Tình huống nào có thể khiến bạn bị phơi nhiễm HIV?
Dẫm phải bơm kim tiêm của người có HIV, quan hệ với người nhiễm HIV... là một trong những tình huống có thể khiến bạn bị phơi nhiễm HIV.
Phơi nhiễm HIV do dẫm phải bơm kim tiêm của người có HIV. Bạn hoàn toàn có thể gặp phải tình trạng trên khi đi dạo chơi công viện hoặc ở đường phố. Những chiếc bơm kim tiêm dính máu đã được sử dụng vứt vương vãi có thể là của người nghiện M* t*y H*t ch*ch bỏ lại.
Rất nhiều người nghiện M* t*y nhiễm HIV nên khi dẫm phải những chiếc bơm tiêm dính máu đó, nguy cơ bị phơi nhiễm HIV rất cao.
Phơi nhiễm HIV do dùng chung kim tiêm với người mang bệnh hoặc bị kim đâm phải. Trường hợp này thường xảy ra ở bệnh viện. Các nhân viên y tế có thể do sơ sẩy bị bơm kim tiêm đã được dùng cho người nhiễm HIV đâm vào người, dẫn tới phơi nhiễm virus nguy hiểm này.
Phơi nhiễm HIV do ống đựng máu xét nghiệm vỡ đâm vào tay. Tình huống này cũng thường xảy ra với các nhân viên trực phòng xét nghiệm. Mỗi ngày, nhân viên xét nghiệm ở các bệnh viện tiếp xúc với hàng nghìn mẫu máu, dịch xét nghiệm của người bệnh, trong đó có cả người lành và người nhiễm HIV. Những ống thủy tinh này khi vỡ, vỡ đâm vào tay chân gây vết thương, máu và dịch dính vào khiến họ phơi nhiễm HIV.
Phơi nhiễm do quan hệ T*nh d*c với người nhiễm HIV không có biện pháp bảo vệ. Những người thường xuyên có các mối quan hệ ngoài luồng, hoặc quan hệ với những đối tượng không lành mạnh rất dễ bị phơi nhiễm HIV.
Phơi nhiễm do bị truyền nhầm máu nhiễm HIV: Với quy trình sàng lọc các bệnh truyền nhiễm chuẩn hiện nay, nguy cơ này rất thấp nhưng vẫn có thể xảy ra do những nhầm lẫn, tắc trách.
Năm 2014, hàng chục trẻ em Pakistan bị phát hiện là từng bị truyền nhầm máu nhiễm HIV và có kết quả xét nghiệm dương tính với căn bệnh này.
Bị người nhiễm HIV bôi máu vào người cũng là một tình huống có thể gây phơi nhiễm.
Bạn có thể bị bôi máu nhiễm HIV bệnh vào người để cướp hoặc đe dọa. Nếu bị bôi vào vết thương hở, bạn có nguy cơ lây nhiễm.
Bên cạnh những trường hợp trên thì nguy cơ phơi nhiễm HIV do cứu giúp những người bị T*i n*n giao thông cũng có thể xảy ra.
Thực tế trong quá trình cứu giúp, bạn thường bị máu của nạn nhân dính vào người. Nếu người đó nhiễm HIV thì nguy cơ bạn bị phơi nhiễm là có.
Theo Thu Minh - Kiến thức
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/tinh-huong-nao-co-the-khien-ban-bi-phoi-nhiem-hiv-n338545.html)