Đến sáng nay, 16/4, Mỹ đã tăng thêm 30.206 ca nhiễm, 2.482 ca Tu vong trong bối cảnh thế giới vượt qua ngưỡng hơn 2 triệu người nhiễm COVID-19 và gần 135.000 ca Tu vong.
Tổng số ca nhiễm của Mỹ đã lên tới 644.089 và 28.529 ca Tu vong, gấp hơn 8 lần Trung Quốc, nơi khởi phát dịch bệnh. Số ca Tu vong ở Mỹ đang chiếm 20% toàn cầu trong khi dân số nước này chiếm khoảng 4% của thế giới. Bang New York vẫn là nơi có số người nhiễm cao nhất toàn nước Mỹ, chiếm tới hơn 40%.
Trong bối cảnh này, bang Thống đốc New York Andrew Cuomo cho biết ông sẽ ban hành sắc lệnh yêu cầu mọi người dân toàn bang phải đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Yêu cầu này là một phần trong sắc lệnh đặc biệt có hiệu lực từ ngày 18/4, và là một bước đi quyết liệt của bang New York để kiềm chế dịch COVID-19.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cũng khuyến cáo mọi người nên che mặt để ngăn chặn sự lây lan của virus - chủ yếu thông qua các giọt bắn phát tán khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi. Khuyến nghị này không nhằm bảo vệ người đeo khẩu trang mà là để bảo vệ những người xung quanh họ, và được CDC đưa ra sau khi nghiên cứu cho thấy nhiều người nhiễm virus nhưng không hề có triệu chứng.
Trong khi đó, nhóm nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) nhận định, nếu chưa có vaccine ngừa COVID-19, quốc gia này có thể phải kéo dài giãn cách xã hội đến năm 2022 như là ở yên trong nhà, đóng cửa trường học...
Nhóm cũng cảnh báo: "Ngay cả khi dịch biến mất, thì vẫn nên duy trì theo dõi SARS-CoV-2 bởi lẽ dịch COVID-19 có thể tái bùng phát vào tận năm 2024". Các dự đoán của nhóm nghiên cứu Harvard cũng chỉ ra rằng virus gây bệnh COVID-19 có thể bùng phát dữ dội trở lại nếu các biện pháp hạn chế được dỡ bỏ.
Theo Tiến sĩ Marc Lipsitch, một tác giả trong nhóm nghiên cứu đồng thời là giáo sư dịch tễ học tại trường Y tế Công cộng của Đại học Harvard, có thể cần thiết áp dụng cách ly xã hội ngắt quãng trong vài năm tới. Hiện vẫn chưa rõ liệu con người có trở nên miễn dịch với virus corona chủng mới này hay không sau khi bị nhiễm.
Tại châu Âu, Người phát ngôn của Tổ chức WHO Margaret Harris cho biết diễn biến tình hình dịch COVID-19 vẫn là một bức tranh hỗn hợp. Ở một số nước như Italy và Tây Ban Nha diễn biến dịch đang chậm lại, trong khi ở một số nước khác đang gia tăng.
Ở Tây Ban Nha, hiện số ca mắc COVID-19 đã lên tới 189.659 sau khi nước này ghi nhận thêm 6.599 trường hợp. Tây Ban Nha hiện là "ổ dịch" lớn thứ 2 thế giới và lớn nhất ở châu Âu. Số ca Tu vong do COVID-19 của Tây Ban Nha hiện tại là 18.812 sau khi ghi nhận thêm 557 trường hợp 24 giờ qua.
Nhân viên y tế đau đớn trước cảnh bệnh nhân COVID-19 ch*t quá nhiều, bên ngoài BV Severo Ochoa, TP Leganes, Tây Ban Nha hôm 13/4. (Ảnh: REUTERS)
Italy ghi nhận thêm 2.667 ca mắc mới và 578 ca Tu vong. Tổng số ca mắc bệnh tại Italy hiện tại là 165.155 trong đó có 578 ca Tu vong. Italy gia hạn phong tỏa toàn quốc đến 3/5, nhưng cho phép một số loại cửa hàng mở lại vào ngày 14/4, gồm hiệu sách, tiệm giặt là, cửa hàng văn phòng phẩm, cửa hàng quần áo trẻ em.
Số ca mắc COVID-19 tại Đức là 134.753 trường hợp. Đến sáng nay, nước này ghi nhận thêm 2.543 ca mắc mới và 309 ca Tu vong, nâng tổng số ca Tu vong vì COVID-19 ở nước này lên 3.804. Thủ tướng Merkel cho biết các biện pháp giãn cách xã hội mà chính phủ liên bang áp đặt trên toàn quốc kể từ hôm 23/3 bước đầu đã có hiệu quả, góp phần làm giảm đáng kể tỉ lệ lây nhiễm virus SARS-CoV-2.
Tổng số ca mắc COVID-19 tại Pháp tính đến hết ngày 15/4 là 147.863 sau khi ghi nhận thêm 4.560 ca mắc mới trong ngày. Số ca Tu vong trong ngày ghi nhận là 1.438 nâng tổng số ca Tu vong lên 17.176. Chính phủ Pháp tuyên bố sẽ thưởng cho các nhân viên y tế để điều trị cho bệnh nhâm mắc COVID-19. Các nhân viện tại bệnh viện sẽ được nhận 500 euro và những người làm việc trực tiếp tại các khu vực bị ảnh hưởng của virus SARS-CoV-2 sẽ nhận được 1.500 euro.
Trong 24h qua, nước Anh có 761 người Tu vong, nâng tổng số người thiệt mạng vì COVID-19 tại Anh đã lên tới 12.868 người, cao thứ 5 thế giới. Số ca mắc mới là 4.603 và tổng cộng đã có trên 98.476 người nhiễm bệnh.
Đến sáng nay, nước Nga ghi nhận thêm 3.388 ca nhiễm COVID-19 mới trong 24 giờ qua, đưa tổng số người nhiễm lên 24.490 ca. Số người ch*t vì dịch bệnh là 198. So với con số thông báo cách đây hai tuần, số ca nhiễm tại Nga đã tăng hơn 10 lần. Ngày 1/4, Nga mới chỉ ghi nhận 2.337 ca nhiễm.
Thủ đô Moscow là khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất với 14.776 ca dương tính. Trước đó cùng ngày, tờ The Moscow Times dẫn lời chuyên gia dịch tễ học Sergei Netyosov, người từng đứng đầu cơ quan nghiên cứu về virus Vektor của Nga, cho biết sự bùng phát dịch COVID-19 tại Moscow có thể giống như những gì diễn ra ở New York - nơi có hơn 100.000 ca nhiễm.
Người phát ngôn Điện Kremlin - ông Dmitri Peskov xác nhận tình hình ở Moscow rất căng thẳng và các bác sĩ đang làm việc hết sức để tiếp nhận bệnh nhân. Chính quyền Moscow buộc phải huy động thêm 24 bệnh viện và 21.000 giường bệnh để sẵn sàng ứng phó khi cần thiết. Một bệnh viện dã chiến trước đó cũng được xây dựng ở vùng ngoại ô và hiện đang nhanh chóng được lấp đầy. Moscow đã phong tỏa toàn bộ từ tháng trước nhằm ngăn dịch lan rộng. Các chuyên gia hy vọng những thành quả từ biện pháp này sẽ xuất hiện trong vòng một tuần tới.
Hôm 14/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo dịch tại nước này đang diễn biến theo hướng xấu nhất. Ông đề nghị giới chức Nga ứng phó quyết liệt hơn, đồng thời cảnh báo bất cứ sai lầm hay thiếu sót nào sẽ bị xử lý hình sự.
Trong khi đó, tình hình dịch COVID-19 tại nhiều nước châu Á có diễn biến phức tạp khi số ca mắc và ca Tu vong liên tiếp gia tăng.
Malaysia ghi nhận 5.072 ca mắc, trong đó có 83 ca Tu vong. Indonesia có 5.136 ca mắc và 469 ca Tu vong. Philippines có 5.453 ca mắc và 349 ca Tu vong. Con số này ở Singapore là 3.699 và 10. Còn ở Thái Lan, ghi nhận có 2.643 ca mắc, 43 ca Tu vong.
Hàn Quốc đã hoàn tất cuộc bầu cử Quốc hội trong bối cảnh những nỗ lực xét nghiệm và kiểm dịch nhanh chóng trên diện rộng đã làm chậm sự lây lan của dịch bệnh COVID-19 ở nước này. Hàn Quốc hiện ghi nhận 27 ca mắc mới 5, nâng tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn quốc lên 10.591 ca, trong đó có 225 ca Tu vong.
Tại Nhật Bản hiện đã có tổng số 8.626 ca mắc, trong đó có 178 người Tu vong. Bộ Y tế Nhật Bản ngày hôm qua 15/4 cho biết, sẽ có hơn 400.000 người Tu vong do COVID-19 tại nước này nếu Nhật Bản không siết chặn các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh. Báo cáo cũng cho biết, khoảng 850.000 bệnh nhân có thể cần máy thở.
Riêng tại Trung Quốc, hiện ghi nhận tổng số ca mắc COVID-19 tại đại lục là 82.295, trong đó có 3.342 người Tu vong. Trung Quốc đại lục là nơi đầu tiên trên thế giới bùng phát dịch COVID-19 nhưng giờ đã không còn là tâm dịch của thế giới.
Các ca mới ghi nhận tại Trung Quốc đại lục trong ngày vẫn chủ yếu là ngoại nhập. Tuy nhiên, nước này cũng cảnh báo về sự gia tăng các ca mắc không xuất hiện triệu chứng, làm phức tạp thêm tình hình dịch bệnh. Trung Quốc đã bắt đầu dỡ bỏ một số biện pháp hạn chế nghiêm ngặt được áp đặt tại tỉnh Hồ Bắc, nơi dịch COVID-19 khởi phát hồi cuối năm 2019.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm 15/4 đã lên tiếng cảm ơn những người ủng hộ sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ sẽ tạm dừng tài trợ cho WHO.
"Đoàn kết là luật của trò chơi để đánh bại Covid-19", Tổng Giám đốc Tedros cho biết, "Nếu chúng ta chia rẽ, virus sẽ lợi dụng vào kẽ hở giữa chúng ta". Ông Tedros cũng nói rằng ông lấy làm tiếc trước quyết định của Tổng thống Trump về việc cắt tài trợ của Mỹ, vốn là một nguồn đóng góp ngân sách quan trọng cho tổ chức này. "Mỹ đã luôn là một người bạn lâu dài và hào phóng của WHO và chúng tôi hy vọng họ sẽ tiếp tục đóng vai trò đó", ông Tedros nói tại buổi họp báo hàng ngày của WHO về dịch COVID-19.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tiếp tục cảnh báo, bệnh COVID-19 thường nặng hơn ở những người mắc các bệnh nền như: Tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch, đau tim hoặc đột quỵ, các bệnh hô hấp mạn tính, ung thư.
Chủ đề liên quan:
có thể Covid 19 COVID_19 giãn cách Giãn cách xã hội Itlay nguy cơ pháp tây ban nha tình hình Vỡ trận xã hội