Đó là thông tin được văn phòng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại VN thông báo ngày 8/9.
TS Graham Harrison, quyền trưởng đại diện WHO tại VN, cho hay WHO cùng Trung tâm Dự phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ đang phối hợp chặt chẽ với Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) trong việc xác định nguyên nhân của sự tăng cao bất thường về số mắc và Tu vong do
bệnh tay chân miệng, đồng thời tiến hành điều tra các đặc điểm dịch tễ học của bệnh này tại VN.
Thống kê của Bộ Y tế cho thấy từ đầu năm đến ngày 4/9, toàn quốc ghi nhận 42.673 trường hợp mắc, 98 trường hợp Tu vong do
bệnh tay chân miệng, trong đó trên 3/4 số trường hợp Tu vong là trẻ dưới 3 tuổi.
Đến nay, Bộ Y tế đã xác nhận tình hình dịch tễ học
bệnh tay chân miệng diễn biến phức tạp. EV71 - một chủng thường sinh ra các biến chứng nặng như viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp... - chiếm gần 50% số trường hợp dương tính với virut gây
bệnh tay chân miệng.
* Cùng ngày, Sở Y tế TPHCM đã tổ chức tập huấn nội dung kiểm tra, giám sát hoạt động phòng chống
bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết cho 12 đoàn kiểm tra, giám sát vừa thành lập.
Nội dung tập huấn do Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM soạn thảo và trình bày. Chuyên viên của các đoàn kiểm tra, giám sát tập trung thống nhất cách đánh giá trên bảng kiểm thực hiện phòng chống
bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết tại hộ dân và biên bản kiểm tra hoạt động phòng chống tại trường học.
Theo đánh giá của PGS.TS.BS Nguyễn Tấn Bỉnh - phó giám đốc Sở Y tế TPHCM, nội dung các bảng kiểm và biên bản lần này khá chi tiết, đầy đủ, sát với thực tế.
Về tình hình
bệnh tay chân miệng tại TPHCM, bác sĩ Trương Hữu Khanh - trưởng khoa nhiễm BV Nhi Đồng 1 - cho biết hiện số trẻ mắc
bệnh tay chân miệng nhập viện điều trị đã giảm nhiều.
Trước đây, ngày cao điểm có tới hơn 100 trẻ bị
bệnh tay chân miệng nhập viện thì hiện chỉ còn 50-60 trẻ. Hiện có rất ít bệnh nhi ở TPHCM mà phần lớn ở các tỉnh như Tiền Giang, Bạc Liêu, Tây Ninh... chuyển đến.
Theo BS Khanh, ông vừa được WHO chọn là một trong hơn 10 tác giả từ nhiều nước trên thế giới như Anh, Trung Quốc, Singapore... tham gia viết sách hướng dẫn quản lý điều trị và ứng phó cộng đồng của
bệnh tay chân miệng, đề cập nguyên nhân gây bệnh, cách điều trị bệnh, cách phòng chống dịch bệnh, quan điểm về dịch
bệnh tay chân miệng...
Theo N.Hà, T.Dương, Q.Ngọc - Tuổi Trẻ