamin E (giảm nguy cơ mắc bệnh cườm mắt, chống oxy hoá): các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu đậu phộng, các loại hạt (hạt bí, hạt dưa…)

 Vitamin E là một loại chất chống oxy hoá mạnh có thể giúp mắt chống lại được nhiều kích thích từ bên ngoài

- Giàu lutein: bắp (ngô), cải bó xôi, trứng, cải xoăn…(giúp bảo vệ võng mạc)

- Giàu selenium: các loại hải sản, thịt, trứng, ngũ cốc, gan, cật…

- Thực phẩm chứa protein

  Rhodopsin sắc tố nhạy cảm với ánh sáng ở võng mạc mắt là do protein cấu thành vì thế việc thiếu hụt protein sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành Rhodopsin và có thể gây ảnh hưởng đến thị lực. Các thực phẩm giàu protein bao gồm: thịt nạc, cá, sữa, trứng và các sản phẩm từ đậu nành.

  Ngoài các thực phẩm chứa các nguồn vitamin cần thiết kể trên cho mắt, dân văn phòng cũng có thể bổ sung các loại hoa quả như chuối tiêu, cà chua bi, thanh long, cam hoặc việt quất rất có lợi cho sức khỏe của mắt.

Nguồn: 1062

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5c340f3576801b2ef30f0df4)

Tin cùng nội dung

  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY