Có nhiều người nói rằng, cây đinh lăng là nhân sâm của người nghèo? Vì sao lại nói như vậy? Vì nó có tác dụng chữa được rất nhiều bệnh, lại ít tốn chi phí. Để hiểu rõ hơn về loại cây này, sau đây mời các bạn theo dõi bài viết: top 7 tác dụng của cây đinh lăng trên kênh Mạng Y Tế.
Cây đinh lăng có tác dụng gì?Đinh lăng là loại cây nhỏ thân nhẵn không có gai, cao khoảng 0,8 đến 1m. Lá của nó là lá kép 3 lằn xẻ lông chim, không có phiến lá kèm rõ. Lá có mùi thơm. Cụm hoa hình khuy ngắn, gồm nhiều tán, mang nhiều hoa nhỏ, quả dẹt. Cây đinh lăng mọc rất nhiều, nên không khó để chúng ta tìm thấy nó.
Cây đinh lăng được người dân ta dùng làm Thu*c chữa bệnh. Lá của nó đem đi sắc ngâm với rượu, có tác dụng chữa chứng ho rất hiệu quả. Bên cạnh đó, nó còn giúp chữa đau tức ngực, tắc sữa, chữa kiết lỵ và làm Thu*c chữa chứng suy nhược cơ thể.
Rễ đinh lăng có tính mát giúp thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, tăng cường sinh lực và sức chịu đựng của con người. Phụ nữ sau khi sinh dùng rễ đinh lăng sao vàng, hạ thổ, sắc uống, sẽ giúp chống đau dạ con và làm tăng tiết sữa cho con bú.
Trong rễ của cây đinh lăng có chứa nhiều saponin, nhiều sinh tố B1 và 13 loại axit amin cần thiết cho cơ thể, giúp tăng trí nhớ và sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra hoa của cây đinh lăng cũng có thể làm Thu*c, nhưng nó ít tác dụng hơn các bộ phận khác, nên thường không được chú ý đến.
Nếu bạn không may bị thương ngoài da chảy máu, bạn lấy một ít lá đinh lăng đã rửa sạch rồi đắp lên vết thương. Làm như vậy, vết thương của bạn sẽ nhanh chóng cầm máu và mau lành hơn. Trước khi đắp Thu*c, hãy đảm bảo rằng vết thương của bạn đã được rửa sạch sẽ, để không bị nhiễm trùng khiến nó nặng hơn.
Cây đinh lăng góp phần lợi sữa rất nhiều, cho các bà mẹ sau sinh. Bạn lấy một nắm lá đinh lăng rửa sạch, cho vào nồi đun sôi, lọc lấy nước và uống khi còn ấm sẽ có công dụng. Lưu ý, bạn cần uống nước ấm chứ không để nguội, vì như thế sẽ không có tác dụng. Bạn cũng có thể phơi khô lá đinh lăng rồi sao vàng, hãm như nước chè uống hàng ngày.
Dùng lá đinh lăng phơi khô, lót vào gối hoặc trải xuống giường nằm, sẽ chữa được chứng mồ hôi trộm của trẻ em đấy. Bạn làm như vậy trong một khoảng thời gian ngắn, sẽ thấy có kết quả tốt.
Những người thường mắc các bệnh về tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, vân vân, thì nên sắc lá cây đinh lăng uống. Đảm bảo sau vài lần uống, các chứng bệnh trên của bạn sẽ thuyên giảm đi rất nhiều đấy.
Theo các chuyên gia, cây đinh lăng là loại cây giúp lợi tiểu rất tốt, và có công dụng điều trị bệnh thận. Những ai bị bệnh sỏi thận, thì hãy ép lá đinh lăng để uống hàng ngày, để cơ thể bài tiết tốt hơn. Lưu ý: bất cứ Thu*c gì cũng cần có thời gian mới phát huy hết tác dụng, nên bạn cần kiên trì dùng thường xuyên, để đạt hiệu quả cao nhất.
Nếu ai bị sưng đau các khớp cơ, thì lấy lá đinh lăng giã nhuyễn và đắp trực tiếp lên chỗ sưng đau. Cứ lặp lại như vậy thường xuyên, đến khi nào không còn đau nữa thì có thể ngưng dùng.
Chúng ta lấy lá đinh lăng đem phơi khô, rồi đem lót vào gối hoặc giường chỗ bé nằm, thì chứng co giật sẽ không còn nữa. Ngoài ra, lá đinh lăng còn giúp hạ sốt cho trẻ em, làm săn da và các niêm mạc của cơ thể người. Tuy nhiên, trường hợp trẻ em bị co giật hoặc sốt quá nặng, thì chúng tôi khuyến cáo rằng, các bạn nên đưa bé đến bệnh viện để điều trị, không nên để ở nhà, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
– Không được dùng rễ cây đinh lăng với liều lượng quá cao, vì như thế sẽ khiến chúng ta bị say Thu*c, làm cơ thể mệt mỏi hơn. Bên cạnh đó, trong nó còn có thành phần phá huyết, có nguy cơ làm vỡ hồng cầu, vậy nên chỉ dùng khi cần thiết với liều lượng vừa phải.
– Khi dùng cây đinh lăng, nên dùng những cây trên 3 năm, mới có công dụng hiệu quả. Đồng thời trước khi dùng phải rửa thật sạch sâu bọ, các vi khuẩn gây hại, để không ảnh hưởng đến cơ thể.
– Cây đinh lăng có tác dụng làm Thu*c là thế, nhưng trước khi sử dụng nó, bạn cần phải thận trọng, nên hỏi các chuyên gia để sử dụng đúng liều lượng, cũng như cách dùng hiệu quả nhất.
Nguồn: Internet.