Thay mặt Giáo hội, HT.Thích Thiện Nhơn đã đọc lời tưởng niệm về đức hy sinh của bốn vị sư liệt sĩ, đồng thời bày tỏ niềm tiếc thương cũng như tự hào của tăng, ni, phật tử tỉnh Kiên Giang, thể hiện mối tâm giao, tình pháp lữ đời đời trong chánh pháp. Mong muốn mọi hệ phái Phật giáo luôn vững mạnh, đoàn kết, hòa hợp, một lòng xây dựng và phát triển đạo pháp, quê hương Việt Nam giàu đẹp, phồn vinh, văn minh tiến bộ trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
"Xá-lợi của quý Sư tôn trí vĩnh viễn cho nghìn thu vang bóng, sẽ sống mãi trong lòng dân tộc, trong trang sử rạng ngời của đất nước Việt Nam quang vinh", bài phát biểu tôn vinh.
Sau lễ niệm hương tưởng niệm cũng như thời khóa cầu nguyện của Phật giáo Nam tông và Bắc tông có sự tham dự của các vị lãnh đạo chính quyền, các học giả, nhà nghiên cứu.
Chúng ta cùng nhau ôn lại hành trạng của Tứ vị Danh tăng Đại Hùng Lực: Lâm Hùng, Danh Hoi, Danh Tấp, Danh Hom, những vị Tăng sĩ tiêu biểu, trọn vẹn sự gắn bó hài hòa giữa đạo pháp và dân tộc, những vị Tăng sĩ đã thắp sáng truyền thống yêu nước, Trí - Dũng bất khuất của lịch sử Phật giáo Việt Nam vào thế kỷ XX.
Chúng ta cùng nhau ôn lại hành trạng của các Ngài để nêu gương sáng cho nhiều thế hệ theo bước chân các Ngài trên bước đường phụng đạo yêu nước.
Đại đức Danh Hoi, sinh năm 1951, tại Ấp Xà Liêm, xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. Phụ thân là cụ ông Danh Toi, Hiền mẫu là cụ bà Thị Liên. Xuất thân gia đình bần nông, tin Phật kính Tam bảo.
Gia đình Đại đức có 5 anh em gồm : Thị Phoi, Thị Danh Phon, Thị Thoa, Danh Khon và Đại đức Danh Hoi.
Thời niên thiếu, tuổi thanh xuân, Ngài đã thể hiện phong cách chuẩn mực nghiêm nghị, hiếu kính song thân, lễ phép với bà con láng giềng. Trước lúc hy sinh, Ngài học hết lớp 5 tiếng Khmer và lớp 4 tiếng phổ thông.
Năm 1970 nhận thấy mình thiếu kiến thức phổ thông, nên tiếp tục học tiếng phổ thông tại Bổn tự Xà Xiêm Mới.
Năm 1971, Ngài được Hòa thượng Bổn sư cho thọ Tỳ kheo giới với Hòa thượng Danh Dên, giới đàn tổ chức tại chùa Khlang Ông và sau đó Ngài cư trú tại chùa này để tu học.
Tuổi đã trưởng thành và ý thức trách nhiệm với non sông đất nước bị đế quốc Mỹ xâm lược, Ngài chính thức gia nhập vào Hội Đoàn Kết Sư Sải Yêu Nước vào ngày 20 tháng 4 năm 1974, đơn vị huyện Châu Thành, do Hòa thượng Danh Mây chùa Xà Xiêm Mới làm Hội trưởng tổ chức lãnh đạo.
Những năm 1973-1974 Chính thể Việt Nam Cộng Hòa, Nguyễn Văn Thiệu đôn quân bắt lính dữ dội đối với thanh niên Tăng, đồng thời thực hiện chính sách ngu dân, xóa sổ dân tộc như việc không cho học tiếng Khmer, không cho sử dụng tiếng Khmer trong giao tiếp, không cho tu học Phật pháp, làm lễ theo phong tục tập quán. . . Những sự việc như thế khiến lòng yêu nước thương dân của Ngài dâng trào và quyết tâm dấn thân vào đường cứu quốc.
Chứng kiến sự tàn nhẫn của bọn Mỹ ngụy đối với dân lành, Ngài đã nhận nhiệm vụ của Hội Đoàn Kết Sư Sải Yêu Nước, phát động phong trào trong hàng ngũ thanh niên Tăng và thanh niên Phật tử, xuống đường biểu tình đấu tranh với kẻ địch cùng bọn tay sai.
Năm 1974, vào lúc 5 giời 30 phút rạng đông ngày 10/6, Ngài cùng đoàn Sư sãi xuống đường biểu tình. Đoàn biểu tình đến quận Kiến Thành thì bị binh lính của quân đội Việt Nam Cộng Hòa xả súng vào đoàn biểu tình, trong đó có Đại đức Danh Hoi, người dẫn đoàn. Ngài chẳng mai bị trúng đạn, bị trọng thương và ngã gục bên lề đường, bên cạnh hàng rào kẽm gai. Thân thể mặc dù tê buốt đau đớn khôn tả, nhưng tinh thần rất mạnh mẻ, ý chí nghị lực kiên cường bất khuất, trước họng súng đạn cay của bọn địch. Lấy lại sức, Ngài gắng sức bò lết để vượt qua hàng rào kẽm gai và hô to khẩu hiệu : “Chư tăng chúng ta tiến lên, hãy tiến lên ! Tiêu diệt bọn địch, thà hy sinh chứ không để dân tộc bị hủy diệt !”. Khẩu hiệu vang xa nhiều lần như thế thì sự tấn công quyết liệt của bọn lính ác ôn, Ngài tiếp tục bị trúng thêm 7 phát súng vào mình, Ngài ngã gục người trên rào kẽm gai, máu lai láng nhuộm thắm mặt đất màu đỏ, hơi thở cầm hơi thoi thóp, nhưng hai mắt vẫn hướng về quê hương Kiên Thành thân yêu đang bị giặc càn quét, lòng Từ bi thương dân dâng trào trong chánh niệm cho đến khi trút hơi thở vào lúc 10 giờ 35 phút ngày mồng 10 tháng 6 năm 1974.
Đại đức Danh Hom, sinh năm 1950, tại Ấp Thạnh Lợi, nay là Xà Xiêm, xã Minh Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. Phụ thân là cụ ông Danh Sinh, Hiền mẫu là cụ bà Thị Hiên. Xuất thân gia đình nông dân, tin Phật kính Tam bảo. Gia đình Ngài có 2 chị em, chị gái tên Thị Giang.
Thuở nhỏ, Ngài rất ngoan hiền và được song thân cho cấp sách đến trường học hết lớp 5 tiếng Khmer và lớp 4 tiếng phổ thông. Vừa đi học lại cũng thường xuyên đến chùa lễ Phật tụng kinh tiếng Pali, cùng được nghe lời giảng dạy Phật pháp với chư tôn đức Pháp sư.
Năm 1967, vào ngày 25 tháng 4 Ngài được thọ Sadi giới tại chùa Khang Mương, nay là khu phố Minh Long, thị trấn Minh Lương, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang.
Năm 1970, thấy sự tu học vững chãi, Hòa thượng Bổn sư cho Ngài thọ giới Tỳ kheo, giới đàn tổ chức ngày 16 tháng 5, đàn giới này do Hòa thượng Danh Vĩnh tế độ, Hòa thượng Danh Con và Hòa thượng Danh Kê làm Yết ma A xà lê, truyền trao giới pháp.
Năm 1974, đầu xuân năm này, Ngài được sự tín nhiệm của chư tôn đức Tăng già và quý Phật tử suy cử Ngài chức Phó trụ trì chùa. Sau đó, Ngài đã chính thức gia nhập vào Hội Đoàn Kết Sư Sãi Yêu Nước đơn vị huyện Châu Thành vào ngày 16 tháng 3 năm 1974.
Nhân dịp lễ Trà tỳ Hỏa táng nhục thân cố Hòa thượng Danh Con tại chùa Khlang Mương vào ngày 8 tháng 6 năm 1974, Ngài được Hội Đoàn Kết Sư Sãi Yêu Nước đợn vị địa phương phân công hướng dẫn đoàn Sư sãi biểu tình đấu tranh chống đế quốc Mỹ và bọn tay sai ngụy quyền bắn phá chùa chiền, dùng chính sách ngu dân đối với đồng bào dân tộc, đàn áp tôn giáo và kỳ thị sắc tộc của Sư sãi Khmer trong toàn tỉnh Kiên Giang.
Vào sáng sớm tinh sương, 5 giờ 30 phút ngày 10 tháng 6 năm 1974, thanh niên Tăng đồng lòng cùng nhau xuống đường biểu tình, đấu tranh với Ngụy quyền tay sai đế quốc Mỹ, yêu cầu bọn chúng trả lại quyền tự do cho chư Tăng bị bắt trong thời gian vừa qua. Đòi bọn họ chấm dứt chính sách xóa sổ dân tộc, nhân dân mù chữ, không còn nạn bắt bớ thanh niên Tăng đi lính, buộc bọn chúng phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của từng dân tộc, phải trừng phạt thích đáng đối với người thực hiện hành vi xấu xa.
Đoàn biểu tình đến trước quận Kiên Thành (Rạch Sỏi), Ngài uy nghi đứng trước đoàn biểu tình, bọn tay sai của đế quốc Mỹ nổ súng bắn xối xả, cả lựu đạn cay và giựt mìn nhắm vào đoàn chư Tăng biểu tình. Ngài bị trọng thương nơi chân, ngã quỵ xuống, không thể gượng đứng lên được, tuy đau đớn tận xương tủy, nhưng tinh thần yêu nước của Ngài vẫn bất khuất và hô to khẩu hiệu : “Hãy tiến lên, tất cả vì sự hy sinh cho Tổ quốc !”. Máu ra quá nhiều, cộng thêm khói cay và hơi Thu*c nổ, hơi tàn sức kiệt, nhưng tinh thần dũng cảm của Ngài vẫn mãi cho đến khi trút hơi thở cuối cùng. Nhiệm vụ đã xong, Ngài an nhiên thị tịch vào lúc 10 giờ 35 phút cùng ngày. Sự ra đi của Ngài trong niềm kính phục và tiếc thương vô hạn của cộng đồng Phật giáo.
Đại đức Danh Tấp, thường gọi là sư Tấp, sinh năm 1941, tại xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. Phụ thân là cụ ông Danh Kim, Hiền mẫu là cụ bà Thị Lâm. Xuất thân gia đình bần nông, tin Phật kính Tam bảo. Gia đình Đại đức có 2 chị em, chị gái tên Thị Giang. Cụ Ông Bà sinh 5 người con : Danh Niên, Thị Siêm, Thị Sô, Danh Liêm và Ngài là con Út.
Thuở ấu thơ, Ngài lâm vào cảnh mồ côi cha mẹ vào năm lên 7. Do sự linh cảm của nhị vị song thân mà Ngài đã được gởi vào chùa để học chữ Khmer tại chùa Gò Đất, huyện nhà.
Duyên Bồ đề sớm nẩy chồi đơm bông, Ngài được thế phát xuất gia tu học tại Bổn tự Gò Đất, xã Minh Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang.
Năm 1962, Ngài được Hòa thượng Bổn sư cho thọ giới Tỳ kheo tại Bổn tự và Hòa thượng Danh Hậu làm thầy tế độ.
Năm 1967, do tu trì giới đức, phẩm hạnh thanh cao, được sự tín nhiệm của chư Tăng và Phật tử, Hòa thượng Bổn sư quyết định bổ nhiệm nhiệm Ngài chức Phó Trụ trì chùa Gò Đất. Sau đó, Ngài tham gia vào Hội Đoàn Kết Sư Sải Yêu Nước huyện Châu Thành, do nổ lực trong công tác và hoàn thành xuất sắc công tác Phật sự được giao, Ngài được sự tín nhiệm của tổ chức và Ban Chấp hành hội suy cử chức Hội phó Hội Đoàn Kết Sư Sải Yêu Nước huyện Châu Thành.
Năm Mậu Thân (1968), Ngài được Hòa thượng Bổn sư và chư Tăng cùng Phật tử suy tôn chức Trụ trì chùa Gò Đất.
Năm 1970, tình hình lúc bấy giờ, tổ chức cơ sở rất cần người nhanh nhẹn, thông minh trong ứng xử và trung thành tiếp cận trực diện với đối phương. Ban Chấp hành Hội đã phân công Ngài nhiệm vụ quan trọng này, và lập phương tiện hoàn tục để đảm bảo trách nhiệm vô cùng quan trọng. Sau đó, Achar Danh Tấp đã sánh duyên cùng Thị Đầm và hạ sinh một người con gái ngoan đặt tên Thị Dung.
Dù bận rộn gia đình, nhưng Ngài vẫn tích cực hoạt động phong trào yêu nước của Sư sãi và Phật tử, bị phát hiện nên địch truy lùng gắt gao, lục soát khắp nơi để tìm Achar Danh Tấp. Hoạt động bí mật bị lộ, Ngài phải tùy duyên xuất gia lần hai tại chùa Khoe Ta Tung, Ấp Minh Hưng, xã Minh Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. Tại Bổn tự này, Ngài tiếp tục hoạt động Cách mạng, Ngài được giao nhiệm vụ Liên lạc cho Mặt trận Giải phóng huyện nhà.
Đỉnh cao của phong trào đấu tranh chống đế quốc Mỹ và bọn tay sai Ngụy quyền bắn phá chùa chiền, chính sách ngu dân, đàn áp Tôn giáo và kỳ thị sắc tộc của chư Tăng trong toàn tỉnh Kiên Giang đã bùng phát vào ngày 5 tháng 4 năm 1974.
Ngày 8 tháng 6 năm 1974, Ngài được Tổ chức phân công dẫn đoàn biểu tình do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Đoàn Kết Sư Sãi Yêu Nước tỉnh Kiên Giang giao nhiệm vụ. Đơn vị huyện Châu Thành tổ chức, Ngài vận động lực lượng các chùa : Khoe Ta Tưng, Gò Đất, Xà Xiêm Cũ và Xà Xiêm Mới cùng tham gia xuống đường biểu tình chống lại đế quốc Mỹ và bọn tay sai Ngụy quyền bắn phá chùa chiền, chính sách ngu dân, đàn áp tôn giáo và kỳ thị sắc tộc, chà đạp lên truyền thống dân tộc, đôn quân bắt lính để ch*t thay chúng. Bọn mật thám đã phát hiện và ngăn chặn kế hoạch của đoàn sư sãi biểu tình. Tương kế tựu kế, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Đoàn Kết Sư Sải Yêu Nước tỉnh, huyện Châu Thành đã linh động, tranh thủ lễ Trà tỳ hỏa táng nhục thân Hòa thượng Danh Con, thời gian này là cơ hội để toàn thể chư Tăng đoàn biểu tình tập hợp lại và xác nhập vào đoàn của chư Tăng chùa Khlang Ông. Để thống nhất kế hoạch hành động được kết luận vào ngày 9-10 tháng 6 năm 1974, Ngài lãnh đạo đoàn biểu tình di chuyển từ chùa Khlang Mương đến chùa Khlang Ông một cách an toàn.
6h30 phút ngày 10/06/1974, đoàn biểu tình tiến về tỉnh lỵ, Ngài mật lệnh cho các nhóm trong đoàn phải dũng cảm và linh hoạt mọi tình huống với bọn ác ôn. Khi đến huyện Kiên Thành, mặc cho đạn bay súng nổ của quân đội Sài gòn nhắm vào tim Ngài, nhưng Ngài vẫn thản nhiên và quay ngược về đoàn biểu tình, động viên trấn an các thành viên trong đoàn : “Tất cả hãy tiến lên, không được lùi bước trước bọn tay sai, bọn Đế quốc xâm lăng !”.
Nhiều phát đạn đều nhắm vào tim của Ngài, máu đổ thịt rơi, xương tan nát, nhưng tấm lòng vì dân, vì nước vẫn mãi với non sông nước Việt.
Theo duyên sinh diệt, nợ nước tình nhà đã chu toàn. Ngài thản nhiên trút hơi thở vào lúc 10 giờ 35 phút, hòa theo tiếng khóc của đoàn người biểu tình, trong niềm kính phục sự hy sinh cao cả của Ngài.
Đại đức Lâm Hùng, sinh năm 1947, tại ấp Vĩnh Đằng, xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. Phụ thân là cụ ông Lâm Lai, Hiền mẫu là cụ bà Thị Chanh. Xuất thân gia đình bần nông, tin Phật kính Tam bảo. Gia đình Đại đức có 2 chị em, chị gái tên Thị Giang. Cụ Ông Bà sinh 5 người con : Lâm Thị Dũng, Lâm Thị Dệ, Lâm Êu, Lâm Thị Thêu và Ngài là con Cả.
Vì gia đình nghèo lại đông anh em, là anh cả trong nhà phải có trách nhiệm bổn phận đối với các em nhỏ, vừa đi học trường làng vừa chăn trâu, lại phải tranh thủ thời gian để giúp việc đồng án ruộng đồng vất vả. Bao năm nhọc nhằn, đổ công sức gắn bó với gia đình, tình làng nghĩa xóm, cày cấy ruộng đồng lúa xanh tươi, gần gủi chia sẻ thôn xóm, tối lửa tắt đèn, cay đắng ngọt bùi, đồng cảm thông với nông dân một nắng hai sương, chân chất cơ cực, chẳng những đổ mồ hôi mà còn máu đổ nhuộm thắm trên ruộng đồng quê hương.
Năm lên 7 tuổi, Ngài được song thân cho cắp sách đến trường cơ sở ấp Vĩnh Đằng để học tiếng phổ thông.
Năm 1958, do công việc gia đình thêm bận rộn, Ngài phải về lại nhà tiếp tục học tiếng phổ thông trường cơ sở ấp Vĩnh Đằng như trước. Mỗi ngày học một buổi, thời gian còn lại phải lo giúp việc đồng án và chăm sóc các em nhỏ.
Năm 1964, ngày 15 tháng 4, song thân cho phép Ngài đến chùa Cù Là Cũ, ấp Vĩnh Niên, xã Vĩnh Hòa Hiệp (nay là thị trấn Minh Lương) để tu học theo truyền thống Khmer.
Năm 1967, đến tuổi trưởng thành trong đạo, xứng đáng được làm thầy dạy bạch y cư sĩ, Ngài đăng đàn thọ Tỳ kheo giới với Hòa thượng Danh Tấp, đàn giới tổ chức tại Bổn tự Cù Là Cũ.
Vốn bản chất cần cù, chung sống trong chùa, Ngài luôn siêng năng học tập, lao động công quả tạo phúc duyên lại hay quan tâm đến mọi người để chia sẻ mọi việc, khiến trong chúng ai ai cũng đều quý trọng. Được sự tín nhiệm của chư tôn đức tăng già và phật tử, Ngài được giao trọng trách Phó trụ trì Cù Là Cũ vào ngày 16 tháng 3 năm 1972. Sau đó, Ngài được tập thể sư sãi yêu nước bầu làm Ủy viên Hội Đoàn Kết Sư sãi yêu nước huyện Châu Thành, bấy giờ sư Danh Mây là Hội trưởng và trực tiếp lãnh đạo các Sư sãi bốn Tự viện : Chùa Cù Là Cũ, Chùa Cù Là Mới, Rạch sỏi, Chùa Chung, Giục Tượng.
Nhờ có học và biết nghiệp vụ Y tá chuyên môn, lại tâm niệm Lương Y như từ mẫu, Ngài tận lực lo khám chữa bệnh, chăm sóc, trị liệu cho bà con Khmer, và các bạn đồng liêu của mình.
Chứng kiến chiến tranh khốc liệt, quê hương máu lửa, đồng bào phải chịu cảnh đau thương, tương tàn cốt nhục do ngoại bang xâm lăng. Mỹ-Thiệu mở rộng quyền lực. Bọn họ thực hiện chính sách xuyên tạc, Ph*n đ*ng với người dân tộc, đôn quân bắt lính kể cả thanh niên Tăng cũng không từ nan, để làm bia đỡ đạn cho bọn chúng. Bọn chúng lấy chùa làm đồn bót, trại quân, cấm không cho học chữ khmer, không cho Sư sãi tụng kinh hành lễ theo truyền thống, cấm không cho nói tiếng Khmer, phong tỏa không cho Sư sãi ra khỏi chùa, không cho Sư sãi đi từ chùa này sang chùa khác.
Trong ký ức Ngài nhớ lại một việc hãi hùng đó là vào lúc 16 giờ 16 tháng 10 năm 1965 : “Bọn giặc Mỹ Ngụy dùng máy bay ném bom xuống chùa Đường Xuồng, xã Định Hòa, huyện Gò Quao làm trên 300 vị Sư sãi, đồng bào Khmer ch*t và bị thương, trong đó có Hòa thượng Danh Kim trụ trì Chùa Thanh Gia”. Từ đó, nhiều cuộc biểu tình đấu tranh đòi địch phải đền bồi sinh mạng, tài sản của nhân dân và Sư sãi, đòi bọn phi công ném bom vào chùa phải đền tội.
Đời sống của người dân bị chèn ép, chà đạp, bọn chúng thâu tóm quyền dân chủ và tự do tín ngưỡng của con người. Ngài sinh lòng trắc ẩn và bất mãn với một chế độ nô lệ tay sai cho giặc ngoại bang, Ngài tiếp tục tham gia Cách mạng và nhận lệnh giao nhiệm vụ thành viên của của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Châu Thành.
Ngày 05 tháng 6 năm 1974, bọn cảnh sát Ngụy đã bao vây dọc đường, bọn chúng bắt 10 vị Sư sãi đi dự lễ Hỏa táng nhục thân Hòa thượng Danh Con tạo chùa Klang Mương. Bọn Mỹ Ngụy bắt Sư sãi đi quân dịch để làm bia đỡ đạn cho chúng là hành vi ngang ngược, tự đào hố sâu bởi sự căm thù trong lòng nhân dân.
Sau khi xảy ra sự việc nêu trên, ngày hôm sau, Ngài cùng một số vị Sư sãi tập họp tại chùa Cà Lang để đấu tranh đòi bọn chúng trả tự do cho 10 vị Sư.
Chiều ngày 07 tháng 6 năm 1974, Ngài dẫn đoàn Sư sãi 200 vị kéo đến Hội đồng xã Minh Hòa đòi thả các vị Sư, nhưng bọn chúng đã giải các vị Sư về quận Kiên Thành. Chiều hôm đó đoàn biểu tình đành trở về vị trí nghỉ ngơi và tối đến, Ngài cùng một số Sư khác họp tại chùa Cà Lang Ông để rút kinh nghiệm các cuộc đấu tranh vừa qua. Cuối cùng phải tiếp tục đấu tranh quyết liệt thì mới có thể giành lại quyền tự do cho các vị Sư sãi.
Một cuộc họp đặc biệt tại phòng của Đại đức Danh Kê vào lúc 20 giờ ngày 08/6/1974, Ngài triệu tập Sư sãi đại diện các chùa để lãnh đạo cuộc đấu tranh tranh trực diện với đối phương. Hội nghị đã quyết định lực lượng các Sư sãi trong toàn tỉnh gồm 71 chùa cùng nhau tiến hành cuộc đấu tranh ngày 10/6/1974, Ngài chịu trách nhiệm bốn chùa : Cù Là Cũ, Cù Là Mới, Rạch Sỏi, chùa Chung tham gia lực lượng biểu tình.
Đúng 06 giờ 45 phút bắt đầu xuất phát cuộc xuống đường do Ngài dẫn đoàn biểu tình hơn 2 nghìn Sư sãi, hơn 600 đồng bào Việt, Khmer, đoàn biểu tình đi dọc lộ 12 từ Minh Lương theo hướng Rạch Sỏi. Đến cống Tà Niên, bọn cảnh sát quấn rào dây thép ngăn đoàn, Ngài xông lên lấy ván trãi lên thép gai để vượt qua và hô hào đoàn tiến lên. Tên tay sai Lê Hoàng Hoa đến chặn đường và nhổ cây tràm làm rào đánh các vị Sư sãi, Ngài nhanh nhẹn phản ứng tự vệ bằng cán dù, khiến tên sai Lê Hoàng Hoa bị thương, Ngài khẩu lệnh bảo anh em xông vào giật máy ảnh. Tên Hoa hoảng hốt nhảy lên xe chạy vòng ngã cầu ván về dinh quận Kiều Thành để báo cáo. Ngài cùng các vị Sư lấy khí thế thừa thắng xông lên, tiến về phía trước.
Đoàn đến gần giếng cây Trâm (nhà Tám Đô) một đại đội quân Ngụy chắn đường tiến bước của đoàn, họ dùng thép gai chặn rào và ném lựu đạn cay vào đoàn, Ngài vẫn hùng dũng hiệu lệnh : “Tất cả thành viên trong đoàn tiến bước phía trước”. Bọn chúng hoảng sợ tạt qua hai bên đường. Đoàn biểu tình tiếp tục bộ hành, Ngài cùng một số Sư sãi tập trung sức mạnh đẩy một chiếc xe Jeep của bọn Ngụy quân xuống ruộng.
Đoàn biểu tình quá khí thế, tiểu đoàn quân Ngụy đã bố trí rào thép gai chặn đường giếng cây Trâm. Ngài vẫn bình tĩnh kêu gọi chư vị Sư sãi mạnh dạn tiến lên, bọn chúng ném hàng trăm lựu đạn cay, khói mù mịt cả lối đi và hâm dọa nổ súng, nhưng đoàn Sư sãi vẫn không lùi bước, đoàn vừa đến trường học, bọn chúng bắn chỉ thiên hàng loạt phát súng. Bọn lính Ngụy chạy tới lui lo ó hù dọa, nhưng Ngài cùng đoàn vẫn tiến bước.
Đến dinh quận Kiên Thành, bọn chúng báo động và cho lính kéo ngang lộ, kéo ba dãi hàng rào thép gai chặn đường, đặt mìn ngăn đoàn biểu tình. Bọn chúng ném lựu đạn miểng và lựu đạn cay trước mặt đoàn và lo ó inh ỏi để uy hiếp, nhưng Ngài cùng đoàn vẫn thản nhiên tiến bước.
Nơi hàng rào thép gai, bọn chúng treo biển : “Vượt rào có quyền nổ súng”, nhưng đoàn vẫn không lùi bước. Khoảng 30 vị Sư vượt khỏi hàng rào thứ ba. Bắt đầu nhiều loạt súng trường và súng máy nổ dữ dội.
Tứ vị Danh tăng Đại Hùng Lực: Lâm Hùng, Danh Hoi, Danh Tấp, Danh Hom đã xông pha vào lửa đạn cùng tiến bước. . . Nhiều Sư sãi bị thương và lựu đạn của bọn chúng.
Ngài cầm dù tiến về phía trước, dõng dạc hô to khẩu lệnh : “Hãy tiến lên ! . . .” thì một viên đạn làm gẫy chân, Ngài ngã quỵ xuống nhưng tay vẫn cầm dù và hô to : “Hãy tiến lên !. Bọn chúng hoảng sợ và tiếp tục bắn dữ dội, hàng loạt đạn trúng vào bụng, máu chảy nhuộm khắp người, Ngài đột quỵ ngã sắp phía trước, nhưng vẫn gắng gượng dậy, dùng tay phải vẫy gọi đoàn biểu tình và dùng khí lực hô to khẩu lệnh : “Hỡi chư vị Sư sãi yêu nước, cùng đoàn kết tiến lên đối phó với bọn cảnh sát quân cảnh”. Ngài nhiều lần cố gắng gượng sức vẫy tay động viên đoàn biểu tình cùng tiến bước trước súng đạn của bọn chúng.
Bị trúng đạn gãy chân, vào bụng tan nát, máu chảy thịt tan, chan hòa cùng núi sông để tâm nguyện bao la mãi với Ta bà trong hạnh nguyện độ sinh. Ngài tự tại an nhiên trút hơi thở vào lúc 10 giờ 45 phút ngày 10 tháng 6 năm 1974. Trụ thế 24 Xuân. Pháp lạp 7 Hạ.
Nhục thân của Tứ vị Danh tăng Đại Hùng Lực: Lâm Hùng, Danh Hoi, Danh Tấp, Danh Hom bị bọn chúng đem về nhà xác bệnh viện tỉnh Kiên Giang.
Lãnh đạo biểu tình đề cử hai vị Đại đức Danh Sơn, Danh Ke, trực tiếp đến nhà xác đấu tranh đòi bọn chúng phải hoàn trả bốn nhục thân của 4 vị Đại đức, do đấu tranh quyết liệt, kiên trì, bọn chúng đành trao trả bốn nhục thân Sư sãi, sau đó đưa về chùa Cù Là để tổ chức Lễ tang thời gian 7 ngày.
Hàng vạn chư tôn đức Tăng ni, Phật tử 71 chùa trong tỉnh và đồng bào Khmer, Việt, các Tổ chức Giáo hội đến thắp hương tưởng niệm với sự kính thương mến tiếc vô hạn.
Thuở sinh tiền, đối với gia đình, Ngài là một người con hiếu thảo, là người anh quý trọng, kính mến của các em trong gia đình và người bạn thân thiết chân thành của thanh niên cùng lứa tuổi.
Đối với Tổ quốc, Ngài là một công dân tốt, một nhà Sư yêu nước, đã hiến thân mình cho sự nghiệp đấu tranh giành Độc lập, thống nhất đất nước.
Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã cấp bằng Tổ Quốc Ghi Công cho Liệt sỹ LÂM HÙNG ngày 2/3/1979 để mãi mãi tưởng nhớ công ơn của Liệt sĩ đã hy sinh anh dũng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Sự hy sinh cao cả và tấm gương sáng ngời của Tứ vị Danh tăng Đại Hùng Lực là những tiêu biểu cho ý chí cách mạng triệt để và đã đóng góp vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nhục thân của các Ngài tuy nằm trong lòng đất lạnh 40 năm, nhưng trái tim, nhịp thở của Ngài cùng hòa điệu nhịp nhàng theo năm tháng của đất nước luôn đổi mới, hòa bình thịnh vượng. Danh thơm tiếng tốt của các Ngài mãi với núi sông và đồng bào Khmer - Việt đời đời nhớ ơn.
Tưởng nhớ tấm gương anh dũng hy sinh của 4 vị sư và đồng bào sư sãi, ngày 11-2-1976, Nhà nước đã khởi công xây dựng tháp 4 sư liệt sĩ và công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày 20-9-1990.