Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Top 10 thực phẩm cho người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Những người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có yêu cầu calo cao hơn do sự tiêu hao nhiều năng lượng khi gắng sức để thở so với người không khó thở.
Khi sống chung với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), dinh dưỡng tốt nên là một ưu tiên hàng đầu. Những người bị COPD có yêu cầu calo cao hơn do sự tiêu hao nhiều năng lượng khi gắng sức để thở so với người không khó thở. Điều đó có nghĩa phải ăn đủ các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, protein có chất lượng, và thậm chí một số loại thực phẩm có chất béo.

1. Ngũ cốc nguyên hạt

Chọn thực phẩm nhiều chất xơ làm từ ngũ cốc nguyên hạt thay vì carbohydrate tinh chế như bánh mì trắng. Một số tùy chọn ngũ cốc tuyệt vời mà bạn có thể không quen thuộc bao gồm bulgur, kê và quinoa.

2. Sữa

Sữa ít chất béo giúp cung cấp protein, canxi, vitamin D và một số chất béo để đáp ứng các yêu cầu calo trong cả ngày. Khuyến cáo thực đơn hàng ngày khoảng 3.300 calo cho những người bị COPD, trong đó có khoảng năm phần sữa. Một cách khác để có được sữa, bằng cách dùng thêm một ly sinh tố làm từ sữa chua toàn chất béo và trái cây.

3. Dùng một số chất béo có lợi cho sức khỏe

Thực đơn nên bao gồm các chất béo lành mạnh trong chế độ ăn uống cho bệnh COPD. Chọn các axit béo omega-3, chất béo không bão hòa đa và đơn, thay vì chất béo bão hòa thường bắt nguồn từ động vật. Chất béo lành mạnh được tìm thấy trong các loại hạt, trứng, dầu ô liu, bơ, và loại cá nước lạnh như cá hồi béo. Các thực phẩm này sẽ giúp đạt được các yêu cầu calo để quản lý bệnh COPD.

4. Trái cây và rau quả

Cho dù trái cây và rau quả tươi hay đông lạnh vẫn cung cấp một chế độ ăn uống lành mạnh cho COPD. Những loại thực phẩm nhiều chất xơ cũng cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu, bao gồm vitamin A, khoáng chất và chất chống oxy hóa.

5. Đậu

Đậu, đậu Hà Lan và các loại đậu khác là những thực phẩm nhiều chất xơ và cũng chứa kẽm, một khoáng chất cần thiết trong một chế độ ăn uống bổ dưỡng cho COPD. Nghiên cứu cho thấy nhận đủ chất kẽm có thể giúp cải thiện triệu chứng COPD. Khuyến nghị liều dùng hàng ngày của kẽm là 11 mg cho nam và 8 mg cho phụ nữ; một nửa chén đậu xanh có chứa 1,3 mg kẽm.

6. Các loại hạt giàu calo

Một số người bị COPD có thể có chỉ số khối cơ thể thấp (BMI), một dấu hiệu của sự thiếu dinh dưỡng làm bệnh trầm trọng hơn. Điều quan trọng là phải ăn đầy đủ calo mỗi ngày để giữ cho trọng lượng ở mức bình thường. Có thể cần phải tập trung hơn vào các loại thực phẩm lành mạnh có hàm lượng calo cao như các loại hạt và bơ đậu phụng, có thể trộn với kem và nước sốt giàu calo có chất béo bão hòa.

7. Thịt nạc chứa nhiều protein

Nhiều người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có sự thiếu hụt protein. Thiếu protein có thể dẫn đến mất dần cơ bắp, còn được gọi là teo cơ. Cá, thịt gà, trứng, bơ hạt đậu và sữa đều là nguồn chứa nhiều protein. Nhu cầu cần khoảng 1,5 gram protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể trong một ngày.

8. Vitamin D

Có một số bằng chứng cho thấy thiếu vitamin D có thể đóng góp cho hình thành COPD và làm trầm trọng thêm các triệu chứng COPD. Cơ thể có thể tạo vitamin D từ việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, nhưng có thể bạn không nhận đủ ánh nắng mặt trời để đáp ứng nhu cầu vitamin D. Chọn thực phẩm bổ sung vitamin D từ các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá ngừ. Bạn cũng có thể dùng Thu*c bổ sung vitamin D.

9. Nước và chất lỏng khác

Những khó khăn khi hít thở của COPD có thể gây mất nước. Dùng đủ nước để làm lỏng đờm để dễ tống ra ngoài khi ho và giữ mô khắp cơ thể dẻo dai hơn. Hãy chắc chắn rằng bạn có đủ chất lỏng trong suốt cả ngày. Nước là một lựa chọn tuyệt vời, cùng với các đồ uống lành mạnh, súp và hầu hết các loại trái cây. Tốt nhất uống 6-8 ly nước lọc mỗi ngày.

10. Tạo thói quen ăn các bữa ăn nhỏ

Một số người bị COPD cảm thấy rằng khi ăn một bữa ăn lớn, các thực phẩm trong dạ dày ép lên cơ hoành, làm cho khó khăn hơn để thở. Nên chia thành nhiều bữa nhỏ để có được dinh dưỡng cần thiết mà không gây khó cho hô hấp.

TS.BS. Lê Thanh Hải

(tham khảo Everyday Health)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/top-10-thuc-pham-cho-nguoi-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-n126392.html)

Tin cùng nội dung

  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY