Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Tiệm gói quà handmade tồn tại hơn nửa thập kỷ của bà cụ 63 tuổi nuôi em trai khờ ở giữa lòng Sài Gòn

Trong tiệm gói quà gần 50 năm tuổi, bà cụ Nguyễn Thị Mai Hương (63 tuổi) đang cố tỉ mỉ cắt giấy, chuẩn bị cho những hộp quà sắp được trưng bày trong tủ.

Tôi trân trọng những gì do chính bàn tay con người tỉ mẩn làm ra vì nó chứa trong đó sự động viên, ít nhất là về mặt tinh thần.

Ngày trước, mỗi lần đi sinh nhật bạn cùng lớp, mẹ chính là người ngồi lại gói quà giúp tôi. bà ấy gấp từng nét gấp, dán cho chúng dính lại với nhau rồi cuối cùng dùng đầu đũa miết dây ruy băng cong vút và dán bên ngoài. mãi cho đến hôm nay tôi mới biết, lần đó chỉ ngồi xem mẹ gói quà đâu ngờ rằng hơn 20 năm sau mới có thể cảm nhận lại được nguyên vẹn cảm giác ấy...

Những bậc xi-măng sứt mẻ dẫn lên chiếc cửa sắt lỏng lẻo đang phất mùi rỉ sét, tiếng bản lề rít lên mỗi khi có gió mạnh lùa vào. sàn lát gạch bông cũng bị thời gian làm mờ đi hoa văn, cùng với những mảng tường loang lổ, tiệm gói quà như vậy mà đã sống ở giữa lòng sài gòn hơn 40 năm nay. vừa trò chuyện, bà cụ vừa cắt giấy, vừa gấp cẩn thận và dứt khoát, đường cắt lẫn đường gấp như được canh từ trước; cũng phải, đây là công việc bà cụ đã gắn bó hơn nửa đời người mà.

“GÓI QUÀ CŨNG LÀ NGHỀ, NGHỀ MỚI TRỤ ĐƯỢC GẦN 50 NĂM”

Trong tiệm gói quà gần 50 năm tuổi, bà cụ nguyễn thị mai hương (63 tuổi) đang cố tỉ mỉ cắt giấy, chuẩn bị cho những hộp quà sắp được trưng bày trong tủ.

Bà kể với chúng tôi, tiệm gói quà này có từ trước giải phóng, ngày xưa mẹ của bà mở bán đủ thứ như một tiệm tạp hóa, đến sau giải phóng tiệm thành tiệm gói quà và tồn tại cho đến tận bây giờ: “trước giải phóng tiệm bán nhiều lắm con, sau giải phóng hết kinh phí sửa sang, giữ lại duy nhất nghề gói quà con ạ”.

Cách bà gấp giấy như gấp lại thời gian đang trôi. Nghĩ, nếu cứ phải làm việc này mỗi ngày, chúng tôi hỏi vui: “Bà có bao giờ chán không?”, bà nói: “Quen rồi, vì mình phải tự sống mà”.

Gói quà ngày xưa có thể được coi là công việc mưu sinh nhưng bây giờ hiếm ai liều mình giữ nó, nó có thể là thói quen, sở thích hoặc phong cách chứ không thể nào là “miếng cơm manh áo” vì ngoài kia có quá nhiều thứ thay đổi, người ta không cần đến bàn tay con người xen vào những việc mà máy móc được ưu tiên.

“Nghề này bà theo từ hồi 1975 thành ra nó cũng 40 - 50 năm rồi bà gói quà. Thích lắm, tại vì nhà bà không có ai hết, con cháu không có, cái này coi như niềm vui”, vừa nói chuyện với chúng tôi, tay bà vừa đưa kéo rọc một đường thẳng tắp trên giấy, cứ hai ba lần rọc như vậy từ khổ giấy lớn bà lấy ra một tờ giấy khổ nhỏ, vừa vặn kích thức quà mà chúng tôi yêu cầu.

Hết công đoạn cắt, tay phải bà miết liên tục với mặt kính tạo ra một đường gấp sâu trên giấy rồi lần lượt gấp những nét còn lại và dùng kim bấm cố định chúng với nhau thành hộp giấy. Cứ lặp đi lặp lại 3 đến 4 lần là bà làm hoàn chỉnh hộp quà. Cuối cùng để nó trở nên bắt mắt hơn, bà chọn dây ruy băng có màu tương phản với màu hộp quà rồi dùng kéo giữ đuôi dây sau đó vuốt mạnh một đường dài để nó xoăn lại và dán lên hộp. Những công đoạn ấy hấp dẫn lắm, có lẽ một phần nào đó vì nó được làm ra từ một người xem nó là một "món ăn" nghệ thuật, bổ dưỡng tinh thần.

LẬP NGHIỆP VỚI EM TRAI “KHỜ”, CỬA TIỆM MỞ TỪ 5 GIỜ SÁNG, NGƯỜI DỌN DẸP, NGƯỜI ĐI LẤY HÀNG

Không con, không cháu, bà cụ hương sống với em trai ruột trong căn nhà ba mẹ để lại. em trai bà mặc dù đã có vợ, có con thế nhưng cũng chịu phận côi cút như chị khi vợ con bỏ đi.

Một ngày của hai chị em tuổi ngoài 60 bắt đầu từ 5 giờ sáng và kết thúc khi xe đường nguyễn trọng tuyển (quận 3) thưa thớt dần. nếu như sự náo nhiệt ngoài kia mang âm hưởng cao ngút ngàn thì chắc có lẽ tiệm gói quà này chính là những nốt trầm ngân nga từ sau ngày giải phóng. người ta lập đường, lập chợ, xây cầu còn bà cụ hương chẳng có một mới mẻ nào ngoài sự chắt chiu, tỉ mẩn với cái nghề mà mình đã dùng cả thanh xuân để gắn bó.

“Sáng sớm 5 giờ bà đã mở cửa tiệm, thằng em nó phụ dựng cửa, lau dọn, còn bà đi xe buýt số 7 lên chợ lớn mua giấy gói quà. Hễ bà bán được hàng có tiền thì đi không thì thôi, vì lên chợ lớn phải có 200 - 300 nghìn mới được con ạ”.

Theo thời cuộc, những thứ tưởng chừng vô giá trị cũng dần được định nghĩa, ngày xưa ai đó vẫn nghĩ đối với công việc mình đam mê hoặc yêu thích chỉ cần dốc hết tấm lòng. Còn bây giờ thì không, càng yêu nó người ta càng phải cố gắng, nuôi dưỡng nó bằng tâm hồn thôi chưa đủ, mình cần phải nuôi nó bằng tiền.

“mùa nào nhiều việc quá có đứa em trai phụ, nó có vợ có con rồi nhưng bị vợ bỏ, hai chị em nương tựa nhau mà sống chứ biết làm sao”, bà hương kể cho chúng tôi nghe về người em trai của mình rồi buông tiếng thở nhẹ. trên mái tóc hai màu pha đâu đó sự chờ đợi xen lẫn cái gật đầu như một cách chấp nhận chứ chẳng phải buông xuôi. đó là thái độ sống!

Cùng với chiếc đồng hồ treo trên tường chứng nhân trong tiệm gói quà này còn là cái tủ kính. tất cả những thành phẩm từ đôi bàn tay khéo léo của hai ông bà tuổi ngoài 60 được bày trong tủ, vừa đủ ngăn nắp và để lộ mẫu mã ra bên ngoài. đằng sau tấm kính đục kia như thời gian đang dừng lại bởi chẳng có một sự du nhập mới mẻ nào vào đó cả, những năm qua từ một kiểu gói truyền thống mà bà sáng tạo thêm sao cho phù hợp với thị hiếu người mua.

"Ở ngoài họ gói đẹp lắm, toàn những người trẻ như con thi triển tay nghề, mỗi hộp giá cũng từ 60 đến trăm, đôi khi còn vài trăm mình chẳng thể theo nổi đâu. Bà cứ gói như thế nếu ai thích thì ghé mua".

Chúng tôi tạm gọi tiệm gói quà trên là "tiệm gói quà ký ức", tiệm như những chiếc hộp nhạc chỉ phát ra duy nhất một bài khi được mở, nhưng mỗi lần âm thanh của bài hát nhạc ấy vang lên người ta ai cũng chỉ nhớ đến một kỷ niệm đáng trân trọng trong đời.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/tiem-goi-qua-handmade-ton-tai-hon-nua-thap-ky-cua-ba-cu-63-tuoi-nuoi-em-trai-kho-o-giua-long-sai-gon-20200803232046454.chn)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY