Theo y học cổ truyền, hà thủ ô đỏ có vị đắng chát, hơi ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ máu, chữa táo bón, mất ngủ, suy thận, gan yếu, suy nhược thần kinh, đau lưng mỏi gối. Theo Tây y, loại cây này chứa nhiều hoạt chất, khoáng tố vi lượng, tinh bột, lipid... có lợi cho sức khỏe.
Phương thức dùng hà thủ ô trước đây chủ yếu là sắc uống hoặc ngâm rượu. Hiện nay, loại thảo dược này được bào chế thành các dạng tiện dụng như bột hà thủ ô, viên nang, trà túi... Mọi người cũng có thể chưng cách thủy hà thủ ô đỏ với nước đậu đen để giảm bớt vị chát.
- Đen râu tóc: Dịch chiết trong hà thủ ô làm chậm quá trình thoái hóa của tế bào, giúp tóc giữ được màu sậm đen lâu dài. Nhiều người khi dùng một thời gian dài có thể thấy tóc từ màu xám chuyển dần sang màu sậm hơn.
- Da hồng hào: Hà thủ ô thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của hồng cầu giúp da hồng hào, khỏe mạnh. Đối với phụ nữ, loại cây này giúp chữa thiếu máu, rối loạn kinh nguyệt, cải thiện một số triệu chứng khó chịu trong giai đoạn tiền mãn kinh.
- Cải thiện tuần hoàn não: Kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy hà thủ ô có tác dụng trong điều trị chứng suy giảm trí nhớ cho người bị Alzheimer.
- Phòng ngừa nhiều bệnh nguy hiểm: Các hoạt chất trong hà thủ ô giúp cải thiện hệ thống tim mạch, tăng cường chức năng miễn dịch, hạ men gan, kích thích tiêu hóa. Người dùng đúng liều lượng sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, đau tim, đột quỵ, công dụng có thể so sánh với những vị Thu*c quý như linh chi, đông trùng hạ thảo...
Bác sĩ Ngân cho biết loại thảo dược này không chứa độc tính và được hấp thụ tốt, nhưng người có vấn đề về gan nên cẩn trọng khi sử dụng vì có thể gây ngứa hoặc tiêu chảy. Liều dùng có thể khác nhau tùy vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe. Trung bình một ngày nên sử dụng 3g và chia ra ba lần, tốt nhất là uống trước khi ngủ vì hà thủ ô có tác dụng an thần nhẹ.
Đọc thêm bài: Bài Thu*c dân gian cải thiện máu xấu, tóc bạc sớm hiệu quả ngay tại nhà dụng thảo dược Hà Thủ Ô
Nguồn: vnexpress