Tâm linh hôm nay

Tóm tắt về cuộc đời ni sư Jetsunma Tenzin Palmo

Ni sư Jetsunma Tenzin Palmo hiện là Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo nữ Quốc tế (Sakyadhita).

Bài liên quan

Lý giải về nguyên nhân những khổ đau trong xã hội loài người

Tenzin palmo lớn lên ở london và trở thành một phật tử khi mới ở tuổi thiếu thời. vào năm 1964, ở tuổi 20 cô quyết định tới ấn độ để tìm cầu con đường tâm linh.tại ấn độ, cô đã gặp được căn bản thượng sư của mình, nhiếp chính vương khamtrul rinpoche đời thứ viii - một bậc thầy tâm linh, và cô đã trở thành một trong những người phương tây đầu tiên được công nhận là sư ni tây tạng. ni sư đã lân mẫn, tham học với khamtrul rinpoche và cộng đồng của rinpoche ở himachal pradesh, miền bắc ấn độ trong khoảng 6 năm. sau đó nhiếp chính vương khamtrul rinpoche đời thứ viii đã hướng đạo cho ni sư tới thung lũng himalayan ở lahaul để thực hành pháp tu chuyên sâu hơn.

Tenzin palmo đã tu học tại một tự viện nhỏ khoảng vài năm và duy trì việc nhập thất trong suốt những tháng mùa đông dài. sau đó, ni sư đã tìm nơi bế quan ẩn cư và những điều kiện hoàn cảnh cô tịch thuận lợi hơn để tĩnh tu, ni sư đã tìm được một cái động ở gần đó và tiếp tục trải qua 12 năm tu tập, với 3 năm cuối trong kỳ nhập thất nghiêm mật. ni sư rời ấn độ năm 1988 và tới sống ở italia, ở đó ni sư đã truyền dạy giáo pháp tại rất nhiều trung tâm phật pháp khác nhau.

Trước khi nhiếp chính vương khamtrul rinpoche đời thứ viii viên tịch năm 1980, ngài đã nhiều lần yêu cầu tenzin palmo thành lập ni viện. tenzin palmo rất hiểu tầm quan trọng của công việc này và nhớ lại:

“Khi tôi đang sống tại một tự viện nhỏ ở Lahaul, tôi tự thấy rằng tuy những sư ni rất thông minh và thành kính dâng hiến nhưng họ không có lấy một cơ hội để tu học và tiếp cận những giáo lý cao cấp hơn. Điều này làm cho tôi rất buồn bởi vì chư Tăng được đón nhận tất cả những giáo pháp, được áp dụng những giáo pháp này vào việc tu tập nhập thất của họ, trong khi đó bên ni chúng lại không được quan tâm và bị, đối xử như những người phục vụ”.

Vào năm 1993 những lama của tự viện khampagar ở himachal pradesh, ấn độ lại thỉnh cầu ni sư thành lập tự viện. khi đó tenzin palmo đã sẵn sàng tiếp nhận sứ mệnh khó khăn này và dự án của ngài bắt đầu dần dần thu hút được sự quan tâm trên toàn thế giới.

Với những đại thành tựu tâm linh và những nỗ lực trong việc tôn vinh, đề cao địa vị của những nữ hành giả trong phật giáo tây tạng, vào ngày mùng 10 tháng giêng năm mậu tý theo lịch tây tạng, tenzin palmo sẽ được pháp vương gyalwang drukpa đời thứ xii tiến cử, đăng quang danh hiệu jetsunma, có nghĩa là đạo sư tôn quý.

Ni sư Jetsunma Tenzin Palmo hiện là Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo nữ Quốc tế (Sakyadhita).

"Ngày nay, ở phương Đông, đặc biệt là các nước thế giới thứ ba, đang bắt đầu hấp thụ lối sống tiêu thụ. Họ đang bắt đầu lao vào nền đạo đức có khẩu hiệu “càng nhiều càng tốt”, và cuộc sống mà không có truyền hình, xe hơi hoặc thời trang thời thượng hay bất cứ những thứ như vậy là một cuộc sống thiếu thốn. Do đó, để được hạnh phúc, con người bắt buộc phải sở hữu những thứ này. Nhưng trên thực tế, hầu hết mọi người đều không thể sở hữu đầy đủ các của cải đó được; hiện có một tầng lớp trung lưu đang tăng lên, nhưng phần lớn người dân vẫn không có đủ các nhu yếu phẩm tối thiểu. Khi nhìn thấy những hàng hóa tiêu dùng hấp dẫn trên truyền hình, nhiều người nghĩ rằng, “Chỉ cần có những thứ này, chúng ta sẽ mãi mãi hạnh phúc.” Họ nhìn thấy những chương trình của người Mỹ quảng chiếu những ngôi biệt thự sang trọng, vì vậy họ tưởng tượng, “Bây giờ, giá mà có một biệt thự như thế, thì nơi đây sẽ trở thành niết bàn”. Nhưng bởi vì không thể có được, nên mọi thứ dường như trở thành viển vông, xa vời. Nhưng trong xã hội phương Tây, chúng ta sẵn có những của cải này. Hầu hết mọi người được nuôi dưỡng trong những ngôi nhà tiện nghi, sang trọng"....

(Trích một bài viết của Ni sư Jetsunma Tenzin Palmo. Quý đạo hữu có thể đọc toàn văn tại đây.)

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/tom-tat-ve-cuoc-doi-ni-su-jetsunma-tenzin-palmo-d32757.html)

Tin cùng nội dung

  • Khi Thánh Tăng A Nan Ða sống tới 120 tuổi thì cảm thấy Niết bàn gần kề. Ngài liền rời Vương Xá thành (Ràjagaha) đi về hướng Vesali, giống như đức Phật trước đó đã làm, để tìm nơi Viên tịch, thì tin tức thấu tai vua nước Magadha (Ma Kiệt Ðà) và thấu tai các vị Hoàng tử xứ Vesali.
  • Trong hàng Phật giáo có rất nhiều vị đại tông đồ rất đáng cho hậu thế noi gương. Một trong những vị đại tông đồ ấy là Thánh Tăng A Nan Ða, một cái tên đã chiếm trọn vẹn sắc thái phổ thông trong kinh điển đạo Phật.
  • Đại sư Tỳ-ni-đa-lưu-chi từ Ấn Độ đến Trung Quốc vào năm 562, được Tam tổ Tăng Xán của Thiền tông Trung Hoa ấn chứng và khuyên về phía nam truyền giáo. Năm 580, Đại sư đến Giao Châu truyền tâm ấn cho Đại sư Pháp Hiền, mở đầu dòng thiền Tỳ-ni-đa-lưu-chi, được 19 thế hệ, Ni sư Diệu Nhân thuộc thế hệ thứ 17.
  • Hoa trôi trên sóng nước là câu chuyện về hành trình 40 năm tìm kiếm con đường thoát khổ của ni sư nổi tiếng Nhật Bản, đem lại những bài học quý giá về thái độ với Phật giáo và đức tin.
  • Thích Nữ Trí Hải là sư ni nổi tiếng Việt Nam thời hiện đại. Tấm gương tu học, là niềm tự hào của Phật giáo Việt Nam đương đại vươn ra tầm thế giới. Còn rất nhiều các bậc trưởng lão Ni ngày nay đang ẩn mình chuyên tu mật hạnh, luôn cầu nguyện cho Phật Pháp trường tồn, quốc thới dân an.
  • Là một người xuất gia từ nhỏ, luôn mang trong mình hơi thở lòng từ bi, Ni sư không ngừng nghiên cứu các tư liệu Phật giáo, trau dồi Kinh – Luật – Luận, cũng như triết học, tâm lý học... nghiên cứu về con người, với một tâm nguyện mang lại cái hạnh phúc chân thật, chính là hạnh phúc của hiện tại.
  • Ni sư Diệu Nhân là đệ tử của Thiền sư Chân Không nối pháp đời thứ 17 dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi; là người tu hành đắc đạo, tài đức vang dội triều dã, công đức sánh ngang với hàng Tăng chúng; xứng danh là vị Tổ Sư Ni tiêu biểu nhất của Phật giáo Việt Nam.
  • Cơ duyên đã đưa Diane - người con gái nước Anh biệt tu suốt mười hai năm liền, trong một hang động cao hơn 4000m trên rặng Hy-mã Lạp-sơn. Ngày nay cô gái ấy đã trở thành một ni sư Tây Tạng 73 tuổi, pháp danh là Tenzin Palmo, vô cùng năng hoạt, dấn thân và nổi tiếng khắp thế giới
  • Sáng 24.3, sau khi đọc lời kêu gọi chung tay hỗ trợ, động viên chia sẻ với lực lượng ở tuyến đầu chống dịch Covid-19 trên Báo Thanh Niên, ni sư Thích Nữ Tâm Nguyệt đã chuyển đến tòa soạn số tiền 100 triệu đồng.
  • Ở tuổi 86, ni trưởng Thích Nữ Trí Tiên, Phó ban Xã hội từ thiện Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Vĩnh Long, trụ trì chùa Long Khánh (TP.Vĩnh Long), vẫn luôn tận tâm, tận lực chăm lo cho người nghèo.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY