Hàng năm số trường hợp quá liều Thuốc không kê do lạm dụng Thuốc càng tăng. Sự quá liều ngày này sang ngày khác khiến các loại Thuốc tích lũy trong cơ thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí Tu vong. Dưới đây là những Thuốc quen thuộc dễ bị quá liều nhất.
Hàng năm số trường hợp quá liều
Thuốc không kê do lạm dụng
Thuốc càng tăng. Sự quá liều ngày này sang ngày khác khiến các loại Thuốc tích
lũy trong cơ thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí Tu vong.
Dưới đây là những Thuốc quen thuộc dễ bị quá liều nhất.
Paracetamol
Paracetamol (acetaminophen, theo cách gọi ở Mỹ) là loại
Thuốc phổ biến nhất trong các loại
Thuốc không cần kê toa (Over the
Counter-OTC) thường được dùng quá liều một cách vô tình hoặc cố ý.
Sự quá liều paracetamol có thể xảy ra khi Thuốc này có trong
những loại Thuốc trị các bệnh khác nhau. Cũng có khi những thành viên trong gia
đình mua một lọ Thuốc mà mỗi viên có liều lượng paracetamol nhiều hơn so với
liều lượng của mỗi viên ở lọ dùng trước. Người sử dụng cứ tưởng rằng 2 lọ Thuốc
này giống nhau và cứ dùng như bình thường dẫn đến sự quá liều Thuốc. Cần lưu ý
rằng nếu đưa paracetamol vào cơ thể 4.000mg trong vòng 24 giờ đồng hồ sẽ gây
những tổn thương vô cùng nghiêm trọng, thậm chí Tu vong. Do triệu chứng của sự
quá liều
Thuốc không xuất hiện trong vòng 12 giờ trở lên nên người sử dụng
Thuốc tưởng rằng mình vô sự và tiếp tục dùng thêm Thuốc mà không hề biết rằng
mình đã sử dụng ở liều gây độc.
Triệu chứng của sự quá liều paracetamol thường khởi đầu với
những biểu hiện không nghiêm trọng, chẳng hạn như chán ăn, tiêu chảy. Sau đó sẽ
xuất hiện các triệu chứng rõ hơn như buồn nôn, ói mửa, chảy mồ hôi quá mức,
vàng da. Sau cùng là bất tỉnh rồi Tu vong trừ khi được cấp cứu kịp thời. Nếu
được can thiệp trong vòng 8 giờ đầu sau khi bị ngộ độc thì kết quả sẽ khả quan.
Trong các trường hợp quá liều được đưa vào cấp cứu ở bệnh
viện, người nhà của nạn nhân cần phải đem theo lọ Thuốc mà nạn nhân đã uống.
Người nhà cũng cần biết chiều cao và cân nặng của bệnh nhân để thông báo cho bác sĩ.
|
Ibuprofen
Ibuprofen là một loại Thuốc kháng viêm không steroid
(non-steroidal anti-inflammatory drugs- NSAIDs) cũng có rất nhiều trong các
loại Thuốc giảm đau quen thuộc và cũng được bào chế ở những hàm lượng khác nhau
và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây quá liều Thuốc.
Triệu chứng quá liều ibuprofen và các loại Thuốc NSAIDs bao
gồm buồn nôn, ói mửa, rối loạn thị giác, nhức đầu, tai bị lùng bùng. Triệu
chứng có thể xấu hơn như đau bụng, giảm nước tiểu, kích động. Cuối cùng, sự quá
liều có thể gây buồn ngủ, hôn mê và Tu vong.
Điều trị cho sự quá liều NSAIDs thường là hỗ trợ, trị triệu
chứng khi chúng xuất hiện, hạn chế sự hấp thu của Thuốc đi vào máu. Nếu nạn
nhân được điều trị kịp thời thì khả năng hồi phục rất cao.
Aspirin
Đây cũng là chất giảm đau quen thuộc. Hơn nữa, do có tác
động lên các yếu tố đông máu nên aspirin còn được dùng cho những bệnh nhân tim
mạch hoặc những người có nhiều rủi ro mắc các bệnh tim mạch. Do aspirin được xử
lý tại thận cho nên nếu thận bị suy cũng sẽ làm aspirin tích tụ trong cơ thể
cho dù bệnh nhân không sử dụng quá liều. Sự quá liều này còn gọi là quá liều
mãn có triệu chứng khác với sự quá liều do uống một lượng lớn aspirin (còn gọi
là quá liều cấp).
Sự quá liều cấp aspirin sẽ có các triệu chứng như kích ứng
dạ dày, đau dạ dày, buồn nôn và ói mửa. Aspirin có thể gây viêm loét hay kích
ứng dạ dày. Riêng triệu chứng của sự quá liều mãn aspirin bao gồm mệt mỏi, lú
lẫn và sốt nhẹ. Nếu lượng aspirin tích tụ trong cơ thể nạn nhân tương đối lớn
thì nạn nhân có thể co giật và hôn mê.
Sự cấp cứu tại bệnh viện nhằm mục đích làm hạn chế sự hấp
thu của aspirin đi vào máu và làm đảo ngược tác động của acetylsalicylic acid.
Trong một số trường hợp nghiêm trọng bệnh nhân cần được chạy thận nhân tạo nhằm
hỗ trợ thận trong chức năng lọc máu. Khả năng sống sót tùy thuộc vào thời gian
từ khi uống Thuốc cho đến khi đem vào bệnh viện.
DS. NGUYỄN BÁ HUY CƯỜNG (ĐH Murdoch- Úc)