Tin tức hôm nay

Tin tức

Tiếp tục hai nhiệm vụ lớn

Chỉ tám ngày (từ 20 đến 27/8) cả nước đã có thêm 97.664 ca nhiễm Covid-19; đến chiều 27/8 tổng số ca mắc trong cả nước đã là 410.366 ca. Dịch vẫn diễn biến hết sức nóng bỏng, đòi hỏi các ngành, địa phương bám sát diễn biến dịch trên địa bàn để có biện pháp ứng phó kịp thời.

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, với số ca nhiễm hiện nay, Việt Nam đứng thứ 66 trong số 222 quốc gia và vùng lãnh thổ; trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 168 trong số 222. Cả nước có 62 tỉnh, thành phố có người mắc Covid-19 (riêng tỉnh Cao Bằng chưa có ca nhiễm), nhưng tình hình dịch ở mỗi tỉnh khác nhau, do vậy cách ứng phó khác nhau.

Tập trung điều trị

Năm tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP Hồ Chí Minh (199.483 ca), Bình Dương (94.745 ca), Ðồng Nai (21.467 ca), Long An (19.949 ca), Tiền Giang (8.821). Cả nước đã có 10.053 người ch*t liên quan đến Covid-19, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,3% so với tỷ lệ tử vong do Covid-19 trên thế giới (2,1%). Sau thời gian khẩn trương xây dựng, lắp đặt các Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 trực thuộc các bệnh viện tuyến Trung ương như Bạch Mai, Hữu nghị Việt Ðức, Trung ương Huế, Trung ương Thái Nguyên, Nhi Trung ương, Ðại học Y Hà Nội ở TP Hồ Chí Minh, Long An, Vĩnh Long, Bình Dương… đã đi vào hoạt động, tiếp nhận điều trị cho những người bệnh nặng. Các địa phương, đơn vị cần bổ sung nguồn lực để các trung tâm này phát huy hiệu quả.

Ðể vận hành Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 đặt tại Bệnh viện dã chiến 16 ở TP Hồ Chí Minh, Bệnh viện Bạch Mai đã tăng cường hàng trăm nhân viên y tế. 80% số bệnh nhân chuyển đến trung tâm thời gian qua đều cần các thiết bị hỗ trợ hô hấp như HFNC hay thở máy. Hiện trung tâm đang điều trị cho gần 250 người bệnh, trong đó 110 trường hợp phải thở máy, hơn 100 người bệnh khác phải thở bằng thiết bị hỗ trợ ô-xy lưu lượng cao... Với sự nỗ lực không ngừng của các thầy Thu*c, có bệnh nhân đã rút được máy nội khí quản, cai được thở máy và số lượng ngày càng tăng.

Sau 10 ngày nhận người bệnh đầu tiên, Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 thuộc Bệnh viện Hữu nghị Việt Ðức tại TP Hồ Chí Minh đang điều trị cho hơn 200 người bệnh, trong đó có 20 đến 30 trường hợp hết triệu chứng, đang làm xét nghiệm đánh giá. Nếu đủ tiêu chuẩn sẽ được xuất viện về cách ly tại nhà. Tương tự, Trung tâm Hồi sức Covid-19 do Bệnh viện đa khoa T.Ư Thái Nguyên vận hành tại Long An sau gần 10 ngày hoạt động, có 10 người bệnh diễn biến nặng chuyển sang nhẹ, có thể xuất viện trong thời gian tới khi có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.

Tại TP Hồ Chí Minh đã triển khai mô hình chăm sóc người nhiễm Covid-19 (F0) tại nhà và cộng đồng. Ðây là cách làm phù hợp, nhất là trong bối cảnh số F0 ngày càng tăng thì các cơ sở điều trị (bao gồm bệnh viện điều trị, bệnh viện dã chiến, trung tâm hồi sức tích cực...) bị quá tải, mặt khác giúp người dân cảm thấy yên tâm hơn vì dịch vụ y tế không bị đứt gãy. Ðến nay tại TP Hồ Chí Minh triển khai hơn 400 trạm y tế lưu động. Ðây là cánh tay nối dài cho các cơ sở y tế để chăm sóc tốt nhất cho F0 đang điều trị tại nhà.

Từ ngày 27/8, Bộ Y tế cùng Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đưa Thu*c kháng vi-rút Molnupiravir vào điều trị cho người bệnh Covid-19 mức độ nhẹ, trung bình. Nhà sản xuất (Công ty TNHH Liên doanh Stellapharm Việt Nam) sẽ cung cấp hơn 2,3 triệu viên Thu*c này để điều trị miễn phí cho khoảng 116 nghìn F0 tại cộng đồng ở TP Hồ Chí Minh. Ngay khi Thu*c kháng vi-rút về thì các trạm y tế lưu động, tổ y tế lưu động phát các túi Thu*c đến F0.

Khởi hành chuyến xe vận chuyển nông sản Ðồng Tháp đến với người dân TP Hồ Chí Minh và Bình Dương. Ảnh: HỮU NGHĨA

Thực hiện triệt để giãn cách xã hội

Kinh nghiệm từ nhiều nước trên thế giới cũng như qua ba đợt dịch cho thấy, việc thực hiện nghiêm giãn cách xã hội đóng vai trò quan trọng trong hạn chế lây lan. thí dụ như new zealand, sau khi ghi nhận một ca mắc covid-19, new zealand đã gia hạn lệnh phong tỏa toàn quốc. ðến ngày 27/8 sau khi ghi nhận 347 ca nhiễm, nước này tiếp tục kéo dài lệnh phong tỏa toàn quốc đến tuần tới. với quy mô nhỏ hơn, nhiều thành phố trên thế giới, từ châu âu đến châu á đều áp đặt lệnh phong tỏa khi ghi nhận những ca nhiễm covid-19.

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, hiện cả nước đang có tám trong tổng số 62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước là Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Kon Tum; có bốn tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Hải Phòng, Ðiện Biên, Phú Thọ. Như vậy còn tới 50 tỉnh, thành phố đang ghi nhận có ca nhiễm Covid-19 ở mức độ khác nhau, từ một vài ca đến hàng nghìn ca/ngày. Do đó, các địa phương cần triển khai đầy đủ các nội dung Nghị quyết 86 của Chính phủ về việc thực hiện giải pháp cấp bách phòng, chống dịch. Việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch, nhất là thực hiện giãn cách xã hội phải mạnh mẽ, quyết liệt, chặt chẽ ngay từ đầu, xuyên suốt trong tất cả các cấp. Tại các tỉnh, thành phố đang áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội thì chính quyền các cấp cần tranh thủ thời gian vàng này để kiểm soát dịch bệnh nhanh nhất có thể.

Trong một tuần qua, 5 trong 12 địa phương ở Tây Nam Bộ có số ca F0 tăng so với bảy ngày liền kề trước. Trong đó, Tiền Giang có số mắc tăng 2,5 lần, An Giang tăng 1,7 lần, Kiên Giang tăng hơn hai lần. Báo cáo của Tổ công tác Bộ Y tế tại ba tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang và Cần Thơ cho thấy Kiên Giang đang thực hiện xét nghiệm diện rộng nên số mắc tăng. Tỉnh này thực hiện xét nghiệm mẫu gộp PCR, tần suất 7 ngày/lần khu vực nguy cơ cao, rất cao. Ðánh giá tần suất này sẽ không đuổi kịp tốc độ lây lan của biến thể Delta, Tổ công tác khuyến cáo với TP Rạch Giá - nơi có các ca mắc chưa rõ nguồn lây - phải làm thêm vòng đệm xét nghiệm nhanh kháng nguyên giữa hai chu kỳ xét nghiệm.

Nghị quyết 86 của chính phủ ngày 6/8 đặt mục tiêu 11 tỉnh, thành phố tây nam bộ phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 25/8, riêng tỉnh long an phấn đấu trước ngày 1/9. tuy nhiên, theo tiêu chí kiểm soát dịch do bộ y tế ban hành, chưa địa phương nào ở tây nam bộ có quyết định dừng thực hiện chỉ thị 16 trên phạm vi toàn tỉnh. nhiều địa phương như kiên giang, cần thơ, ðồng tháp… quyết định tiếp tục giãn cách xã hội theo chỉ thị 16.

Tại cuộc họp mới đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Ðỗ Xuân Tuyên đề nghị các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ thực hiện nghiêm Công điện 1102 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó tập trung thực hiện Chỉ thị 16 thật tốt. Những nơi đang tổ chức xét nghiệm tần suất 7 ngày/lần cần bổ sung test nhanh mẫu gộp vào khoảng thời gian giữa hai chu kỳ. Việc này phải thực hiện thần tốc để bảo đảm tách bằng được F0 ra khỏi cộng đồng. Ngoài ra, các địa phương khảo sát vị trí, cơ sở vật chất và phê duyệt ngay phương án sẵn sàng thiết lập bệnh viện dã chiến do quân đội đảm nhiệm trong tình huống khi gia tăng số ca F0… ■

Minh Hoàng

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo nhân dân (https://nhandan.com.vn/tin-tuc-y-te/tiep-tuc-hai-nhiem-vu-lon-662067/)

Chủ đề liên quan:

nhiệm vụ tiếp tục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY