Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Dược thiện dành cho sĩ tử Y học cổ truyền

Tùy hoàn cảnh và điều kiện cụ thể, các bậc phụ huynh có thể lựa chọn và chế biến các món ăn - bài Thu*c (dược thiện) có tác dụng bồi bổ sức khỏe nói chung và trí não nói riêng cho con em mình trong kỳ thi.
Tùy hoàn cảnh và điều kiện cụ thể, các bậc phụ huynh có thể lựa chọn và chế biến các món ăn - bài Thu*c (dược thiện) có tác dụng bồi bổ sức khỏe nói chung và trí não nói riêng cho con em mình trong kỳ thi. Bài viết này xin được giới thiệu một số công thức điển hình để các bậc phụ huynh tham khảo và vận dụng.

Bài 1: Hà thủ ô 15g, kỷ tử 15g, đỗ trọng 9g, đuôi lợn 1 cái làm sạch luộc qua, cắt đoạn. Tất cả cho vào nồi hầm nhỏ lửa với 800ml nước, cô còn 300ml nước là được, ăn đuôi lợn, uống nước cốt. Công dụng: bổ can ích thận, tăng cường trí lực.

Bài 2: Tủy sống bò 150g, đông trùng hạ thảo 5g, hoài sơn 10g, gừng tươi, hành và gia vị vừa đủ. Tất cả cho vào liễn sành, ướp gia vị, cho thêm 50ml nước, đậy kín miệng rồi đem hấp cách thủy chừng 60 phút là được, chia ăn vài lần. Công dụng: bổ tinh ích trí, tráng dương an thần, dùng rất tốt cho những học sinh có thể chất vốn suy yếu.

Bài 3:

Chim cút (rút xương) 150g, tủy sống lợn 50g, long nhãn 40g, đường phèn 40g, hành 5g, gừng tươi, gia vị và nước dùng gà vừa đủ. Chim cút làm sạch chặt miếng, để ráo nước; tủy lợn trần qua, loại bỏ gân xơ; long nhãn dùng nước ấm rửa sạch; gừng tươi đập dập. Tất cả cho vào bát đem hấp cách thủy. Công dụng: bổ ngũ tạng, an tâm thần, tăng trí lực, cải thiện trí nhớ.

Bài 4: Não lợn 1 cái, mộc nhĩ đen 15g, dầu thực vật và gia vị vừa đủ. Não lợn rửa sạch loại bỏ gân máu; mộc nhĩ ngâm nước ấm cho nở hết. Cho dầu vào chảo, đun nóng già rồi đổ mộc nhĩ vào xào qua; tiếp tục cho tủy lợn và nửa bát nước vào đun nhỏ lửa trong 30 phút, chế gia vị, ăn nóng. Công dụng: tư thận bổ não, ích khí hoạt huyết, dùng rất tốt cho những học sinh vì học tập quá căng thẳng mà phát sinh mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, sức chú ý suy giảm, hay quên...

Bài 5: Trứng chim cút 20 quả, nhãn 10 quả, vải 10 quả, hạt sen 20 hạt, đại táo 5 quả, kỷ tử 6g, đường phèn 60g. Trứng chim cút luộc chín, bóc vỏ; nhãn, vải và đại táo bỏ hạt; hạt sen bỏ tâm. Tất cả cho vào nồi cùng đường phèn, chế đủ nước rồi đun nhỏ lửa chừng 30 phút là được, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: kiện tỳ ích vị, dưỡng huyết, bổ não an thần, dùng cho những học sinh tâm huyết suy nhược, tim hay hồi hộp, mất ngủ, hay quên, ăn kém, đại tiện lỏng loãng.

Bài 6: Thục địa 15g, mạch môn 15g, sinh táo nhân 15g, viễn chí 3g. Tất cả hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: bổ tâm ích thận, cường trí kiện vong, dùng rất tốt cho những học sinh người gầy yếu, dễ mệt, giấc ngủ không sâu, dễ bị căng thẳng thần kinh.

Bài 7: Quả dâu chín (tang thầm) 250g, mật ong 100g. Quả dâu rửa sạch, ép lấy nước, hòa đều với mật ong rồi cô bằng lửa nhỏ cho đến khi thành dạng cao đặc là được, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 30ml. Công dụng: tư âm bổ huyết, kiện não ích trí, tăng trí nhớ, cải thiện giấc ngủ, dùng cho những học sinh vì học tập quá căng thẳng mà phát sinh tình trạng mất ngủ, hay quên, sức chú ý giảm sút.

ThS. Hoàng Khánh Toàn

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-duoc-thien-danh-cho-si-tu-y-hoc-co-truyen-15043.html)

Tin cùng nội dung

  • Các nhà khoa học Đức đã phát hiện rằng, một giấc ngủ ngắn buổi trưa khoảng 45-60 phút giúp nâng cao trí nhớ gấp 5 lần
  • Hà thủ ô còn gọi là giao đằng, thủ ô, dạ hợp... Tên khoa học: Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson., họ rau răm (Polygonaceae).
  • Trong những ngày thi cử, việc lo cho con em có một đời sống tinh thần thoải mái và một chế độ ăn đủ chất, giàu dinh dưỡng và cân bằng là điều quan tâm của các bậc phụ huynh.
  • Có rất nhiều loại Thu*c hay thực phẩm chức năng, có thể kéo dài tình trạng lão hóa của não bộ, cải thiện trí nhớ. Tuy nhiên, cũng có nhiều cách làm chậm quá trình này, đồng thời cải thiện chức năng hoạt động của bộ não, mà không cần dùng Thu*c.
  • Là thuật ngữ được dùng nhiều trong thời gian gần đây, để nói về căn bệnh sa sút trí tuệ ở người trung cao tuổi, bệnh rất đa dạng, chứa đựng nhiều bí ẩn, mà khoa học chưa hiểu hết, nên hiệu quả điều trị còn thấp, và dưới đây là một số dạng sa sút trí tuệ thường gặp.
  • Không chỉ lo lắng về việc chọn ngành, chọn trường thi, học sao cho hiệu quả…, việc ăn uống mùa thi cũng gây rắc rối cho nhiều học trò năm cuối.
  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Sau 12 năm đèn sách miệt mài, đã đến lúc các sĩ tử chuẩn bị “vượt vũ môn”. Việc thi cử có thể ví như một cuộc chạy đua đường dài trong suốt khoảng thời gian vài tháng. Các em cần thường xuyên nhận đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng theo nhu cầu của cơ thể. Sức khỏe dẻo dai và khả năng hoạt động trí óc của các em tùy thuộc nhiều vào nếp sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng.
  • Mật ong là sản phẩm dinh dưỡng hoàn hảo được xếp hạng vật phẩm quý giá để tiến cống triều đình ở các nước phương Đông. Các sĩ tử nên dùng mật ong trong những ngày ôn luyện thi bởi đây là sản phẩm rất tốt để bổ khí tăng lực.
  • Muốn cho xanh tóc đỏ da - Rủ nhau lên núi tìm hà thủ ô. Mời bạn cùng chúng tối đi tìm vị Thu*c độc đáo này.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY