Theo bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, đợt thiên tai dồn dập diễn ra vào tháng 9, tháng 10/2020 ở miền trung đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. hiện nay, chính phủ, các bộ, ngành, chính quyền, người dân và toàn xã hội đang khẩn trương khôi phục đời sống, sản xuất, nhà cửa, cơ sở hạ tầng. trong đó, việc khôi phục, xây dựng nhà ở an toàn trước bão, lũ vô cùng quan trọng.
Nhà vượt lũ của người dân xã châu nhân, huyện hưng nguyên, nghệ an
Miền trung là khu vực thường xuyên xảy ra bão, lũ. cứ sau mỗi đợt thiên tai chúng ta tiến hành sửa chữa tái thiết nhà cửa, nhưng cơn bão sau vào, lũ lại xảy ra lại làm tan hoang, cuốn trôi. do vậy, việc xây dựng công trình nhà ở an toàn cho vùng bão, lũ là hết sức cần thiết.
Trao đổi tại hội thảo, đại diện tổng cục phòng, chống thiên tai đã giới thiệu 3 mẫu nhà ở an toàn, sử dụng vật liệu sẵn có tại địa phương với chi phí xây dựng từ 35 đến 150 triệu đồng, đáp ứng yêu cầu an toàn về nơi ở, bảo quản tài sản...
Đại diện Quỹ "Sống Foundation" giới thiệu các mẫu nhà ứng phó từng cấp bão, mức lũ với các định mức xây dựng phù hợp khả năng đầu tư của người dân.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp kết luận cuộc hội thảo.
Tuy nhiên, thứ trưởng bộ nn&ptnt nguyễn hoàng hiệp khẳng định không có mô hình nhà nào hoàn hảo chống chọi với bão lũ. theo ông, có 2 loại nhà chống chọi với bão, lũ phổ biến hiện nay là nhà nổi và nhà ở cố định có gia cố thêm gian chống lũ.
Theo thứ trưởng hiệp, trong hàng chục mô hình nhà ở an toàn cho người dân ở vùng bão, lũ hiện nay, ở góc độ quản lý nhà nước, cần phải xây dựng được chính sách mới thay thế các chính sách đã cũ và không còn phù hợp. vấn đề đặt ra với nhà chống lũ phải đảm bảo xây lại tốt hơn, an toàn hơn nhưng phải rẻ hơn để phù hợp với đa số người dân.
Ông hiệp dẫn chứng trong quyết định 48 năm 2014 của thủ tướng về hỗ trợ nhà ở chống lũ cho dân, mức đỉnh lũ được hỗ trợ là 3,6m nhưng thực tế đỉnh lũ ở miền trung vừa qua đã vượt xa đỉnh lũ 3,6m, có nơi lên đến 8m. như vậy, loại nhà nổi sẽ hợp lý hơn nhà kiên cố.
"vấn đề đặt ra cho nhà nổi là có chỗ ở chuẩn chứ không phải ghép mấy cái thùng phuy vào, nhìn rất tạm bợ. tạm bợ đến mức người dân chỉ dùng để làm kho. với nhà nổi chống bão, lũ còn là vấn đề an toàn. nếu làm nhà to, diện tích trên 40m2 thì không an toàn, nhưng nếu làm nhỏ 5-7 năm mới phải dùng đến cũng lãng phí" - ông hiệp nêu ý kiến.
Liên quan đến hỗ trợ nhà ở cho người dân vùng bão, lũ miền trung, ông hà quang hưng, cục quản lý nhà và thị trường bất động sản (bộ xây dựng) cho rằng, cần phân biệt rõ 2 nhóm đối tượng, đó là nhóm đủ điều kiện kinh tế để xây dựng nhà ở an toàn cho gia đình (chỉ cần làm sổ tay hướng dẫn); nhóm không đủ điều kiện xây dựng nhà ở an toàn qua thiên tai cần phải có sự hỗ trợ của nhà nước, đặc biệt là vấn đề cơ chế, chính sách.
Về mặt chính sách, bộ xây dựng đang nghiên cứu sửa đổi quyết định 48 trình chính phủ ban hành theo hướng: mở rộng đối tượng cho hộ nghèo và hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn mới; mở rộng phạm vi điều kiện hỗ trợ trên 28 tỉnh ven biển; nghiên cứu đề xuất tăng mức hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách trung ương cũng như vốn vay từ ngân hàng chính sách; nâng cao điều kiện tối thiểu về nhà ở phù hợp với sự phát triển, vệ sinh môi trường…; bổ sung mô hình nhà tránh bão cộng đồng theo hướng mỗi xã có một nhà ở tránh bão cộng đồng.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp đề nghị các nhà khoa học, cơ quan chức năng nghiên cứu thêm mô hình nhà cộng đồng phòng tránh bão, lũ. Trong các mẫu nhà, cơ quan thiết kế lưu ý đến yếu tố văn hóa và sử dụng vật liệu trong thiết kế đáp ứng phong tục tập quán, thói quen, khả năng đầu tư của người dân...
Thứ trưởng nguyễn hoàng hiệp cũng đề nghị các nhà khoa học, đơn vị liên quan tiếp tục nghiên cứu, đề xuất cơ quan thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách để hỗ trợ người dân, đặc biệt là các hộ nghèo cải tạo, xây dựng nhà ở bảo đảm an toàn trước lũ, bão.
Những năm qua, quyết định 48 năm 2014 của thủ tướng đặt mục tiêu hỗ trợ hộ nghèo trong vùng thường xuyên bị thiên tai bão, lụt khu vực miền trung xây dựng nhà ở phòng tránh bão, lụt để có chỗ ở an toàn, ổn định, từng bước nâng cao mức sống, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.
Theo đó, 13 tỉnh thành duyên hải miền trung thuộc diện tham gia thực hiện chương trình, trải dài từ thanh hóa đến ninh thuận. điều kiện được hỗ trợ là hộ dân chưa có nhà ở kiên cố, chưa có sàn sử dụng cao hơn mức ngập lụt từ 1,5m trở lên tính từ nền nhà; hoặc có nhà ở kiên cố nhưng chưa có sàn sử dụng cao hơn mức ngập lụt từ 1,5m trở lên tính từ nền nhà.
Tổng số hộ dân được hỗ trợ tại 13 địa phương hơn 21.600 hộ, trong đó vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho người dân làm nhà ở 1-16 triệu đồng/hộ tùy khu vực. ngân hàng chính sách xã hội cho vay tối đa 15 triệu đồng/hộ với lãi với suất ưu đãi 3%/năm, thời hạn vay 10 năm, thời gian ân hạn 5 năm.
Cũng theo quyết định 48, nhà ở phòng tránh bão, lụt hoặc cải tạo, nâng tầng làm sàn phòng tránh bão, lụt phải đảm bảo có sàn vượt lũ cao hơn 1,5m so với mức ngập lụt cao nhất tại vị trí xây dựng; diện tích sàn sử dụng tối thiểu 10m2; các kết cấu chính như móng, khung, sàn, mái tương đương kết cấu của nhà ở xây dựng kiên cố. nhà trong vùng ngập lụt, đồng thời bị ảnh hưởng của bão thì mái làm bằng bêtông cốt thép hoặc vật liệu lợp có chất lượng tốt đảm bảo khả năng phòng tránh bão.
Tính đến hết tháng 10/2020, các địa phương này đã thực hiện hỗ trợ được khoảng 19.350 hộ trong tổng số 21.600 hộ nghèo xây dựng, sửa chữa nhà ở phòng tránh bão, lụt, đạt 89,6%. có 6/13 địa phương đã hoàn thành việc hỗ trợ nhà ở cho người dân vùng lũ theo quyết định 48 gồm: hà tĩnh, nghệ an, khánh hòa, phú yên, ninh thuận và tp đà nẵng.
7 tỉnh còn lại gồm: Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định đều có tỉ lệ hoàn thành đạt trên 75%.