Dinh dưỡng hôm nay

Mẹ bị ốm có nên tiếp tục cho con bú?

Trong thời kỳ cho con bú nếu chẳng may sức khỏe mẹ không tốt, mẹ bị ốm thì có tiếp tục cho con bú hay dừng, hoặc mẹ có dùng được Thu*c không? Và nếu mẹ phải dùng Thu*c thì em bé bị ảnh hưởng gì?
Trong thời kỳ cho con bú">cho con bú nếu chẳng may sức khỏe mẹ không tốt, mẹ bị ốm thì có tiếp tục cho con bú">cho con bú hay dừng, hoặc mẹ có dùng được Thu*c không? Và nếu mẹ phải dùng Thu*c thì em bé bị ảnh hưởng gì? Báo Sức khỏe & Đời sống nhận được rất nhiều câu hỏi băn khoăn của các bà mẹ đang cho con bú">cho con bú về vấn đề này.

Để giải tỏa những lo lắng trên, chuyên gia tư vấn sữa mẹ – với chứng chỉ Chuyên gia tư vấn Sữa Mẹ của Viện sữa mẹ Quốc tế, và Chứng chỉ Thực hành và Vận động Nuôi con Sữa mẹ của Liên minh Hành động vì Nuôi con Sữa Mẹ Thế giới Lê Nhất Phương Hồng chia sẻ, bà mẹ cho con bú">cho con bú và bé bú mẹ được gọi là “một cặp mẹ con” vì có một hệ thống sinh học khép kín giữa hai cá thể này, tạo nên phản hồi trao đổi sinh học nhạy bén, giúp con được bảo vệ tối ưu. Có nhiều bà mẹ thường lo lắng khi mình bị bệnh, mà quên rằng cả mẹ và bé đều đã tiếp xúc với cùng loại vi khuẩn và mầm bệnh từ trước khi mẹ phát bệnh. Điều đặc biệt là ngay khi mẹ và bé tiếp xúc với mầm bệnh, cơ thể mẹ trong vòng vài giờ, và chậm nhất là 24 giờ đã tạo ra và truyền từ máu mẹ vào sữa mẹ đúng loại “kháng thể chỉ định” đối với mầm bệnh đó, để cung cấp con khả năng miễn nhiễm, gọi là “hệ miễn dịch thích ứng”, đáp ứng tức thời trong môi trường mà mẹ và bé tiếp xúc.

"Vì vậy, khi mẹ bị bệnh vẫn nên cho con bú">cho con bú mẹ trực tiếp, để con được cung cấp loại kháng thể cần thiết nhất cho con trong thời điểm đó, kể cả các vấn đề ở bầu vú, đầu ti, cảm cúm, tiêu chảy, dị ứng…cho đến các bệnh như viêm gan B, HIV, ung thư nếu mẹ được xét nghiệm, điều trị bằng dược phẩm hoặc liệu pháp phù hợp đối với bà mẹ cho con bú, theo thông tin trên toa Thu*c"- chuyên gia Lê Nhất Phương Hồng nhấn mạnh.

Còn đối với việc người mẹ phải dùng Thu*c và tiếp tục cho con bú có ảnh hưởng gì không? Cần phải cân nhắc và xem các yếu tố như nhu cầu sử dụng loại Thu*c đó cho bà mẹ, Thu*c có ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa, có làm giảm tiết sữa và nồng độ Thu*c tiết vào sữa như thế nào, đường tiếp nhận Thu*c (tiêm, truyền, uống), liều lượng và thời gian điều trị Thu*c như thế nào Thu*c dùng một lần hay nhiều lần, khả năng hấp thu vào bé như thế nào?…

"Nhiều bà mẹ thường không biết rõ hoặc “bị hăm dọa” về tác động của Thu*c mình uống lên bé, vì vậy hoặc không dám uống Thu*c hoặc ngừng luôn việc cho con bú">cho con bú. Cả hai cách ứng phó như thế đều không khoa học, bởi chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ Thu*c là chống chỉ định với bà mẹ cho con bú hoặc không tốt cho bé bú mẹ, nên mẹ vẫn có thể dùng loại Thu*c đúng, để vừa trị bệnh cho bản thân, vừa yên tâm cho con bú">cho con bú. Do đó, cân nhắc việc cai sữa khi dùng Thu*c với việc cho bé tiếp tục bú mẹ thì bà mẹ vẫn nên tiếp tục cho con bú để bé được hưởng lợi từ “hệ miễn dịch thích ứng” chị Lê Nhất Phương Hồng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, hãy nói rõ với bác sĩ, dược sĩ việc bà mẹ đang cho con bú">cho con bú, để được lưu ý các loại Thu*c phù hợp giúp việc nuôi con sữa mẹ được đảm bảo an toàn, không gián đoạn và việc chữa bệnh cho mẹ vẫn đạt hiệu quả.

Bội Quyên

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-me-bi-om-co-nen-tiep-tuc-cho-con-bu-11127.html)

Tin cùng nội dung

  • Hệ miễn dịch là hệ thống bảo vệ tự nhiên của con người, cơ quan phòng thủ cuối cùng của mỗi người, nhằm chống lại sự xâm nhập của bệnh tật. Nếu không có hệ miễn dịch, con người dễ dàng bị các loại virus, vi khuẩn và ô nhiễm môi trường tấn công.
  • Nhiễm virut viêm gan B là một vấn đề nghiêm trọng đối với phụ nữ mang thai. Không chỉ người mẹ phải đối mặt với những nguy hiểm của bệnh viêm gan mà còn có thể truyền bệnh cho con. Vì vậy, bà mẹ mang thai cần hiểu về cách phòng bệnh để tránh nguy cơ nhiễm virut viêm gan B.
  • Nhờ có mạng lưới y tế cơ sở, hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân nói chung và chăm sóc sức khỏe ban đầu nói riêng đã được triển khai thường xuyên, rộng khắp.
  • Hệ miễn dịch đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe con người, bảo vệ cơ thể hạn chế các vi khuẩn, vi rut gây bệnh …
  • Trong bộn bề của cuộc sống, con người thường bị cuốn vào những guồng quay của công việc, bận rộn của cuộc sống, họ thường quên đi mình phải “sống” như thế nào, tận hưởng ra sao…. Nhiều khi nó trở thành một căn bệnh trong tâm hồn mỗi người.
  • Tôi đang mang thai tháng thứ 6 thì phát hiện mình bị viêm gan B. Tôi rất hoang mang không biết em bé có bị ảnh hưởng và nếu có thì phải làm gì thưa bác sĩ?
  • Tôi 36 tuổi, sức khỏe bình thường. Hiện nay tôi thấy nhiều người bị nhiễm virut viêm gan B và nghe nói bệnh này nguy hiểm, rất dễ bị lây nhiễm nên rất lo lắng.
  • Tôi 39 tuổi, gần đây thấy chán ăn, cơ thể mệt mỏi. Đi khám bác sĩ cho thử máu phát hiện nhiễm virut viêm gan B nên tôi rất lo lắng.
  • Chào Mangyte, Cháu muốn sang BV Bạch Mai xét nghiệm máu để biết bệnh Viêm gan B thì chi phí có cao không ạ? Khoảng bao nhiêu ạ? Cháu có bảo hiểm ở BV Tuệ Tĩnh sang đó có được hưởng không ạ? Cháu cảm ơn ạ!
  • Chào Mangyte! Em có tiêm phòng viên gan B ở viện Pasteur mũi thứ 2 vào tháng 12/2013 (giá Thu*c là 120.000 đ). Nhưng do làm mất phiếu tiêm nên khi vào tiêm mũi thứ 3 viện Pasteur không cho tiêm (vì không biết loại Thu*c nào). Cho em hỏi vậy bây giờ em phải tiêm lại từ đầu hay cách nào cho em tiêm được mũi thứ 3 hay không? (Tuyết Hạnh - TPHCM)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY