Bạn nên biết hôm nay

Thuốc nào trị viêm da cơ địa ở phụ nữ cho con bú?

Tôi năm nay 28 tuổi, mới sinh em bé nhưng lại bị viêm da cơ địa gây ngứa ngáy, khó chịu. Xin hỏi tôi có thể dùng Thuốc gì để trị bệnh này?
Ngô Thu Phương (Bắc Ninh)

Bạn Phương thân mến!

viêm da cơ địa là một bệnh phụ thuộc cơ địa nên rất khó điều trị khỏi, dứt điểm hoàn toàn qua một đợt trị liệu bằng Thuốc. Trường hợp của bạn không rõ là bị viêm da cơ địa trước đó (mạn tính) hay khởi phát sau sinh. Trong giai đoạn mang thai, sinh con, việc biến đổi hormon, các chu trình chuyển hóa tăng lên... làm giảm chức năng của hàng rào bảo vệ da cùng với làm giảm lớp ceramic trên bề mặt da làm cho da dễ bị mất nước, làm khô da nên gây khởi phát bệnh.

Vì vậy, bạn không nên nôn nóng uống Thuốc để trị khỏi bệnh, vì việc dùng Thuốc không đúng trong thời gian này còn gây hại cho sức khỏe và ảnh hưởng đến em bé bú mẹ. Điều trị viêm da cơ địa gồm dự phòng và điều trị triệu chứng.

Dự phòng bằng cách bôi kem dưỡng ẩm là cần thiết vì có tác dụng chống khô da, tăng khả năng bảo vệ cho da, giảm ngứa và hạn chế tái phát. Việc dùng kem dưỡng ẩm và giữ sạch da phải thường xuyên, liên tục như một thói quen sinh hoạt không chỉ dùng tức thời.

Tuyệt đối không được gãi vì phản xạ gãi sẽ giảm ngứa nhưng là thủ phạm phát tán chất gây dị ứng ra diện rộng và việc trầy xước dễ dẫn đến bội nhiễm gây viêm da “có nhiễm khuẩn” lại càng làm cho trị liệu phức tạp hơn.

Để điều trị triệu chứng trong trường hợp đang cho con bú như bạn có thể kết hợp dùng các Thuốc sau:

Bôi ngoài da: Phenergan 2%, nếu cần có thể bôi kem có thành phần betamethason 0,1%. Hạn chế tiếp xúc của Thuốc đến con.

Đường uống: Có thể dùng Thuốc chống dị ứng thế hệ 2 như telfast hoặc aerius, uống xa cữ bú của con. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ Thuốc qua sữa mẹ rất thấp. Việc dùng Thuốc corticoid, kháng sinh có tác dụng nhanh và đôi khi là cần thiết cho điều trị và cần được bác sĩ kê toa nhưng không được tự ý sử dụng.

Bạn nên đi khám để được chỉ định dùng Thuốc thích hợp, tránh dùng các Thuốc bài tiết vào sữa mẹ, gây ảnh hưởng tới con.

ThS.DS. Ngô Thị Nam Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/thuoc-nao-tri-viem-da-co-dia-o-phu-nu-cho-con-bu-n146405.html)

Chủ đề liên quan:

cơ địa viêm da cơ địa

Tin cùng nội dung

  • Cháo lá sen có tác dụng làm thanh nhiệt, mát huyết, bổ âm, sinh tân, tiêu viêm, hết ngứa: Lá sen nửa tàu, cho vào cùng gạo nấu nhừ thành cháo, ăn ngày 1 đến 2 lần. Cần ăn một thời gian.
  • Viêm da cơ địa là một tình trạng viêm da mạn tính, tái phát do nhiều cơ chế sinh bệnh kết hợp bao gồm sự tương tác giữa các tình trạng đáp ứng miễn dịch trên nền tảng cơ địa
  • Vào mùa hè thời tiết thường oi nóng, độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho một số bệnh ngoài da phát triển. Bệnh ngoài da ít gây nguy hiểm tính mạng, nhưng thường có biểu hiện ngứa, lở loét trên da, ảnh hưởng sức khỏe thể chất và tinh thần người bệnh.
  • Nếu bị viêm da cơ địa, dùng các Thuốc bôi, Thuốc uống chống ngứa cho cháu theo chỉ dẫn của bác sĩ da liễu. Bôi kem giữ ẩm rất cần thiết để tránh ngứa, hạn chế tái phát. Loại trừ và tránh các chất dễ gây dị ứng như đồ len dạ lông của chó mèo, đồ thảm hoặc đệm giường cũng làm cho bệnh nặng lên
  • Cháu là con gái đang ở tuổi 16. Cháu rất buồn vì bệnh viêm da cơ địa khiến lòng và mu bàn chân cháu khi thì mọc mụn nước, khi thì bị bong tróc da.
  • Theo công bố kết quả nghiên cứu của các bệnh viện da liễu trên thế giới, nếu không có biện pháp chống nắng và sử dụng kem chống nắng đúng cách triệt để kèm theo sẽ dẫn đến thất bại trong điều trị nám da.
  • Gần đây, sau khi dùng phải sữa rửa mặt đã hết hạn sử dụng, da mặt tôi bắt đầu lên mụn. Những mụn này giống như mụn trứng cá đỏ và mụn mủ cũng lên nhiều.
  • Mùa hè là mùa để mọi người mọi nhà đi du lịch, về với biển xanh. Hải sản là thực phẩm chính trong các bữa ăn khi chơi ở biển...
  • Có rất nhiều thực phẩm có thể khiến cơ thể phản ứng, gây biểu hiện dị ứng. Trong số đó, các thực phẩm dưới đây là nguyên nhân gây ra hơn 80% số trường hợp dị ứng thực phẩm kể trên.
  • Bệnh tổ đỉa là bệnh viêm da đặc biệt, chủ yếu ở bàn tay, bàn chân. Bệnh chưa xác định được nguyên nhân. Nhưng nghiên cứu cho thấy, người có cơ địa dị ứng, có sang chấn thần kinh dễ nhạy cảm với các dị nguyên: hóa chất, cao su, xà phòng, nước hoa, một số chất trong mỹ phẩm, đồ ăn, thức uống hoặc thay đổi khí hậu, vân vân.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY