Huyện Hàm Yên hiện có 7.270 ha cam, trong đó, diện tích cho sản phẩm là 4.986 ha, sản lượng quả cả huyện đạt trên 84.000 tấn, diện tích cam sành chiếm 84,8 %, còn lại các giống cam khác.
Những năm qua được sự quan tâm của hđnd, ubnd tỉnh tuyên quang về việc phê duyệt đề án phát triển vùng sản xuất cam sành tỉnh tuyên quang giai đoạn 2014-2020, các cơ chế chính sách hỗ trợ hỗ trợ sản xuất hàng hóa đối với một số cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh nên năng xuất, chất lượng cam liên tục được nâng lên, manh nha đã hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ, từ đó nâng cao giá trị sản phẩm.
Hàm yên hiện có 756,2 ha cam sản xuất theo chuẩn vietgap, 17,2 ha sản xuất cao theo hướng hữu cơ chuyển đổi. toàn huyện có 172 trang trại trồng cam doanh thu bình quân đạt 700-800 triệu đồng/trang trại/năm. năm 2019, giá trị cây cam mang lại đạt trên 700 tỷ đồng.
Những năm gần đây, cam sành Hàm Yên được tiêu tại nhiều tỉnh thành trong cả nước. Đặc biệt, cam đã có mặt tại các hệ thống siêu thị BigC, Metro, Cop MAX, FIVIMAX...
Năm nay, do ảnh hưởng của thời tiết, dịch covid nên nhiều khả năng cam sành sẽ gặp khó trong tiêu thụ. tại hội nghị đánh giá phát triển bền vững cây cam sành hàm yên diễn ra mới đây (ngày 10/9) đã đưa ra một số khó khăn như: diện tích và lượng cung ứng lớn, giá bán phụ thuộc nhiều vào thương lái nên giá cam sành chưa ổn định.
Cùng với đó, việc đa phần số lượng cam sành còn trồng trên núi cao, đường xá đi lại khó khăn nên ảnh hưởng đến việc chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển. Trình độ dân trí không đồng đều nên việc tiếp thu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc còn hạn chế. Các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp trên địa bàn huyện còn ít, do đó chưa thực hiện được liên kết theo chuỗi giá trị.
Trao đổi với phóng viên, ông Đàm Ngọc Hưng, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hàm Yên cho biết, hiện ở nhiều tỉnh thành có nhiều loại cây ăn quả, trong đó có cây cam, trong khi các cây này chỉ tiêu thụ nội địa. Cùng với đó, do ảnh hưởng của dịch Covid hạn chế lưu thông giữa các địa phương (đặc biệt là du lịch-PV) nên việc tiêu thụ cam sành xác định sẽ gặp khó.
Cũng theo ông hưng, hiện chưa có chế biến sau về cam sành. trước đây, công ty cổ phần cam sành hàm yên tham gia chế biến nước cam, tinh dầu cam, xà phòng cam.. nhưng mới dừng lại ở khâu thử nghiệm chưa được cấp phép. hay công ty cổ phần giống vật tư nông lâm nghiệp tuyên quang có đề tài khoa học dây truyền nước ép cam nhưng cam sành có hạt, khi ép vỡ hạt bị đắng nên vỡ luôn dây truyền.
Trao đổi với phóng viên, ông Đỗ Văn Hòa, Phó chủ tịch UBND huyện Hàm Yên cho biết, diện tích cam cả nước đều tăng nên sản lượng lớn kéo theo giá bán thấp, dẫn tới nhân dân lo ngại không đầu tư vào sản xuất sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Trong khi chế biến sâu chưa có, dịch bệnh, thiên tai có diễn biến phức tạp dẫn tới đầu ra gặp khó.
Về giải pháp, ông hòa cho biết, mới đây huyện tổ chức hội nghị chuyên đề phát triển cây cam sành bền vững đánh giá thực trạng tiêu thụ, chăm sác cây cam đến thời điểm hiện nay. từ đó, đưa ra nhiều giải pháp trong thời gian tới như: ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cam sành; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá giới thiệu sản phẩm; kết nối cung - cầu sản phẩm cam sành giữa người sản xuất, doanh nghiệp, hộ kinh doanh; liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với nông dân về sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng.
Do ảnh hưởng của dịch Covid chắc chắn đầu ra của cam sành Hàm Yên sẽ bị ảnh hưởng. Hy vọng với sự vào cuộc quyết liệt của các sở, ngành, chính quyền địa phương đầu ra của cam sành sẽ thuận lợi, mang lại giá trị cao cho người sản xuất.
Hoàng Văn