Tựa đề bài này, đại sư tỳ-ni-đa-lưu-chi và ni sư diệu nhân, nghe ra khá khiên cưỡng, vì hai nhân vật sống cách nhau khoảng 6 thế kỷ, một bên là tổ khai sáng dòng thiền, một bên là truyền nhân thế hệ thứ 17. ý định của chúng tôi là tìm hiểu những nét cơ bản về ni sư diệu nhân qua nội dung tu tập giáo lý thiền mà tổ tỳ-ni-đa-lưu-chi đã truyền dạy khi sáng lập dòng thiền mang tên ngài.
Tài liệu, sách vở của nước ta đã bị nhà Minh xâm lược đốt phá hoặc mang về Trung Quốc, về sử chúng ta chỉ còn lại bộ Đại Việt Sử ký Toàn thư của Ngô Sĩ Liên (đời Lê) tham cứu bộ Đại Việt Sử ký của Lê Văn Hưu (cũng đời Lê) nay đã mất. Về tư liệu Phật giáo thì chỉ còn bộ Thiền uyển Tập anh (đời Trần). Bộ sách này chỉ là những ghi chép vắn tắt về 68 vị Thiền sư (thực ra là 87 vị nhưng 19 vị chỉ có tên mà không có tiểu sử). Sách ghi chép cả những sự việc mang tính truyền tụng về một số Thiền sư mà ngày nay chúng ta tùy thuận chấp nhận là thực.
Từ nguồn tư liệu hiếm hoi và sơ sài trên, nhiều học giả Phật học ngày nay khi bàn về nhiều vị Thiền sư trong Thiền uyển Tập anh thường thiền vị hóa, suy đoán, dựa vào niềm tin và từng bước theo dòng thời gian mà trở thành như hiện thực.
Đại sư tỳ-ni-đa-lưu-chi (vinitaruci) từ ấn độ đến trung quốc vào năm 562, gặp được tam tổ tăng xán của thiền tông trung hoa vào năm 574 được tổ ấn chứng và khuyên về phía nam truyền giáo. năm 580, đại sư đến giao châu truyền tâm ấn cho đại sư pháp hiền, mở đầu dòng thiền tỳ-ni-đa-lưu-chi, được 19 thế hệ, ni sư diệu nhân thuộc thế hệ thứ 17. kể từ 562 đến năm 580 là năm đến giao châu, đại sư tỳ-ni-đa-lưu-chi đã lưu trú và học phật, học thiền ở trung quốc suốt 18 năm. tam tổ tăng xán khuyên ngài nên về phương nam hành đạo thì 6 năm sau đại sư mới ra đi. như vậy trong 6 năm ngài tu tập thiền theo lời dạy của tam tổ tăng xán.
Từ trước Lục tổ Huệ Năng các Thiền gia Trung Quốc vẫn lấy kinh Kim Cang và kinh Lăng Già làm chính kinh để tu tập mặc dù Sơ tổ Bồ-đề-đạt-ma Nhị tổ giáo lý thiền với tôn chỉ“Giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự”, nhưng lại trao kinh Lăng Già cho Nhị tổ Huệ Khả. Từ đó, Thiền tông Trung Hoa nhằm vào Bát-nhã, là Tuệ, là Không tính, Chân như. Đây cũng là chủ đề của kinh Tượng đầu Tinh xá mà Tỳ-ni-đa-lưu-chi đã dịch. Kinh là những lời Phật dạy Bồ Tát Văn-thù rằng nên trụ vào Bồ-đề, tức Pháp tính, tức Không tính và Ngài Văn-thù cũng giảng cho một vị Thiên về Thiền định rằng các pháp đều Không. Đây cũng là ý nghĩa của bài Tín tâm minh mà ngài Tỳ-ni-đa-lưu-chi đã học được từ Tổ Tăng Xán: “Viên đồng Thái hư, không phiếm vô dư, lương do thủ xả, sở dĩ bất như” (Pháp tính tròn như Thái hư, không thiếu không dư, chỉ vì chấp bỏ, cho nên không là chân như). Chính Đại sư cũng truyền kệ cho đệ tử người Giao Châu của Ngài là Pháp Hiền về Tâm ấn của chư Phật, tức Chân như, Không tánh, tuyệt đối vượt khỏi mọi suy lường, bài kệ gồm một loạt chữ phi, vô… chỉ sự phủ định triệt để mọi khái niệm nhằm chỉ trí tuệ tuyệt đối, Chân như, Không tính: “Chư Phật tâm ấn bất tương trám, viên đồng thái hư, vô phiếm vô dư, vô khứ vô lai, vô đắc vô thất, phi nhất phi dị, phi thường phi đoạn, bổn vô sinh xứ, diệc vô diệt xứ, diệc phi viễn ly, phi bất viễn ly…” (Tâm ấn của chư Phật không hư dối, tròn như thái hư, không thiếu không dư, không đi không đến, không được không mất, không một không khác, không thường không đoạn, vốn là chỗ không sinh, cũng là chỗ không được, không xa rời, không phải không xa rời…)
Nhiều người cho rằng tổ tỳ-ni-đa-lưu-chi đã tu tập và giảng dạy mật tông, chủ yếu là sự việc ngài dịch kinh đại thừa phương quảng tổng trì. nhưng xét nội dung kinh, ta chỉ thấy kinh nói về ba-la-mật, về tính bình đẳng, thiện xảo trong thuyết pháp… có lẽ thuật ngữ tổng trì (đà-la-ni) của kinh khiến người ta nghĩ rằng tổ tỳ-ni-đa-lưu-chi cũng là vị phổ biến giáo lý mật tông, nhưng xét hành trạng của ngài, ta chẳng thấy dấu vết nào về mật tông. cũng cần nhớ rằng mật tông được truyền vào trung quốc vào thế kỷ thứ 7 và thứ 8, tức sau thời của tổ khoảng 100 năm. về sau, khi sư sùng phạm, thuộc thế hệ thứ 11 dòng tỳ-ni-đa-lưu-chi sang ấn độ học mật tông trong 9 năm mới trở về đại việt phổ biến giáo lý này, tức khoản 5 thế kỷ sau thời tổ đến giao châu. chúng tôi bàn như thế để chứng tỏ rằng trong thiền phái tỳ-ni-đa-lưu-chi chỉ có vài ba vị thiền sư được thiền uyển tập anh ghi là có diệu năng về sấm ký, bùa chú…và như thế ta có thể kết luận rằng thiền phái tỳ-ni-đa-lưu-chi, đặc biệt là tổ tỳ-ni-đa-lưu-chi không thuộc mật tông. và ngoài sư sùng phạm và vài thiền sư khác, hầu hết các thiền sư của thiền phái này, gồm ni sư diệu nhân không dính dáng gì đến mật tông.
Như đã nói trên, tư liệu về ni sư diệu nhân được tìm thấy trong thiền uyển tập anh, một đoạn ngắn, chỉ gồm khoảng 300 chữ hán với một đoạn về tiểu sử, một đoạn về đối cơ và bài kệ thị tịch.
Ni sư là trưởng nữ của phụng càn vương, được lý thánh tông nuôi ở trong cung từ nhỏ và được phong công chúa (việc phong này được đại việt sử ký toàn thư ghi). lớn lên, ni sư được gã cho châu mục châu chân đăng. chồng mất, bà thủ tiết, than rằng thế gian như mộng ảo, mọi thứ đều phù phiếm nên bà xin thọ giới bồ tátvới thiền sư chân không, được cho pháp danh là diệu nhân. khoảng 30 năm sau, bà được lý thần tông phong làm ni sư (theo đvsktt).
Giáo lý tu tập của ni sư vẫn là tánh không của kinh kim cương bát-nhã. tánh không có biểu hiện là vô thường, tánh không hay chân như tròn đầy như bài kệ của tam tổ tăng xán và của tổ tỳ-ni-đa-lưu-chi. đây cũng là giáo lý căn bản của đại thừa, của thiền tông. cho nên thiền uyển tập anh ghi: “có người đến cầu học, sư đều dạy cho tu tập đại thừa.” về kết quả của việc tu tập đại thừa, ni sư bảo: “nếu được trở về nguồn tự tính thì đốn ngộ hay tiệm ngộ cũng tùy đó mà thể nhận.” nguồn tự tính nghĩa là phật tính, chân tính, chân như, chân không. và kết quả tùy theo hiệu năng tu tập mà đạt ngộ ngay liền (đốn ngộ) hay từ từ theo mức độ (tiệm ngộ).
Có đệ tử hỏi Sư: “Hết thảy chúng sinh bệnh thì ta cũng bệnh, tại sao phải cứ kiêng kỵ thanh sắc?” Sư liền đọc bài kệ của Đức Phật đọc cho Tôn giả Tu-bồ-đề trong kinh Kim Cương: “Nhược dĩ sắc kiến ngã, Dĩ âm thanh cầu ngã, Thị nhân hành tà đạo, Bất năng kiến Như Lai.” (Nếu dùng sắc thấy ta, Dùng nâm 5thanh cầu ta, Là kẻ hành tà đạo, Không thể thấy Như Lai) Câu hỏi của người đệ tử dựa vào kinh Duy-ma-cật, Bồ TátDuy-ma-cật bảo rằng vì chúng sinh bệnh nên ngài bệnh. Đây là phát biểu mang tính Từ bi, trong khi Ni-sư đang dạy về Trí tuệ, Không tính, cho nên Ni-sư mới dẫn bài kệ ấy của Đức Phật. Khi được hỏi về “ngồi yên”, “không nói”, Ni-sư đáp: “Xưa nay vốn không đi”, “Đạo vốn không lời.” Đây là ý nghĩa của một đoạn kệ của Tam tổ Tăng Xán, thầy của Tổ Tỳ-ni-đa-lưu-chi: “Đa ngôn đa lự, Chuyển bất tương ưng, Tuyệt ngôn tuyệt lự, Vô xứ bất thông” (Lắm lời, lắm lo, Trở thành không hợp, Dứt lời dứt lo, chẳng chỗ không thông); và hai câu kết của bài kệ: “Ngôn ngữ đạo đoạn, phi cổ lai câm” (Dứt đường ngôn ngữ, xưa nay chẳng khác). Đây là ý tưởng được nêu dẫn trong nhiều kinh Đại thừa như Anh lạc, Duy-ma, Hoa nghiêm…và được nhắc đến trong nhiều bộ luận: “Ngôn ngữ đạo đoạn, Tâm hành xứ diệt” (Dứt đường ngôn ngữ, Chỗ tâm hành diệt).
Bài kệ thị tịch của ni sư ý nói về lý vô thường, sinh tử, vô cầu vô dục. hai câu đầu: “sinh lão bệnh tử, tự cổ thường nhiên” (sinh, già, bệnh, ch*t, là lẽ đương nhiên xưa nay.) do vì người ta sợ vô thường, sợ mất sinh mạng, tài sản, người thân… nên tác ý mong cầu này nọ. bị trói buộc bởi lo sợ, ham muốn nên muốn thoát khỏi, càng muốn thoát khỏi thì càng bị trói buộc:“dục cầu xuất ly, giải phược thiêm triền.”
Hành trạng của ni sư diệu nhân được thiền uyển tập anh chi chép trong số ít ỏi thiền sư được ghi chép mà trong thực tế hẳn phải có rất nhiều thiền sư không được sách này nhắc tới. ni sư là người có đạo hạnh, trí tuệ và trình độ tu chứng cao vời, xứng đáng được tôn vinh kính ngưỡng trong phật giáo việt nam.
Như trên đã nêu, hành trạng của tổ tỳ-ni-đa-lưu-chi, của ni sư diệu nhân cũng như còn rất nhiều những sự kiện lịch sử và nhân vật phật giáo khác còn thiếu sót rất nhiều. sách thiền uyển tập anh đã quá sơ lược và thiếu sót, sách đại việt sử ký toàn thư khi nêu các sự kiện và nhân vật phật giáo chủ yế cũng chỉ dực vào thiền uyển tập anh (đvsktt được soạn vào đời lê, tuta được soạn trước, vào đời trần). mong sao các nhà sử học nỗ lực để tìn tòi các tư liệu đã mất, trong nước cũng như ở ngước ngoài, đặc biệt là ở trung quốc, nhật bản hoặc ở các nước âu mỹ là những nơi rất phong phú về các tư liệu lịch sử xưa cổ của toàn thế giới.
Đặc biệt, tại Việt Nam chúng ta trong thế kỷ 20, hòa nhập vào “ Chấn hưng Phật giáo” khắp cả ba miền Bắc, Trung, Nam, một thế hệ Ni giới tài đức đã xuất hiện, góp phần phục hưng và phát triển Phật pháp.
Đến cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 có hàng trăm ni sư tốt nghiệp tiến sĩ phật học, triết học, xã hội học tại nhiều nước và nhiều ngàn sư cô, ni sinh tốt nghiệp cử nhân, cao đẳng phật học… tham gia phục vụ các ban, ngành, viện trung ương giáo hội và các tỉnh, thành hội phật giáo trên cả nước.
Tin rằng tấm gương sáng đặc sắc của ni sư diệu nhân thời lý trần sẽ mãi là ngọn đuốc kỳ diệu về tinh thần, phẩm hạnh tu tập và thân chứng… soi đường, dẫn lối cho thế hệ ni giới đương đại phát huy mạnh mẽ sứ mệnh hoằng pháp độ sinh trong thời đại văn minh khoa học ngày nay.
1. Ngô Sĩ Liên, Đại Việt Sử ký Toàn thư, Ngô Đức Thọ dịch và chú thích, nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1983.
4. Các trang Web: langmai.org (Thiền phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi), daophatngaynay (Sơ lược Phật giáo Việt Nam), thuongchieu.net (Thiền sư Tỳ-ni-đa-lưu-ch), vnbet.vn (Thiền phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi), triethocphatgiao.com (Dòng Thiền Tỳ-ni-đa-lưu-chi.)
Chủ đề liên quan:
Đại sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi Đại sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Ni sư Diệu Nhân dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi Hội thảo Nữ Phật tử với Phật giáo Việt Nam ni sư Ni Sư Diệu Nhân Thiền tông Việt Nam